Giáo án Ngữ văn 7

A. Mục tiêu cần đạt :

 - Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liên, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .

B .Chuẩn bị:

 - Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường .

C. Tiến trình bài dạy :

 Bài cũ: Ở lớp 6 các em đã được học những văn bản nhật dụng nào?

( Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, .)

Bài mới :

Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao ? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy ? Bài Cổng trường mở ra sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.

 

doc298 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................----------------------------------
Tuần 16 
ÔN tập biện pháp tu từ Điệp ngữ, Chơi chữ
Ngày duyệt: / 12 / 2010 Ngày soạn: 2/ 12/ 2010
 Ngày dạy: 11 / 12 / 2010 
I-Mục tiêu bài học: 
Giúp HS: 
Củng cố và ôn tập hệ thống hóa kiến thức cơ bản về điệp ngữ và chơi chữ 
Rèn kĩ năng phân tích giá trị của hai biện pháp tu từ này 
Biết vận dụng vào quá trình tạo lập văn bản 
II. Chuẩn bị: 
Một số ví dụ về chơi chữ, điệp ngữ 
III-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Thế nào là điệp ngữ ? cho ví dụ ? 
Có mấy dạng điệp ngữ ? 
Thế nào là chơi chữ? Ví dụ? 
Có mấy lối chơi chữ ?
+ Dùng từ đồng âm 
+ Dùng lối trại âm ( gần âm ) 
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng cách điệp âm 
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa 
I. Điệp ngữ : 
1. Thế nào là điệp ngữ
Là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật những từ ngữ ( hoặc một câu) nhằm nhấn mạnh nội dung ý nghĩa và tăng cường nhạc tính tăng sức biểu cảm.
áo em thoang thoảng hương cau
áo em say đắm một màu trầm hương
áo em ngày nhớ đêm thương
áo em chín nắng mười sương anh chờ
2. Các dạng điệp ngữ: 
+ Điệp nối tiếp 
+ Điệp cách quãng
+ Điệp vòng tròn
II. Chơi chữ: 
1. Thế nào chơi chữ ? 
Là sự lợi dụng đặc sắc về ngữ âm để tạo săc thái dí dỏm, hài hước.... làm câu văn hấp dẫn thú vị 
ví dụ:
Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
2. Các lối chơi chữ 
5 lối chơi chữ
III. Luyện tập: 
1. Chỉ ra cái hay của phép chơi chữ sau: 
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là Chàng !
ễnh ương đánh lệnh đã vang
Tiền đâu mà trả cho làng Ngóe ơi !
Chữ "Chàng ơi " là tiếng khóc của cô Chẫu đối với chàng Cóc, những ở đây còn nói tới con Chẫu chàng trong bộ năm con vật: Cóc, nhái, ễnh ương, chẫu chàng, ngóe...
Tác giả đã dùng cách chơi chữ: Đồng âm và gần nghĩa ( Mỗi câu thơ nhắc đến một con vật có họ hnàg với nhau ) 
2. Viết đoạn văn ngắn có sd điệp ngữ: 
Ví dụ: Buổi sáng nắng dịu, gió hiu hiu khẽ lay động những bông hoa mới nở. Những giọt sương sớm còn đọng lại trên lá cây, ngon cỏ. Lối rẽ vào vườn được nội trồng hai hàng hoa tươi như hân hoan chào đón em. Hoa phủ tràn ngập , hoa muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như một đám lửa rực sáng trong không gian .
 Điệp từ "hoa"
IV Hướng dẫn về nhà 
Ôn lại hai bp tu từ trên 
 Chuẩn bị : Sài Gòn tôi yêu 
* Tự nhận xét, đánh giá: 
............................................................................................................................ 
Tuần 17 - Tiết 64
HDĐT: Sài Gòn tôi yêu
 Ngày soạn: 9 / 12/ 2010 
 Ngày dạy: 14 / 12 / 2010 
Ngày duyệt: / 12 / 2010 
I -Mức độ cần đạt: 
-Cảm nhận được nét đẹp riêng của SG với TN, khí hậu nhiệt đới và nhất là phong cách con người SG.
-Nắm được biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua n hiểu biết cụ thể, nhiều mặt của tác giả về SG.
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
