Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 14

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức.

- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

- Vẻ đẹp hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc ttrong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kĩ năng.

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3. Thái độ.

- Giáo dục HS lòng yêu lao động và say mê công việc.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, thảo luận, suy nghĩ.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc10 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u gì ở anh khiến mọi người gần gũi, dễ mến (HS phát hiện sự cởi mở và quý trọng mọi người qua việc mời khách lên chơi, trò chuyện, tặng quà cho mọi người...).
- Chi tiết anh hái hoa tặng cô gái, chạy về trước pha trà chứng tỏ anh là người rất lịch sự, chu đáo và ân cần với khách. Chi tiết anh nhắc cô gái quên khăn và cầm đưa trả tận nơi làm cho cô gái thẹn thùng đến đỏ mặt… là một chi tiết rất tinh tế, chứng tỏ anh vô tình và chu đáo. Đây là chi tiết nghệ thuật khéo léo mà một bậc thầy như tác giả mới có thể nói lên được.
? Khi phát hiện người họa sĩ vẽ mình, thái độ của anh ra sao (từ chối, giới thiệu với họa sĩ người khác anh cho là đáng vẽ hơn). Thái độ đó nói lên điều gì.
? Qua lời kể của anh, em biết thêm về nhân vật nào khác, về thế giới những con người như anh. 
- GV: anh cán bộ vẽ bản đồ sét, ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa .
? Nói về họ, tác giả nhằm mục đích gì.
- Ca ngợi lao động, tôn vinh những con người lao động chân chính.
? Qua trên giúp em cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu các nhân vật khác 
? Ông họa sĩ hiện ra qua những nét nào?
? Khi gặp anh thanh niên, thái độ của ông ra sao.
- HS tìm trong đoạn sau khi anh thanh niên kể về công việc của mình (SGK/184).
? Tại sao ông cho rằng gặp được người thanh niên là "một cơ hội hạn hữu cho sáng tác".
-> Những vẻ đẹp mới lạ toát lên từ người thanh niên khơi dậy biết bao cảm xúc và suy nghĩ trong người hoạ sỹ già. Đây là cái nhọc tinh thần rất cần cho sáng tạo nghệ thuật.
? Qua trên có thể đánh giá họa sĩ là người như thế nào.
? Luôn bất ngờ và xúc động trước cuộc sống của anh thanh niên là ai.
? Nhận vật cô kỹ sư được giới thiệu là người như thế nào (trẻ trung, kín đáo, là một cô kỹ sư nông nghiệp mới ra trường đã tình nguyện lên vùng cao làm việc).
? Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên tuy ngắn ngủi nhưng để lại cho cô những ấn tượng gì (nhận xét suy nghĩ của cô qua việc chứng kiến cuộc sống và bản lĩnh của anh thanh niên).
? Đóng vai người dẫn truyện, đó là ai.
? Trong truyện em thấy bác lái xe là người như thế nào.
- Nhận xét cách giới thiệu về cảnh sắc, con người, đặc biệt là giới thiệu về anh thanh niên làm cho mọi người hồi hộp và nóng lòng muốn gặp.
? Ngoài các nhân vật trên, truyện còn có những nhân vật phụ nào khác (ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xi-păng, anh kĩ sư lập bản đồ sét – Là những con người sống và làm việc lặng lẽ vì mọi người dưới bầu trời Sa Pa).
? Qua trên em có nhận xét gì về vai trò của các nhân vật phụ.
? Theo em chủ đề chính của truyện trên là gì.
- GV: ca ngợi những người lao động, gợi ra vấn đề về ý nghĩa và niềm vui tự giác trong lao động.
Hoạt động 4. Hướng dẫn HS khái quát bài học 
? Đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa đã khắc họa những nhân vật nào? Qua đó tác giả muốn thể hiện điều gì.
? Truyện được viết theo phương thức nào (kết hợp giữa trữ tình, bình luận và tự sự).
? Hãy chỉ ra những chi tiết tạo nên chất trữ tình và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.
- Gợi ý HS tìm trong đoạn tả cảnh ở Sa Pa.
- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ.
? Qua các nhân vật trên, em thích nhân vật nào? Vì sao?
Hoạt động 5. Hướng dẫn củng cố
GV? Để đất nước phát triển thì yêu cầu rất nhiều người phải hi sinh thầm lặng. Em sẽ thể hiện tình cảm của mình với những người làm việc thầm lặng này? Lấy ví dụ.
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả
- Là cây bút chuyên về truyện ngắn và ký.
- Nguyễn Thành Long thường viết về đề tài lao động và cuộc sống lao động ở nhiều nơi trên mọi miền đất nước.
2. Tác phẩm.
- Đây là tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng CNXH ở miền Bắc. 
- Nhận xét và nhắc lại vài nét về hòan cảnh đất nước năm 1970 khi miền Bắc đang xây dựng CNXH.
II. Đọc và tóm tắt văn bản.
- HS tóm tắt, nhận xét.
III. Tìm hiểu chi tiết về văn bản:
*Tình huống truyện:
- Cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh núi Yên Sơn -> Tạo điều kiện cho các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên
- Kể theo ngôi thứ ba nhưng tác giả lại đặt điểm nhìn vào nhân vật ông họa sĩ già, mặc dù kp dùng ngôi thứ nhất (để hạo sĩ xung “tôi” . Cách kể và ngôi kể này có tác dụng làm cho các nhân vật hiện ra một cách chân thực, khách quan, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi để chất trữ tình nổi rõ, đào sâu suy tư nhân vật.
1. Nhân vật anh thanh niên.
a. Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây mù bao phủ → vắng vẻ, rét.
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu → đòi hỏi phải tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
→ Cuộc sống đầy gian khổ, thiếu thốn; công việc nhiều nhưng đơn điệu, dễ buồn chán.
b. Phẩm chất của anh:
- Là người yêu nghề, luôn ý thức công việc củamình.
- Luôn tìm niềm vui trong cuộc sống : Yêu sách và rất ham đọc sách.
- Biết sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Cởi mở, chân thành và hiếu khách.
- Thành thực và rất khiêm tốn.
→ Là người sống có lí tưởng cao đẹp, là một lao động trẻ làm việc trong âm thầm lặng lẽ mà vô cùng cầm thiết và có ích cho bao người. Anh là một bức chân dung với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm và cách sống.
2. Các nhân vật khác:
a. Ông họa sĩ:
- Là người say mê nghệ thuật và khát khao đi tìm cái đẹp.
- Khi gặp anh thanh niên: xúc động và bối rối.
- Muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút ký họa.
→ Là người tinh tế, giàu cảm xúc.
b. Cô kỹ sư:
- Là người trẻ trung, kín đáo.
- Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên:
+ Giúp cô hiểu thêm về cuộc sống.
+ Vững vàng, tự tin hơn trong chặng đường mà cô sắp trải qua.
c. Bác lái xe:
- Là người vui tính, sôi nổi.
-> Góp phần làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
=> Các nhân vật phụ góp phần làm cho nhân vật anh thanh niên hiện ra càng rõ nét hơn, đẹp hơn và hoàn thiện hơn.
IV. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/189
V. Củng cố
4. Hướng dẫn tự học
- Học bài, tóm tắt lại văn bản.
- Đọc các đoạn còn lại và tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích?
- Các nhân vật khác có những nét gì nổi bật?
- Qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì?
- Bài mới. Chuẩn bị viết bài số 3.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14	 Ngày soan: 13/11/2013
Tiết 68, 69. Ngày dạy: 20/11/2013
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
2. Kĩ năng. 
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày và ý thức làm bài độc lập.
3. Thái độ.
-Tự giác làm bài tự sự có sử dụng các hình thức theo yêu cầu. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: xem lại các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Tiến hành kiểm tra:
MA TRẬN
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Nội dung 1
- Văn tự sự có sử dụng miêu tả kết hợp nghị luận và hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ
1
5
50%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
5
50%
2. Nội dung 2
- Văn tự sự có sử dụng miêu tả kết hợp nghị luận và hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
- Kể về một lần em mắc lỗi với bạn bạn
1
5
50%
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
10
100
2
10
100
* Đề bài.
- Câu 1: Nhân ngày 20 tháng 11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
- Câu 2: Kể về một lần em mắc lỗi với bạn.
3. Thu bài:
- Yêu cầu HS thu bài, GV kiểm tra số lượng.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
* Đáp án:
1. Yêu cầu chung:
- HS xác định và viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Kể lại được câu chuyện về một kỷ niệm đáng nhớ xảy ra giữa em và thầy, cô giáo cũ nhân dịp 20/11. 
2. Yêu cầu cụ thể: HS cần viết được một số ý:
- Câu 1:
a. Mở bài: Giới thiệu kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
b. Thân bài: 
- Kỷ niệm ấy xảy ra khi nào, ở đâu, với thầy cô nào?
- Câu chuyện ấy diễn ra như thế nào và đáng nhớ ở chỗ nào?
* Kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để tái hiện lại những tình cảm, niềm xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của mình viết về tình thầy trò.
- Lưu ý sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm.
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, những suy nghĩ tình cảm của người viết đối với kỷ niệm ấy và đối với thầy, cô giáo cũ.
- Câu 2: 
a. Mở bàì: Kể về một lần em mắc lỗi với bạn. 
b. Thân bài:
- Em đã làm gì mắc lỗi với bạn? Vào thời gian nào?
- Chuyện diễn ra như thế nào?
* Kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để tái hiện lại những tình cảm, khi kể lại câu chuyện trót xem trộm nhật kí của bạn
c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện, suy nghĩ, tình cảm của mình về việc làm đáng chê trách đó.
* Biểu điểm:
- Điểm 9 – 10: đảm bảo yêu cầu của đề ra, viết đúng kiểu bài tự sự kết hợp yếu tố nghị luận và sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Điểm 7 – 8: viết đúng thể loại, đảm bảo nội dung, mắc từ 3 - 5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: đảm bảo đúng thể loại bài văn tự sự, mắc từ 5 - 7 lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: đạt 1/3 yêu cầu trên.
- Điểm 1 – 2: chỉ viết một vài ý sơ sài.
- Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
4. Hướng dẫn tự học:
- Soạn bài Chiếc lược ngà:
+ Đọc kỹ đoạn trích và phần chú thích SGK.
+ Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.
+ Trả lời các câu hỏi trong sách. Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan