Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3
A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã học. Nắm vững đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt
Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình.
Thự hành các BT
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ văn bản, làm BT trước khi đến lớp, học thuộc các ghi nhớ
- Theo bậc ( trên dưới) : bác cháu, chị em, anh em, dì cháu, cha con, mẹ con,… Bài tập 3 (tr.14) - Cách chế biến : Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng,… - Chất liệu làm bánh : Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem - Tính chất của bánh : Bánh dẻo, bánh phồng,.. - Hình dáng bánh : bánh gói, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cuốn,… Bài tập 4 : (tr.15) - Miêu tả tiếng khóc của con người. - Những từ láy khác có cùng tác dụng : Nức nở, sụt sùi, rưng rức, Bài tập 5: (tr.15) a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hô, ha hả, hềnh hệch, b) Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu, c) Tả dáng điệu : lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, Phần 2: HS làm bài tập trắc nghiệm Bài 1 Phần 3:Tập làm văn: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trước, lúc đất nước ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chưa có con người đông đúc như bây giờ. Trên trời, dưới nước, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom. Là con trai của thần Long Nữ, vị thần được thần trời giao cho cai quản vùng sông nước Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Được cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện được rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thường hay xin phép Đức Long Vương lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó như đang sống dưới thủy cung. Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phương Bắc. Bỗng ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bước đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp người, đem lòng yêu thương rồi thề ước nguyện cùng chung sống trọn đời. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ. Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nay mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: - Ta và vàng tuy sống chưa lâu nhưng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu được. Nay vì đại nghiệp và vì sự mưu sinh của trăm con, ta sẽ đưa 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phương hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tương trợ. Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết. Ta đưa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cư lập nghiệp. Âu Cơ đưa các con lên núi cao, lập con trưởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nước hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi. Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhưng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nước ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhưng đều là anh em ruột thịt một nhà. 4. Củng cố Nhắc lại các kiến thức về văn bản 5.Hướng dẫn: Học bài Làm các bài tập vào vở Xem trước phần TLV đã học. TUẦN 4 Ngày soạn: 13/9 Ngày dạy: 18/9 VĂN BẢN THÁNH GIÓNG TỪ MƯỢN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản Thánh Gióng. Nắm vững bộ phận quan trọng nguồn gốc từ Tiếng Việt, Khắc sâu kĩ năng văn tự sự Rèn kĩ năng clàm bài TLV tự sự B. CHUẨN BỊ -G/v: Đáp án và những tình huống -H/s đọc kĩ văn bản, làm BT trước khi đến lớp, học thuộc các ghi nhớ C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng? Xét về nguồn gốc Tiếng Việt chia làm mấy bộ phận? Từ mượn nguồn gốc chủ yếu ở đâu? Nêu cách viết từ mượn Nguyên tắc khi mượn từ là gì ? Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự là gì Vai trò người kể và người nghe trong văn tự sự? Phương thức tự sự là gì? Đặc điểm phương thức tự sự? Em hãy tóm tắt truyện Thánh Gióng? Ta có thể đảo trật tự các sự việc không? Củng cố kiến thức Truyện Thánh Gióng * Bố cục - Đoạn 1 : Từ đầu đến “ năm đấy” - Đoạn 2 : tiếp theo đến “ cứu nước” - Đoạn 3 : phần còn lại Ý nghĩa của hình tượng Gióng: Gióng là hình tượng tiểu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong Văn học dân gian nói riêng, VHVN nói chung, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước, sức mạnh của tổ tiên thần thánh. ( sự ra đời thần kỳ ) sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hoá, kỹ thuật . Vào thời Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. Vào