Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 23, Tiết 94: Tiếng việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

 I. Mục tiêu bài học

 1.Kiến thức

 Thông qua bài học học sinh nắm được:

 -Khái niệm câu chủ động và câu bị động.

 -Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

 2. Kĩ năng

 Bồi dưỡng, rèn luyện khả năng nhận biết câu chủ động và câu bị động.

 3.Tình cảm

 Yêu mến thích thú với kiểu câu chủ động, bị động.

 Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

 II. Các kĩ năng sống:

 -Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn sử dụng câu đặc biệt đúng mục đích giao tiếp cụ thể.

 -Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách dùng câu đặc biệt

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 23, Tiết 94: Tiếng việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 27. 2. 2011.
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng ........Sĩ sốVắng.
Bài 23 : Tiết 94: Tiếng việt
chuyển đổi câu chủ động 
thành câu bị động
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 Thông qua bài học học sinh nắm được:
 -Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
 -Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 2. Kĩ năng 
 Bồi dưỡng, rèn luyện khả năng nhận biết câu chủ động và câu bị động.
 3.Tình cảm
 Yêu mến thích thú với kiểu câu chủ động, bị động.
 ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
 II. Các kĩ năng sống:
 -Kĩ năng ra quyết định: Lựa chọn sử dụng câu đặc biệt đúng mục đích giao tiếp cụ thể.
 -Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách dùng câu đặc biệt
 III. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7
 -Phương tiện: Phiếu học tập cá nhân.
 -Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
 Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách chuyển đổi câu tiếng Việt. 
 Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu tiếng Việt.
 Thực hành có hướng dẫn: Chuyển đổi câu theo tình huống giáo tiếp.
 Học theo nhóm: Trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu theo tình huống cụ thể
 2. Học sinh: Đọc bài, chuẩn bị ở nhà
 III. Tiến trình bài dạy 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
?Nêu công dụng của trạng ngữ? Ví dụ?
 2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H//d tìm hiểu đặc điểm câu chủ động và câu bị động
-Nêu nội dung ví dụ (sgk), Hướng dẫn làm bài.
?Xác định chủ ngữ trong ví dụ?
?Nhận xét ý nghĩa của chủ ngữ trong ví dụ?
-Chốt nội dung cần đạt.
-G/v giải thích:
(Về cấu tạo câu (a) là câu chủ động, câu (b) là câu bị động tương ứng)
?Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
-Chốt nội dung cần đạt, y/c đọc ghi nhớ
-Chú ý nghe.
-Xác định thành phần câu.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Trao đổi nhanh, trình bày nhận xét.
-Chú ý
-Chú ý nghe.
-Trả lời, bổ sung ý kiến.
-Đọc ghi nhớ
I.Câu chủ động và câu bị động.
*Ví dụ.
a.Mọi người yêu mến em.
b.Em được mọi người yêu mến.
*Nhận xét.
VD1: Chủ ngữ 
(a)Mọi người= chủ ngữ= chủ thể= chủ đề
(b)Em= chủ ngữ= khách thể=chủ đề.
VD2: Chủ ngữ (a) Người thực hiện hoạt động hướng đến người khác. (chủ thể hoạt động)
 (b)Chủ ngũ (b) người được hoạt động hướng tới.( đối tượng của hoạt động)
->(a)Câu chủ động
 (b)Câu bị động.
*Ghi nhớ (sgk. 57)
HĐ2 H/d tìm hiểu mục đích việc chuyển câu chủ động thành câu bị động.
-Nêu nội dung ví dụ, hướng dẫn tìm hiểu.
-H/d chia nhóm, phát phiếu học tập:
?Em chọn câu (a) hay(b) điền vào chỗ trống (vd)?
?Vì sao em lựa chọn như vậy?
-Chốt nội dung cần đạt:
Nó giúp thay đổi cách diễn đạt, tránh lặp mô hình câu.
? Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
-Chốt nội dung cần nhớ, y/c đọc ghi nhớ.
-Chú ý nghe.
-Chia 4 nhóm.
-Trao đổi, thảo luận.
-Trình bày kết quả.
-Nhận xét, bổ sung ý kiến.
-Chú ý.
-Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Đọc ghi nhớ.
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
*Ví dụ (sgk. 57)
*Nhận xét.
VD1: Chọn câu (b)
VD2: Vì nó tạo liên kết câu:
....em tôi là chi đoọi trưởng. Em được mọi người yêu mến.....
*Ghi nhớ (sgk. 58)
HĐ3 H/d làm bài tập.
-Nêu nội dung bài tập, hướng dẫn chia nhóm, làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
Người đầu tiên.....= người đưa về....= liền được tôn làm.....
Người đầu tiên= Thế lữ= Tác giả mấy tập thơ....là những từ đồng nghĩa có điều kiện. Chúng được dùng làm phương tiện liên kết câu.
-Chú ý nghe.
-Chia 4 nhóm, trao đổi,
làm bài tập
-Trình bày kết quả.
-Nhận xét, đánh giá.
-Chú ý.
III. Luyện tập.
-Các câu bị động:
+Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
+Tác giả mấy vần thơ liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
-Tác dụng:
Tránh lặp từ, tạo tính liên kết
 3.Củng cố
Hệ thống hoá nội dung bài, hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà.
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài: Bài viết văn số 5.
1. Em chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ trống trong ví dụ?
2. Vì sao em chọn như vậy?

File đính kèm:

  • docTiet 94.doc
Giáo án liên quan