Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 16, Tiết 68: Tiếng việt Ôn tập Tiếng việt

 I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Hệ thống hoá kiến thức về:

 -Cấu tạo từ( từ ghép, từ láy).

 -Từ loại (đại từ, quan hệ từ)

 -Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.

 -Từ Hán Việt.

 -Các phép tu từ.

 2. Kĩ năng

 - Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học về tiếng Việt.

 -Khả năng giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt.

 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.

 3.Tình cảm

 Giáo dục tình cảm yêu mến ngôn ngữ tiếng Việt, ý thức tự giác ôn bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 16, Tiết 68: Tiếng việt Ôn tập Tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 5/ 12/ 2010
Lớp 7a Tiết......Ngày giảng ......Sĩ sốVắng.
Bài 16 : Tiết 68 : Tiếng Việt
ôn tập tiếng Việt
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 Hệ thống hoá kiến thức về:
 -Cấu tạo từ( từ ghép, từ láy).
 -Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
 -Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 -Từ Hán Việt.
 -Các phép tu từ.
 2. Kĩ năng 
 - Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học về tiếng Việt.
 -Khả năng giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt.
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
 3.Tình cảm
 Giáo dục tình cảm yêu mến ngôn ngữ tiếng Việt, ý thức tự giác ôn bài. 
 II. Chuẩn bị
Học sinh: Ôn bài, chuẩn bị bài ở nhà
Giáo viên: Một số ví dụ về cách sử dụng từ tiếng việt, các thành ngữ.
 III. Tiến trình bài 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra trong quá trình ôn bài
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d làm bài tập 1
-H/d ôn tập các khái niệm về từ :
?Thế nào là từ phức?Lấy ví dụ?
?Chỉ ra các loại từ phức, lấy ví dụ?
?Thế nào là từ láy? lấy ví dụ?
?Chỉ ra các loại từ láy và nêu ví dụ?
-H/d vẽ sơ đồ theo mẫu( sgk)
-Ôn bài, trình bày.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Lờy ví dụ minh hoạ.
-Nhận xét.
-Vẽ sơ đồ.
*Bài tập 1.
Ôn tập về từ chia theo cấu tạo.
-Từ phức:
+Ghép: 
Đẳng lập. 
VD: Phòng ngủ, phòng ăn, xe đạp, xe ô tô 
Chính phụ.
VD: Nhà cửa, hoa quả.
+Láy:
 Toàn bộ 
VD: Xa xa, nao nao 
 Bộ phận.
VD: Long đong, lâm thâm....
 Thanh thanh, hiu hiu
HĐ2 Ôn tập về đại từ
-H/d ôn tập về đại từ:
?Thế nào là đại từ? lấy ví dụ ?
?Có những loại đại từ nào? lấy ví dụ cụ thể?
-H/d vẽ sơ đồ theo mẫu (sgk)
-Chú ý nghe, trả lời câu hỏi.
-Bổ sung ý kiến.
-Vẽ sơ đồ
*Bài tập 2.
Ôn tập về đại từ.
Đại từ :
-Đại từ để trỏ: Trỏ người, số lượng, hoật động, t/c...
-Đại từ để hỏi: Hỏi người, sự vật, số lượng....
HĐ3 H/d làm bài tập 3
-Nêu yêu cầu của bài tập 3.
-H/d làm bài.
-Chú ý, làm bài tập.
*Bài tập 3
Bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.
 Từ loại
 ý nghĩa, chức năng.
1. Quan hệ từ
-Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận câu hay giữa các câu.
2. Danh từ
-Dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng.
-Thường làm chủ ngữ, đôi khi làm vị ngữ.
3. Động từ
-Dùng để chỉ hoạt động, tính chất.
-Thường làm chủ ngữ hoặc vị ngữ.
4. Tính từ
-Dùng để chỉ tình chất, trạng thái của vật.
-Thường làm vị ngữ, đôi khi làm chủ ngữ.
HĐ4 H/d phân biệt từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
-Nêu yêu cầu bài tập, y/c h/s ôn bài và so sánh (vào vở bài tập).Lấy ví dụ minh hoạ.
-Y/c trình bày kết quả.
-Nhận xét, chữa bài
-Chú ý nghe.
-Ôn bài, làm bài tập và lấy ví dụ vào vở.
-Trình bày ý kiến.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý.
*Bài tập 4.
So sánh, chỉ ra đặc điểm của từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
-Đồng nghĩa, có nghĩa giống nhau nhưng hình thức khác nhau.
VD:Thịt chó / thịt cầy.....
-Trái nghĩa: Hai từ có nghĩa trái ngược.
VD:Xanh/ đỏ, Cao / thấp.....
-Đồng âm: Có vỏ âm thanh giống nhau, nghĩa khác xa nhau
VD:Lợi (răng lợi)/ Lợi( lợi lộc).
HĐ5 H/d làm bài tập 5+6+7 (sgk)
-Nêu nội dung bài tập, hướng dẫn ôn bài.
?Thế nào là thành ngữ? Chức vụ của thành ngữ trong câu?
-Y/c lấy ví dụ minh hoạ.
-Nêu nội dung bài tập 6, hướng dẫn làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
-Nêu y/c bài tập 7, h/d chia nhóm làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
-Ôn bài.
-Trình bày (dựa vào khái niệm đã học)
-Lấy ví dụ
-Nhận xét.
-Chú ý nghe, làm bài tập.
-Trình bày kết quả.
-Chú ý.
-Chia 4 nhóm
-Thảo luận, làm bài.
-Trình bày bài
-Chú ý
*Bài tập 5.
-Khái niệm Thành ngữ.
Ví dụ:
-Thạch Sanh là người tứ khố vô thân.(Vị ngữ)
.............
*Bài tập 6.
Các thành ngữ tương đương:
-Bách chiến bách thắng = Trăm trận trăm thắng
-Bán tín bán nghi = Nửa tin nửa ngờ.
-Kim chi ngọc diệp = Lá ngọc cành vàng.
-Khẩu phật tâm xà = Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
*Bài tập 7.
-Đồng không mông quạnh.
-Còn nước còn tát.
-Con dại cái mang.
-Nứt đố đổ vách.
 3 .Củng cố
Hệ thống hoá nội dung bài.
H/d chuẩn bị bài, làm bài tập 8, 9 ở nhà
 4 . Dặn dò
Chuẩn bị bài chương trình địa phương phần tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docTiet 68.doc
Giáo án liên quan