Kiến thức: Những nét đẹp riêng của SG: Thiên nhiên, khí hậu, cảnh
quan và p/c con người. Nghệ thuật b/ cnoongf nhiệt, chân thành của tác giả.
 2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sd các yếu tố miêu tả, b/c. Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể. 
III- Chuẩn bị: 
-Đồ dùng:Tranh ảnh về Sài Gòn 
IV -Tiến trình tổ chức dạy - học: 
Kiểm tra: 
Cảm nhận của em về mùa xuân qua văn bản "Mùa xuân của tôi "
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Y/ C HS đọc chú thích * SGK 
G.thiệu 1 vài nét về tác giả M.Hương.
-Nhớ SG, tập I: viết về những nét đẹp riêng đầy ấn tượng của SG trên nhiều p.diện: TN, khí hậu-thời tiết và cuộc sống s.hoạt của người SG. Nhân dịp KN 300 năm SG, tác giả cho ra tiếp tập II, lần này tác giả chú ý đến sự hình thành các cộng đồng dân cư, các xóm nghề, vườn xưa, những bến, những chợ “đặc chủng”.
-HDĐ: giọng hồ hởi, phấn khởi, vui tươi, sôi động, chú ý các từ ngữ đ.phg.
-Giải nghĩa từ khó.
-Bài văn được viết theo thể loại nào 
-Dựa vào mạch cảm xúc hãy tìm bố cục của bài văn ?
-Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này ? (Bố cục khá mạch lạc theo cảm xúc của người viết trước những mặt khác nhau của thành phố SG).
-Hs đọc 1 của phần 1. ND của đoạn này là gì ?
Tác giả đánh giá chung về SG như thế nào ?
-ĐV đã cho ta thấy được tình cảm gì của tác giả đối với SG ?
-Thời tiết của SG được miêu tả qua những chi tiết nào ? Nhận xét về cảm nhận của tác giả? 
-Cuộc sống của SG được ghi lại qua những câu văn nào ? em có cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây? 
-Đv đã cho ta thấy được tình cảm gì của tác giả đối với SG ?
-Cư dân SG có đ2 gì ? Đ2 đó được thể hiện thông qua hình ảnh nào ? 
-Phong cách bản địa của ng SG được k.q qua n chi tiết nào ? 
-Những lời nói nào trong văn bản biểu hiện trực tiếp t.yêu của tác giả đối với SG ?
-Bài văn đã đem lại cho em n hiểu biết mới nào về c.s và con ng SG ? Do đâu mà b.văn có sức truyền cảm ? 
-HS đọc ghi nhớ.
-Em hãy tìm n bài viết về vẻ đẹp và đặc sắc của q.hg em ?
I-Tìm hiểu chung:
1-Tác giả: 
-Quê Quảng Nam đã vào sinh sống ở SG trước 1945.
-Thường viết các thể loại: bút kí, tuỳ bút, tạp văn, phóng sự với những nhận xét tinh tế, dí dỏm và sâu sắc.
2-Tác phẩm: 
Bài tuỳ bút rút từ bài bút kí Nhớ... SG, tập I 
*Bố cục: 3 phần
 ->họ hàng: Những ấn tượng chung về SG.
 ->hơn năm triệu: Đặc điểm cư dân và phong cách người SG.
-Còn lại: K.đ t.yêu của tác giả đối với SG.
II- Phân tích
1-Những ấn tượng chung về SG:
* Thành phố 300 năm vẫn trẻ:
- SG cứ trẻ hoài như 1 cây tơ đang độ nõn nà...
=> tình cảm nồng nhiệt của tác giả đối với SG.
* Thời tiết và nhịp sống của SG:
+ Thời tiết riêng biệt: 
-Sớm: nắng ngọt ngào
-Chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ
-Trời đang ui2 buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
=> Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi nhanh chóng của th.tiết.
-Không khí và nhịp điệu sống đa dạng: Khuya vắng lặng, giờ cao điểm: xe cộ dập dìu, sáng: tĩnh lặng, thanh sạch 
-> Khẩn trương, ồn ào, sôi động
 => T.yêu chân thành da diết của tác giả đối với SG. Một sự cảm nhận tinh nhạy và chính xác
2-Đặc điểm cư dân và phong cách người SG:
- SG là nơi hội tụ người bốn phương
-Cởi mở, mến khách, dễ hoà hợp.
-Trung thực, ngay thẳng và tốt bụng.
-Nét đẹp riêng: Nét đẹp trang phục, nét đẹp dáng vẻ, nét đẹp xã giao.
-Vẻ đẹp chung: Giản dị, khỏe mạnh,lễ độ, tự tin.
-Bảo vệ chim, bảo vệ TN- môi trường, 
3-Tình yêu với SG:
-yêu SG da diết - > tình yêu bền chặt, dai dẳng thường trực 
=>Yêu quí SG đến độ hết lòng, muốn được đóng góp sức m cho SG và mong mọi ng hãy đến, hãy yêu SG.