thời vua Hùng, ( chiến tranh tự vệ) cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược để bảo vệ cộng đồng. 2.Từ thuần Việt và từ mượn - trượng : Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước Trung Quốc (3,33m) ở đây hiểu là rất cao. - tráng sĩ : người có sức lực khoẻ mạnh, chí khĩ mạnh mẽ, hay làm việc lớn. ( tráng : khoẻ mạnh, to lớn,…; sĩ : trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung ) * Nguồn gốc : Từ Trung Quốc - tiếng Hán. 2) Xét các từ sau: Sứ giả, ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, Xô Viết, giang san, in-tơ-nét. Từ mượn tiếng Hán : Sứ giả, giang sơn, gan. Từ mượn phương Tây (ngôn ngữ Ấn  u): ra-đi-ô, in-tơ-net. Từ có nguồn gốc Ấn Âu đã được Việt hóa : Tivi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm,… Cách viết: + Từ mượn được Việt hoá cao : viết như tiếng Việt + Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: dùng dấu gạch ngang để nối : Ra-đi-ô, Bôn-sê- -vich, * Nguyên tắc từ mượn: - Mượn từ : Làm giàu ngôn ngữ dân tộc. - Tiêu cực : Lạm dụng sẽ làm ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp. 3. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự a) Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự - Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường kể về một chuyện nào đó cho người khác nghe và thường được nghe người khác kể cho nghe về chuyện nào đó. - Trong hoạt động kể, người kể thông báo, giải thích, làm cho người nghe nắm được nội dung mình kể; người nghe chú ý, tìm hiểu nội dung mà người kể muốn thông báo, nắm bắt thông tin mà người kể truyền đạt. - Những câu chuyện chỉ có ý nghĩa khi chúng đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người nghe về một chủ đề nào đó. b) Những biểu hiện cụ thể của phương thức tự sự trên văn bản tự sự - Nhờ phương thức tự sự, người kể (bằng miệng hay viết) làm cho người nghe (hay đọc) nắm được nội dung câu chuyện như: truyện kể về ai, ở thời nào, sự việc chính là gì, diễn biến của sự việc ra sao, kết thúc thế nào, chuyện đem lại ý nghĩa gì,...? - Phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc theo một trình tự nhất định, có trước có sau, có mở đầu, tiếp diễn và kết thúc. VD: Truyện kể về anh hùng Gióng, ở thời Hùng Vương thứ sáu; sự việc chính là Gióng đánh giặc cứu nước, câu chuyện Gióng đánh giặc cho thấy tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân ta. Tóm tắt truyện Thánh Gióng (1). Đời Hùng Vương thứ sáu có hai vợ chồng nghèo hiếm muộn (2). Bà mẹ ướm vết chân có mang sinh ra Gióng; (3). Giặc đến Gióng xin đi đánh giặc (4). Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc; (5). Thánh Gióng đánh thắng trở về trời; (7). Vua phong danh hiệu và lập đền thờ; (8). Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng. Mỗi sự việc có một ý nghĩa riêng tạo thành ý nghĩa của toàn bộ truyện. Trật tự từ (1) cho đến (8) là thứ tự diễn biến các sự việc không thể đảo lộn. Bài tập bổ sung Phần 1: BT SGK C©u 4: (Trang 23 SGK). TruyÖn Th¸nh Giãng liªn quan ®Õn sù thËt lÞch sö nµo? + Vµo thêi ®¹i Hïng V¬ng chiÕn tranh tù vÖ ngµy cµng trë nªn ¸c liÖt ®ßi hái ph¶i huy ®éng søc m¹nh cña c¶ céng ®ång + Sè lîng vµ kiÓu lo¹i vò khÝ cña ngêi ViÖt cæ t¨ng lªn tõ giai ®o¹n Phïng Nguyªn ®Õn giai ®o¹n §«ng S¬n. + Vµo thêi Hïng V¬ng, c d©n ViÖt cæ tuy nhá nhng ®· kiªn quyÕt chèng l¹i mäi ®¹o qu©n x©m lîc lín m¹nh ®Ó b¶o vÖ céng ®ång Bµi 1: (trang 24) * Chi tiÕt : ®¸nh giÆc xong Giãng cÊt bá ¸o gi¸p s¾t bay vÒ trêi - ý chÝ phôc vô v« t kh«ng ®ßi hái c«ng anh - Giãng vÒ trêi - vÒ câi v« biªn bÊt tö. Giãng ho¸ vµo non níc ®Êt trêi V¨n Lang sèng m·i trong lßng nh©n d©n * Chi tiÕt tiÕng nãi ®Çu tiªn + Ca ngîi ý thøc ®¸nh giÆc cøu níc b) H×nh tîng Giãng, ý thøc víi ®Êt níc ®îc ®Æt lªn hµng ®Çu + ý thøc ®¸nh giÆc cøu níc t¹o cho ngêi anh hïng nh÷ng kh¶ n¨ng hµnh ®éng kh¸c thêng + Giãng lµ h×nh ¶nh cña nh©n dan lóc b×nh thêng th× ©m thÇm lÆng lÏ (3 n¨m ch¼ng nãi cêi) khi ®Êt níc l©m nguy th× s½n sµng cøu níc ®Çu tiªn. * Giãng ®ßi ngùa s¾t, roi s¾t, gi¸p s¾t, nhæ tre ®¸nh giÆc - Muèn cã nh÷ng vò khÝ tèt nhÊt cña thêi ®¹i ®Ó diªu diÖt - §Ó ®¸nh th¾ng giÆc chóng ta ph¶i chuÈn bÞ tõ lương thùc vò khÝ l¹i ®a c¶ nh÷ng thµnh tùu v¨n ho¸ kü thuËt (ngùa s¾t, roi s¾t, gi¸p s¾t) vµo cuéc chiÕn ®Êu - Giãng ®¸nh giÆc kh«ng chØ b»ng vò khÝ mµ b»ng c¶ c©y cá (hiÖn ®¹i + th« s¬) cña ®Êt níc (lêi kªu gäi : Ai cã s
File đính kèm:
- Giao an day them NV 6 tuan 34.doc