Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung chính và đặc điểm nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong văn bản thuộc thể loại truyền thuyết đề tài giữ nước.

 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

II. Chuẩn bị

 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.

 2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.

III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học

 

doc14 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức: 6A3……………………………………………………..
	 6A4……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ 
	- Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
	- Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
	- Phương pháp: Thuyết trình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn
	- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là từ thuần Việt, từ mượn.
	- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
	- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- HS đọc bài tập/ sgk 24
* Dựa vào chú thích bài Thánh Gióng hãy giải thích từ "trượng, tráng sĩ" ?
- Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (tức 3,33m) ở đây hiểu là “rất cao” 
- Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. ("Tráng”: Khoẻ mạnh, to lớn, cường tráng; "Sĩ": Người trí thức thời xưa thường được tôn trọng: thi sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ,... )
* Theo em từ Trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu?
* Em có thể xác định những từ HV trong BT sau:
Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỷ hai mươi
- Bài 3: em thấy những từ nào được mượn từ tiếng Hán, những từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
* Em thấy cách viết của các từ mượn như thhế nào?
- Những từ mượn quen thuộc (Việt hoá hoàn toàn) thì viết như từ thuần Việt. Những từ mượn chưa thật quen, dùng gạch nối các tiếng với nhau 
* Qua tìm hiểu bài tập, em hãy cho biết thế nào là từ mượn? Nêu cách viết từ mượn?
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
I. Từ thuần Việt và từ mượn
1. Bài tập/sgk 24
1/24: Các từ: trượng; tráng sĩ
2/24: Những từ Trượng, tráng sĩ có nguồn gốc tiếng Hán à từ mượn.
3/24
- Từ mượn Tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, buồm, gan, điện
- Từ mượn tiếng Pháp, Anh, Nga,...
Xà phòng, mít tinh, ti vi, in-tơ-net, ra-đi-ô, xô viết, ga, bơm...
2. Ghi nhớ/sgk 25
Hoạt động 3:Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ.
	- Mục tiêu: HS hiểu được nguyên tắc mượn từ và sử dụng từ mượn theo nguyên tắc đó.
	- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
	- Kĩ thuật: Tư duy động não.
- Hs đọc bài tập.
* Em hiểu ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
 Mượn từ có mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc. Mượn từ có ý nghĩa tiêu cực làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp và nếu tuỳ tiện sẽ gây sự khó hiểu.
* Từ ý kiến của chủ tịch HCM, em hiểu gì về nguyên tắc mượn từ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ/sgk 25
II. Nguyên tắc mượn từ
1. Bài tập/sgk 25
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
- Giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Không mượn từ tùy tiện
2. Ghi nhớ/sgk 25
Hoạt động 4: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
* Xác định nghĩa cùa từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
Giáo viên lưu ý học sinh: các từ Hán Việt đều là từ ghép nhưng trong mỗi từ ghép đó, đơn vị cấu tạo nên không gọi là từ đơn như từ Tiếng Việt mà gọi là yếu tố Hán Việt vì các yếu tố đó không dùng độc lập để tạo câu được. Ví dụ: Không thể nói: Hôm nay tôi đi khán phim.
III. Luyện tập
Bài tập 1/26
a. Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
b. Gia nhân à Hán Việt
c. Pốp, In-tơ-nét à Anh
Bài tập 2/ 26
a) - khán giả: khán: xem, giả: người
 - độc giả: độc: đọc, giả: người
b) - yếu điểm: yếu: quan trọng, điểm: điểm
 - yếu lược: lược: tóm tắt
 - yếu nhân: nhân: người
Bài tập 4/ 26
Dùng các từ mượn: phôn, phan, nốc ao trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo. Ưu điểm là ngắn gọn, nhược điểm là thiếu trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức.
4. Củng cố
	- Đọc thêm: Bác Hồ nói về việc dùng từ mượn.
	- Khái niệm từ thuần Việt và từ mượn.
	- Nguyên tắc mượn từ.
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. Hoàn thiện bài tập sgk.
	- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn từ sự.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày soạn: 12 / 8 / 2014
Ngày giảng 6A3………………………
6A4………………………
Tiết 7 - Bài 2
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được đặc điểm của văn tự sự.
	2. Kĩ năng: Nhận biết được văn bản tự sự. Sử dụng được 1 số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
	3. Thái độ: Ý thức viết văn đúng thể loại.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
	2. Trò: Đọc và soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức: 6A3……………………………………………………..
	 6A4……………………………………………………...
	2. Kiểm tra bài cũ