*Ghi nhớ: sgk (173 ).
IV-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc ghi nhớ, làm bài 2 (luyện tập)
Chuẩn bị: Luyện tập sử dụng từ 
* Tự nhận xét, đánh giá: 
............................................................................................................................ -----------------------------------
Tuần 17 - Tiết 65
Luyện tập sử dụng từ
 Ngày soạn: 9 / 12/ 2010
 Ngày dạy: 14 / 12 / 2010 
Ngày duyệt: / 12 / 2010
I-Mức độ cần đạt: 
- Tự nhận ra được những nhược điểm của bản thân trong việc sd từ. Nhận biết và sửa chữa lỗi về sd từ. Có ý thức sd từ đúng chuẩn mực. 
II- Trọng tâm kiến thức kĩ năng: 
1. Kiến thức: KT về âm, chính tả, np, ý nghãi của từ. Chuẩn mực sd từ...
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 Tránh thái độ cẩu thả khi nói viết.
III-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: Bảng phụ 
IV-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
Kiểm tra: 
Khi sd từ cần phải chú ý những gì ? 
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Đọc các bài TLV của em từ đầu năm đến nay. Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về c.tả, về nghĩa, về t.chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm ) và nêu cách sửa chữa ?
-Chúng ta cần căn cứ vào đâu để tìm ra n từ dùng sai ? (Căn cứ vào k.thức về chuẩn mực sd từ để tìm các từ đã dùng sai).
-Gv hướng dẫn hs: Tập hợp các từ dùng sai theo từng loại.
-Hs tìm và sửa lỗi.
-Đọc bài TLV của bạn cùng lớp; nhận xét về các trường hợp dùng từ không đúng nghĩa, không đúng t.chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảmảm và không hợp với tình huống giao tiếp trong bài làm của bạn ?
-Cách làm như bài tập 1.
-Thảo luận với bạn về việc chỉ ra lỗi dùng từ và việc sửa lỗi.
-Viết đv từ 8->10 câu (chủ đề tự chọn).
-Hs đọc đv – Các bạn nhận xét về cách sử dụng từ và sửa lại các lỗi sai sót.
I-Thực hành luyện tập:
1-Bài 1 (179 ):
a-Sử dụng từ không đúng âm, đúng c.tả:
-Da đình em có rất nhiều người: Ông bà, cha mẹ, anh chị em và cả cô gì, chú bác nữa.
-> gia đình, cô dì.
b-Dùng từ không đúng nghĩa:
-Trường của em ngày càng trong sáng.
-> khang trang.
c-Sử dụng từ không đúng t.chất ngữ pháp của câu:
-Nói năng của bạn thật là khó hiểu.
->Cách nói năng của bạn thật là khó hiểu. (Bạn nói năng thật khó hiểu.)
d-Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không hợp phong cách:
-Bọn giặc đã hi sinh rất nhiều.->bỏ mạng.
e-Không lạm dụng từ đ.phg, từ HV:
-Bạn ni, bạn đi mô ? -> này, đâu.
-Bác nông dân cùng phu nhân đi thăm đồng. ->Bác nông dân cùng vợ đi...
2-Bài 2 :HS làm - nhận xét, sửa chữa
Sửa lại các lỗi chính tả cho đúng 
Từ dùng sai
Cách sửa
Bộ quần áo tâm thời 
Xe mi li 
Mặt xông, giữ dìn 
Mùi hương nồng nực 
Sông bắt nguồn từ biển 
Tao mời mày xơi cơm 
Bộ quần áo tân thời 
Xe mi ni 
Mặt sông, giữ gìn 
Mùi hương nồng nồng, thoang thoảng 
Sông bắt nguồn từ núi cao 
Mày ăn cơm với tao 
IV-Hướng dẫn học bài: Xem lại bài ôn tập phần tiếng Việt.
* Tự nhận xét, đánh giá: ....................................................................................
Tuần 17 - Tiết 66
Ôn tập tác phẩm trữ tình
 Ngày soạn: 8/ 12/ 2010
 Ngày dạy: 16/ 12 / 2010
Ngày duyệt: / 12 / 2010
I-Mức độ cần đạt:
Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình đã học, từ đó hiểu sâu hơn về giá trị nội và nghệ thuật của chúng. 
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
-Hs bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đ.điểm NT phổ biến của TP trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm c

File đính kèm:

  • docgiao an van 7.doc
Giáo án liên quan