Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện
- Xác định ý nghĩa của truyện
- Kể lại được truyện
3. Thái độ:
thần? GV: Nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh tài của ST và TT? GV: Vua Hùng đã đưa ra giải pháp nào để chọn rể? Em có suy nghĩ gì về cách đòi sính lễ của Vua Hùng ? GV: Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn Tinh? GV: Sự thiên vị ấy phản ánh thái độ, tình cảm của người Việt thời kì Văn Lang đối với vác hiện tượng và thế lực tự nhiên: Núi rừng đã cung cấp thức ăn, vật dụng hàng ngày cho người Việt, giúp họ thoát chết khi lũ lụt lên cao GV: Cuộc tranh tài diễn ra như thế nào? GV: Kết quả cuối cùng vua Hùng đã chọn ai ? GV: Qua cuộc chiến đấu dữ dội đó em yêu quí vị thần nào? Vì sao ? GV: Sơn Tinh – Thủy Tinh có phải là nhân vật có thật trong cuộc sống không? Nhân dân tưởng tượng ra để nhằm mục đích gì? GV: Sự việc ST chiến thắng TT đã thể hiện ước mơ gì của người Việt Nam? GV: Em nào có thể nêu những nét nghệ thuật nổi bật của truyện? - Hs: Trả lời. GV: Nêu ý nghĩa của truyện ? ( Thảo luận 4 phút) GV liên hệ nạn lũ lụt, thiên tai, hạn hán xảy ra hàng năm và hậu quả của nó Cho hs đọc yêu cầu bài tập 2 ? GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGk Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Chú ý về tài năng, việc làm của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh để tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Chuẩn bị bài: Sự tích Hồ Gươm Kể tóm tắt truyện. Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm Thần ? Việc cho mượn như thế có ý nghĩa gì ? I. GIỚI THIỆU CHUNG - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa. - Truyện thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc, hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a, Chủ đề: Giải thích hiện tượng thiên nhiên. b, Bố cục: 3 phần c, Phân tích c.1 Vua Hùng kén rễ: (Giới thiệu nhân vật và sự việc) - Vua Hùng thứ 18 có người con gái xinh đẹp, muốn kén chồng cho con. - Hai thần đến cầu hôn: + Sơn Tinh là thần Núi,có tài bốc đồi, dời núi. + Thuỷ Tinh là thần Nước, có tài hô mưa, gọi gió. à Hai thần đều có tài cao, phép lạ, vua Hùng không biết chọn ai. - Vua ra điều kiện sính lễ: Voi, gà, ngựa,… à Đồ sính lễ có ở vùng núi, rất thuận tiện cho Sơn Tinh c.2 Diễn biến cuộc tranh tài. - Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi. - Thuỷ Tinh đến sau, nổi giận, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương. - Hai bên đánh nhau hàng tháng trời. - Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng còn Thuỷ Tinh kiệt sức, rút quân về. à Vua Hùng đã sáng suốt khi chọn Sơn Tinh làm con rễ vì chàng biết bảo vệ cuộc sống, hạnh phúc của muôn loài. 3. Tổng kết: a, Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. - Tình huống truyện hấp dẫn, cách kể chuyện lôi cuốn. * Ý nghĩa văn bản: - Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt hàng năm ở vùng Bắc bộ. - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt Cổ. 4. Luyện tập - Tìm hiểu về nạn phá, đốt rừng - Liệt kê hiện tượng thiên tai, lũ lụt trong những năm gần đây. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện. - Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần. - Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh. * Bài mới: Soạn bài Sự tích Hồ Gươm E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần 3 Ngày soạn: 31/08/2014 Tiết PPCT 9 Ngày dạy: 03/09/2014 Tiếng việt: NGHĨA CỦA TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu thế nào là nghĩa của từ - Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản - Biết cách dùng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa các lỗi dùng từ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức: - Khái niệm nghĩa của từ - Cách giải thích nghĩa của từ 2. Kĩ năng - Giải thích nghĩa của từ - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ 3. Thái độ - Yêu mến, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn – Quy nạp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Lớp 6A4, Vắng……………………………….. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ! 3. Bài mới: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần có nhu cầu trao đổi tâm tư, tình cảm của mình. Để người khác không hiểu sai điều mình muốn nói, muốn thể hiện, ta phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể và phải dùng từ đúng. Muốn dùng từ đúng thì đòi hỏi ta phải hiểu nghĩa của từ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG GV gọi hs đọc phần chú thích trong SGK GV: Mỗi chú thích trên gồm có mấy bộ phận? GV: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới ? GV: Vậy theo em nghĩa của từ là gì? GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ Cho hs đọc lại ví dụ! GV: Trong mỗi chú thích nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ? GV: Theo em làm cách nào để hiểu đúng nghĩa của từ ? GV: Vậy em hãy cho biết giải thích nghĩa của từ có mấy cách? Là những cách nào? GV: Chúng ta cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng * Lưu ý : Để dùng từ đúng, Phai nắm vững nghĩa của từ - Muốn hiểu nghĩa của từ, Phải đọc , học - Không hiểu từ ,Tra từ điển - Không nắm chắc từ, không sử dụng vội - GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ Hầu hết nghĩa của từ là nội dung của những từ mượn.