Đề thi olympic lớp 7 năm học 2013 – 2014 môn thi Ngữ văn

Câu 1 (4 điểm)

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết(.). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, d¬ưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại nh¬ư thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya th¬ưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố ph¬ường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đ¬ường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là c¬ường điệu, xin th¬ưa:

“Yêu nhau yêu cả đ¬ường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3739 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 7 năm học 2013 – 2014 môn thi Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
THANH OAI 
Trường THCS Tân Ước NĂM HỌC 2013 – 2014
 Môn thi : Ngữ văn
 Thời gian làm bài : 120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề)
 Ngày thi :............................
Câu 1 (4 điểm)
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết(...). Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
 (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương – Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2 (6 điểm):
 Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau : 
Hộp kem
Chị ơi, xin lỗi, chị có thể đổi lại cho em hộp kem loại năm nghìn được không ạ?
Cô chủ quán lộ rõ vẻ khó chịu khi đang định đặt hộp kem mười nghìn xuống cho vị khách nhỏ.
Như không hề để ý ánh mắt xem thường của cô gái, chỉ sau một loáng, cậu bé đã ăn hết hộp kem. Tiến đến quầy trả tiền với tờ mười nghìn duy nhất trên tay, cậu bé nói nhỏ với cô gái :
 - Chị vui lòng gửi phần tiền còn lại cho bác có đứa con nhỏ đang đứng trước quán giúp em nhé!
 Cậu bé quay lưng, cô gái chợt lặng người nhìn ra cửa nơi người đàn ông mù cầm cây đàn đang đứng cạnh đứa con gái bé nhỏ mà ít phút trước đó đã bị cô mời ra khỏi quán.
( Hạt giống tâm hồn)
Câu 3 ( 10 điểm):
 Có ý kiến nhận xét rằng : 
	“ Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
	Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------------------Hết-------------------------
( Giáo viên không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 
Trường THCS Tân Ước NĂM HỌC 2013 – 2014
 Môn thi : Ngữ văn
 Thời gian làm bài : 120 phút
 Ngày thi :............................
Câu 1 (4 điểm)
 Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương. ( 0.5 điểm).
 - Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi : Yêu thiên nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phuờng náo động, dập dìu, yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời. ( 1 điểm).
 Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài Gòn . ( 1 điểm).
 - Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết tha. (1 điểm).
 - Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hơng, đất nước. ( 0.5 điểm).
Câu 2 (6 điểm). Hộp kem :
* Yêu cầu về kĩ năng : ( 1 điểm).
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lý.
- Hệ thống ý ( luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung : ( 5 điểm).
- Câu chuyện khuyên mọi người cần có thái độ ứng xử nhã nhặn với mọi người xung quanh. ( 1 điểm).
- Giáo dục lòng yêu thương con người biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn ( hình ảnh cha con người đàn ông mù). ( 1 điểm).
- Câu chuyện còn nhắc nhở những người chưa biết quan tâm tới người khác cần suy xét lại hành vi của mình ( cái lặng người của cô chủ quán). ( 1 điểm).
- Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp ( cử chỉ nhỏ mà ý nghĩa lớn). ( 1 điểm).
- Rút ra bài học cho bản thân mình ( liên hệ thực tế bản thân mình). ( 1 điểm).
Câu 3 (10 điểm). 	
1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức : ( 1 điểm).
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian ( tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung : ( 9 điểm).
a. Mở bài : 
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề tài, đánh giá khái quát vấn đề.
b. Thân bài : 
* Thơ ca dân gian là gì? ( Thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao...; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; “ Ca dao là thơ của vạn nhà” – Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ).
* Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động ( lập luận) : thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ...của người lao động.
* Thơ ca dân gian “ thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”.
- Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên ( dẫn chứng).
- Tình cảm cộng đồng ( dẫn chứng : “ Dù ai đi...mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương ...một giàn; Nhiễu điều phủ lấy...nhau cùng; Máu chảy ruột mềm; Môi hở răng lạnh...”).
- Tình cảm gia đình :
+ Tình cảm con cháu đối với tổ tiên, ông bà ( dẫn chứng : Con người có tổ...có nguồn; Ngó lên nuột hạt...bấy nhiêu;...).
+ Tình cảm của con cái đối với cha mẹ ( dẫn chứng : Công cha như...là đạo con; Ơn cha...cưu mang; Chiều chiều ra đứng...chín chiều; Mẹ già như...đường mía lau...).
+ Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt ( dẫn chứng : Anh em như chân...đỡ đần; Anh thuận em hòa là nhà có phúc; Chị ngã em nâng...).
+ Tình cảm vợ chồng ( dẫn chứng : Rau tôm...khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua...càng hơn vua; Thuận vợ thuận...cạn...).
- Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương ( dẫn chứng : Bạn về có nhớ...nhớ trời; Cái cò cái vạc...giăng ca...).
- Tình thầy trò ( dẫn chứng : Muốn sang thì bắc...lấy thầy...).
- Tình yêu đôi lứa ( dẫn chứng : Qua đình...bấy nhiêu; Yêu nhau cởi...gió bay; Gần nhà mà...làm cầu; Ước gì sông...sang chơi...).
c. Kết bài : 
- Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
-------------------------Hết-------------------------

File đính kèm:

  • docngu van 7(1).doc
Giáo án liên quan