Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 18
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của HS cả ba phần (Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) ở học kỳ I.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng nhận diện một số dạng bài tập thực hành.
3. Thái độ
- Giáo dục HS cách vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp cũng như khi viết bài văn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: bảng phụ khái quát kiến thức.
- HS: soạn bài theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới: Nêu mục đích của việc ôn tập học kỳ I.
Tuần 18 Ngày soan: 12/12/2013 Tiết 86, 87. Ngày dạy: 16/12/2013 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của HS cả ba phần (Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) ở học kỳ I. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng nhận diện một số dạng bài tập thực hành. 3. Thái độ - Giáo dục HS cách vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp cũng như khi viết bài văn. II. CHUẨN BỊ: - GV: bảng phụ khái quát kiến thức. - HS: soạn bài theo yêu cầu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Nêu mục đích của việc ôn tập học kỳ I. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Ôn lại kiến thức phần Đọc – hiểu văn bản ? Nội dung phần đọc – hiểu VB Ngữ văn 9 gồm những phần nào. - HS nhắc lại các phần: truyện trung đại, truyện hiện đại, thơ hiện đại, văn bản nhật dụng. ? Truyện trung đại gồm những tác phẩm nào. Nêu nội dung chính và thể loại từng tác phẩm. - GV cho HS kẻ bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu: + Tên tác phẩm + Tác giả + Thể loại + Nội dung chính ? Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều và Truyện Lục Vân Tiên. - GV nhận xét, bổ sung. ? Truyện hiện đại gồm những tác phẩm nào. Nêu nội dung chính và thể loại từng tác phẩm. - GV cho HS kẻ bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu: + Tên tác phẩm + Tác giả + Thể loại + Năm sáng tác (h/ cảnh sáng tác) + Nội dung chính + Phương thức biểu đạt ? Nhân vật ông Hai có đặc điểm gì nổi bật (chỉ ra được tình yêu làng sâu sắc nâng lên thành tình yêu quê hương đất nước). ? Để xây dựng thành công nhân vật ông Hai, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì (xây dựng tình huống và miêu tả tâm lý nhân vật). ? Thơ hiện đại gồm những tác phẩm nào. - GV cho HS kẻ bảng thống kê các tác phẩm theo mẫu: + Tên tác phẩm + Tác giả + Thể loại + Nội dung và nghệ thuật chính + Phương thức biểu đạt ? Hình tượng người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí có điểm gì giống và khác nhau. ? Trong bài thơ Đồng chí và bài thơ Ánh trăng có hai hình ảnh mang tính biểu tượng, theo em đó là hình ảnh nào. - HS phát hiện hình ảnh “đầu súng trăng treo” và “ánh trăng”. ? Hãy phân tích giá trị độc đáo của hai hình ảnh trên. ? VB nhật dụng tập trung vào những chủ đề nào. - HS kể tên các VB và nêu chủ đề chính. - GV nhận xét và khái quát lại các nội dung như: vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề quyền sống của con người. - Giới thiệu một số vấn đề hiện nay đang được mọi người quan tâm: dân số, bạo lực ở phụ nữ và nạn bạo hành ở trẻ em... Hoạt động 2. Ôn tập kiến thức phần Tiếng Việt ? Chương trình Tiếng Việt gồm những nội dung nào. ? Có mấy phương châm hội thoại, nêu nội dung chính của từng phương châm. ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ ? Thuật ngữ là gì. Cho ví dụ ? Vì sao phải phát triển từ vựng? Có mấy cách phát triển từ vựng. Cho ví dụ minh họa. ? Có mấy cách trau dồi vốn từ, đó là những cách nào. ? Để phát triển làm tăng vốn từ chúng ta cần phải làm gì. - Giáo dục HS: + phải biết chú ý lắng nghe, quan sát lời ăn tiếng nói hàng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện đại chúng. + đọc sách báo. + ghi chép những từ ngữ mới, nếu khó, tra từ điển hoặc hỏi người khác. + tập sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp. - Lấy một số ví dụ minh họa cho HS. - Cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở các lớp dưới như: + từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ mượn, từ Hán Việt, các phép tu từ từ vựng, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, đồng nghĩa, nhiều nghĩa, trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình Hoạt động 3. Phần Tập làm văn ? Phần Tập làm văn tập trung vào mấy nội dung, đó là những nội dung nào. ? VB thuyết minh so với kiến thức đã học ở lớp dưới có gì nâng cao. ? Hãy kể tên một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh. ? Theo em, yếu tố miêu tả và việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh có tác dụng gì. ? Nội dung của kiểu VB tự sự có gì mới so với kiểu VB này đã học ở lớp dưới. - Nhắc lại việc sử dụng 2 ngôi kể trong VB tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba). Củng cố: Đọc thuộc lòng một đoạn thơ mà em thích nhất và cho biết nội dung, nghệ thuật chính? I. Phần Đọc – hiểu văn bản: 1. Phần Truyện trung đại: Tác phẩm Tác giả Thể loại Nội dung chính Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Truyện văn xuôi Hoàng Lê Nhất thống chí Ngô gia văn phái Tiểu thuyết Truyện Kiều Nguyễn Du Truyện thơ Nôm Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Truyện thơ Nôm 2. Truyện hiện đại: Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Nội dung chính chính Làng Kim Lân 1948 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng 1969 Cố hương Lỗ Tấn 1923 Những đứa trẻ Mác - xim Go- rơ - ki 1912-1913 3. Thơ hiện đại: Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Nội dung chính Đồng chí Chính Hữu 1948 Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật 1969 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận 1958 Bếp lửa Bằng Việt 1963 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Nguyễn Khoa Điềm 1971 Ánh trăng Nguyễn Duy 1978 4. Văn bản nhật dụng: đề cập các vấn đề như: - vấn đề chiến tranh và hòa bình. - vấn đề hội nhập và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. - vấn đề quyền sống của con người. II. Phần Tiếng Việt: 1. Các phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng - Phương châm về chất - Phương châm cách thức - Phương châm quan hệ - Phương châm lịch sự 2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 3. Thuật ngữ 4. Sự phát triển của từ vựng Phát triển nghĩa Phát triển số lượng Ẩn dụ Hoán dụ Tạo từ ngữ mới Vay mượn 5. Trau dồi vốn từ: - Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách sử dụng từ. - Rèn luyện để biết thêm từ ngữ mới, tăng vốn từ cho bản thân mình, làm phong phú vốn từ của mình. III. Phần Tập làm văn: - Kiểu VB thuyết minh: kết hợp với miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. - Kiểu VB tự sự: kết hợp với miêu tả nội tâm, với nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, về người kể chuyện trong VB tự sự. 4. Hướng dẫn tự học: - Học bài, xem lại phần Ôn tập, nắm lại các khái niệm phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, xem lại các dạng bài tập đã làm, chuẩn bị thi học kỳ I.
File đính kèm:
- Tuan 18.doc