( Từ Hán Việt) Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 1: Gv gọi Hs đọc một số chú thích Bài 2: Hs đọc yêu cầu, làm việc nhóm . Bài 4: Gv gợi ý cho Hs:Chọn cách sau đó giải thích a, Nêu khái niệm b, nêu khái niệm c, dùng từ đồng nghĩa Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đặt câu với từ: Tinh vi-tinh tế, chiêm nghiệm-chiêm ngưỡng, cách ly-cách khoảng… - Bài 3: đọc kĩ phần giải nghĩa của từ và chọn từ đã cho điền vào cho thích hơp.Có thể sử dụng từ điển để tra. - Bài mới: Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. Đọc và trả lời câu hỏi mục I,II. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Nghĩa của từ là gì ? Ví dụ: - Giáo viên: Người làm nghề dạy học. - Bà nội : Người sinh ra bố của mình. - Lẫm liệt: Hùng dũng, oai nghiêm. - Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin - Can đảm: Gan dạ, dũng cảm, không nhút nhát ND Hình thức(nghĩa của từ) à Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị Ghi nhớ 1 : Sgk 2. Cách giải thích nghĩa của từ . Ví dụ: Từ Nghĩa của từ Cách giải thích Giáo viên Người làm nghề dạy học. Trình bày khái niệm Lẫm liệt Nao núng Hùng dũng, oai nghiêm Lung lay không vững lòng tin ở mình Đưa ra từ đồng nghĩa Cao thượng Chăm chỉ Không ti tiện, hèn mọn,không đê hèn, Không lười biếng,.. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích * Có 2 cách giải thích nghĩa của từ: + Dùng khái niệm + Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa… Ghi nhớ 2 : Sgk II. LUYỆN TẬP Bài 1: Đọc chú thích Bài 2:Điền các từ vào chỗ trống cho phù hợp - Học tập; - Học lỏm. - Học hỏi - Học hành. Bài 4: Giải thích nghĩa các từ a. Giếng : Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước. b.Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp. c.Hèn nhát: Thiếu can đảm. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC * Bài cũ: - Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp. - Học thuộc lòng ghi nhớ. Làm bài tập 3. * Bài mới:Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa. E. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Tuần 3 Ngày soạn: 03/09/2014 Tiết PPCT 11-12 Ngày dạy: 06/09/2014 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự - Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1. Kiến thức: - Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự - Y nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2. Kĩ năng: - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể 3. Thái độ: - Có thái độ yêu, ghét đối với từng nhân vật và các sự việc trong tác phẩm C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Quy nạp – Tích hợp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: Lớp 6A2, Vắng……………………………….. Lớp 6A3;, Vắng……………………………….. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là VB tự sự? 3. Bài mới: Trong văn tự sự bao giờ cũng có việc, có người. Đó là sự việc và nhân vật – 2 yếu tố cốt lõi của tác phẩm tự sự. Vậy vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào? Làm thế nào để nhận ra? Làm thế nào để xây dựng nó cho sinh động, hợp lí thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BI DẠY Hoạt động 1: TÌM HIỂU CHUNG GV: Em hãy liệt kê các sự việc theo trật tự liên tục của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ? GV: Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc? GV: Có thể bỏ bớt sự việc nào không? Tại sao? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? GV: Có thể đảo lộn thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không?Có thể thay đổi kết quả Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? ( Không thể vì khó hiểu, nếu Thủy Tinh thắng thì loài người sẽ diệt vong,) GV: Xác định các yếu tố trong câu chuyện ST-TT? ( ai làm,ở đâu,lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả) GV: Vậy 6 yếu tố bắt buộc phải có trong văn tự sự là gì? GV: Từ đó, em hãy nêu đặc điểm của sự việc trong văn tự sự. HẾT TIẾT 1 CHUYỂN TIẾT 2 GV: Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy chỉ ra các chi tiết chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh và vua Hùng. GV: Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh và cho biết: à Ai là nhân vật chính và có vai trò quan trọng nhất? à Ai là nhân vật phụ? Có cần thiết không? Có thể bỏ được không? GV: Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? GV: Từ đó, em hãy nêu đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự. GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP Bài 1:Gv cho HS xem lại bảng đã lập. - Hs: xác định nhân vật chính phụ, ý nghĩa có mặt của từng nhân vật. -HS: tắt truyện ST
File đính kèm:
- van 6 tuan 3.doc