* Em hiểu giao tiếp là gì? văn bản là gì?
* Có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
	- Phương pháp: Thuyết trình.
	Khi còn nhỏ chưa đến trường, và cả ở bậc tiểu học, học sinh trong thực tế đã giao tiếp bằng tự sự. Các em nghe bà, mẹ kể chuyện, các em kể cho cha mẹ và cho bạn bè những câu chuyện mà các em quan tâm thích thú. Vậy, thế nào là văn tự sự, vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống giao tiếp. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của văn tự sự.
	- Mục tiêu: Hs nắm được ý nghĩa, đặc điểm chung của văn tự sự.
	- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.
	- Kĩ thuật: Tư duy động não.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- Gọi hs đọc bài tập /sgk27
a. Gặp trường hợp như thế, theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì? 
- Người nghe muốn tìm hiểu muốn được biết về người, vật, việc....
- Người kể muốn thông báo, cho biết, 
b. Trong những trường hợp trên câu chuyện phải có ý nghĩa nào đó? VD: Nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế ? Vì sao?
- Câu chuyện kể phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: phải kể về những cử chỉ, lời nói, hành động tốt, có ý nghĩa của Lan; thái độ của mọi người xung quanh Lan. Đó là những biểu hiện của một người bạn tốt -> Tìm hiểu con người 
* Truyện Thánh Gióng mà các em đã được học có phải là một văn bản tự sự không?
Văn bản Thánh Gióng: văn bản tự sự.
* Văn bản tự sự Thánh Gióng cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai? Ở thời nào? Làm việc gì? Diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào?)
- Kể về: Thánh Gióng, thời vua Hùng Vương thứ 6.
1. Sự ra đời của Thánh Gióng.
2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc...
5. Thánh Gióng đánh tan giặc.
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay lên trời.
7. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
* Truyện Thánh Gióng ca ngợi điều gì? (Ý nghĩa)
- Ý nghĩa: Ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng. Thể hiện chủ đề đánh giặc cứu nước của người Việt cổ.
* Vì sao nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc.
+ Mang sức mạnh của cộng đồng.
+ Là biểu tượng của lòng yêu nước.
* Em có nhận xét gì về cách trình bày các sự việc trong truyện?
* Từ ví dụ trên, em hãy nêu đặc điểm của phương thức tự sự?
Lưu ý: Chuỗi sự việc trong văn bản là việc sắp xếp các sự việc: Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo nên một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Các sự việc được trình bày theo thứ tự, diễn biến. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ/sgk 28
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
1. Bài tập/sgk 27
- Giúp người kể thông báo, giải thích sự việc, con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ, …
- Trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia -> Kết thúc -> Thể hiện ý nghĩa -> Tự sự.
2. Ghi nhớ /sgk 28
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản
- Phương pháp: Thực hành
- Kĩ thuật: Động não
- Gọi hs đọc bài tập.
* Cho biết yêu cầu của bài tập ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày bài tập.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập.
- GV kết luận - cho điểm khuyến khích.
Bài tập 2/29. 
- Đó là bài thơ tự sự vì tuy diễn đạt dưới hình thức thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu, có đuôi, có nhân vật, có chi tiết, diễn biễn sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy của chính mình. 
(Chuỗi sự việc: Bé Mây và Mèo con rủ nhau bẫy chuột, nhưng Mèo con tham ăn nên đã tự mắc bẫy của mình).
+ Bé Mây rủ Mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái nạm sắt.
+ Cả bé và Mèo con đều nghĩ bọn chuột vì tham ăn mà mắc bẫy.
+ Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột sập bẫy chí cha, chí choé.
+ Sáng, chẳng thấy chuột, chẳng thấy cá, chỉ thấy ở giữa lồng Mèo đang cuộn tròn ngáy khì khò và chắc Mèo ta đang mơ.
II. Luyện tập
* Bài tập 1/ 28
- Phương thức tự sự trong truyện: Kể lại một câu chuyện theo trình tự thời gian gồm các sự việc sau:
4. Củng cố 
* Bài tập 3/29.
	- Hai văn bản ở bài tập 3 là văn bản tự sự:
	+ Kể chuyện.
	+ Kể sự việc.
	- Văn bản 1: là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3-4-2002 diễn ra như thế nào.
	- Văn bản 2: Kể về sự kiện lịch sử người Âu Lạc đánh tan quan Tần xâm lược ra sao-> Tự sự.
* Bài tập 5/29.
	 Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của bạn Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người “chăm học, học giỏi lại thường giúp đỡ bạn bè”.
	* Văn tự sự là gì? Nêu đặc điểm của văn tự sự 
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. BTVN 4/29
	- Chuẩn bị bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày soạn: 13 / 8 / 2014
Ngày giảng 6A3………………………
6A4………………………
Tiết 8 - Bài 3
Văn bản	SƠN TINH, THUỶ TINH
( Truyền thuyết)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết ( Nhân

File đính kèm:

  • docNgu van 6 tuan 2.doc
Giáo án liên quan