Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS :

- Hiểu được định nghiã sơ lược về truyền thuyết

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện

- Chỉ ra và hiểu đưọc ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện diễn cảm.

3. Thái độ:

-Tự hào về nguồn gốc tổ tiên cuả dân tộc. Giáo dục lòng kính yêu ông bà, tổ tiên.

II. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: SGK, SGV; Tranh phong cảnh đền Hùng

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra: Vở soạn của HS (3)

2. Bài mới: GV giới thiệu bài (1)

 

doc15 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh: Đất nước thái bình, vua đã già.
- ý định: Chọn người nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng
- Hình thức: Thi tài
2. Lang Liêu
- Là người thiệt thòi nhất
- Chăm chỉ, gần gũi dân
- Hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần
-> Được nối ngôi
3. ý nghĩa của truyện
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
- ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy: 
+ Đề cao nghề nông
+ Đề cao sự thờ kính trời đất, tổ tiên
+ Giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc )
Bài tập 2
4. Củng cố: ( )
- Kể diễn cảm truyện bánh chưng, bánh giầy
5. Hướng dẫn học ở nhà ( )
- Kể diễn cảm truyện, làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài: Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt
Ngày.tháng 9 năm 2007
Tiết: 3
Từ và cấu tạo của từ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:Giúp HS:
- Hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt cụ thể là:
 + Khái niệm về từ
 + Đơn vị cấu tạo từ (tiếng)
 + Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
2. Kĩ năng: Sử dụng từ trong nói và viết
3. Thái độ: Yêu tiếng mẹ đẻ
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV 
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ dạy
2. Bài mới: Giới thiệu bài ( )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Lập d/s từ và tiếng trong câu( )
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Chia hai nhóm: Trình bày phiếu học tập
+ Nhóm 1: Lập danh sách từ
+ Nhóm 2: Lập danh sách tiếng
- Đại diện nhóm trình bày -> HS quan sát nhận xét
HĐ2: Phân tích đặc điểm cấu tạo của từ ( )
- Tiếng được dùng để làm gì?
- Từ được dùng để làm gì?
- Khi nào một tiếng được coi là một từ?
- Vậy từ là gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ3: Phân loại từ ( )
- Từ Tiếng Việt được phân làm mấy loại?
- HS thảo luận: Điền các từ trong câu vào bảng phân loại
- Đại diện nhóm trình bày
- GV treo bảng phụ kết quả đúng
HĐ4: Phân tích đặc điểm của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ ( )
- Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì khác nhau?
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là gì?
GV: hệ thống hóa kiến thức
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc thuộc ngay tại lớp
HĐ5: Luyện tập ( )
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Gọi HS lên trả lời
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Thảo luận -> Trình bày
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 5
I. Từ là gì?
- Tiếng dùng để cấu tạo từ
- Từ dùng để tạo câu
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ
* Ghi nhớ: SGK
II. Từ đơn và từ phức
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T.14)
a. Từ ghép: nguồn gốc, con cháu
b. Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: Cội nguồn, nòi giống, gốc gác
c. cha mẹ, cô bác
Bài tập 2 (T.14)
- Anh chị, chú dì, cậu mợ, ông bà
- cha anh, bác cháu, chị em
Bài tập 3 (T.14)
- Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng
- Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh khúc
- Tính chất của bánh: bánh dẻo
- Hình dáng của bánh: bánh gối
Bài tập 5 (T.15)
a. ha hả, khúc khích, sằng sặc
b. khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ
c. lừ đừ, lả lướt
4. Củng cố: ( )
- từ là gì? Cấu tạo của từ tiếng Việt
- Phân loại từ đơn/ từ phức, từ ghép/ từ láy
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( )
- Làm bài tập 4 (SGK), bài tập 2 (VBT)
- Chuẩn bị bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biể đạt
Tiết: 4
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản mà HS biết
- Hình thành sơ bộ về các khái niệm: Văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đật
2. Kĩ năng: Nhận biết các phương thức biểu đạt
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp
II.Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới: GV giới thiệu bài (1)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu về văn bản và mục đích giao tiếp ( )
- Trong đ/s, khi có một tư tưởng, t/cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay cho ai biết, thì em làm thế nào?
( nói, viết )
- GV: Nói có thể bằng một tiếng, một câu hay nhiều câu
- Khi muốn biểu đạt tư tưởng,t/cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn thì em phải làm như thế nào?
(Nói có đầu có cuối, có lí lẽ -> Tạo lập văn bản)
- HS đọc câu ca dao
- Câu ca dao được sáng tác để làm gì?
(Khuyên nhủ)
- Câu c/dao muốn nói tới v/đề gì?
(Giữ chí cho bền: chí hướng, hoài bão, lí tưởng)
- Câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào?
( Câu 1: nêu chủ đề của văn bản; câu 2: giải thích thêm chủ đề)
- Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? (rồi)
- Vậy câu ca dao ấy đã được coi là một văn bản chưa?
- Vậy một văn bản cần đảm bảo yêu cầu gì?
(mạch lạc, có chủ đề và phương tbhức liên kết)
- Lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong lễ k/giảng năm học mới có phải là một văn bản không?Vì sao?
( Là VB vì chuỗi lời có chủ đề, có hình thức liên kết)
- Bức thư em viết cho mọi người có phải là một VB không?
- Những bài thơ, truyện, đơn xin học có phải là một văn bản không?
- Qua tìm hiểu, em hiểu văn bản là gì?
HĐ2: Tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của VB ( )
- HS quan sát bảng SGK
- Căn cứ để xác định kiểu VB là gì?
(Mục đích giao tiếp)
- Có mấy kiểu VB? Có những phương thức biểu đạt nào?
( Có 6 kiểu VB ứng với 6 phương thức biểu đạt và 6 mục đích giao tiếp khác nhau. Tùy theo mục đích giao tiếp cụ thể mà người ta sử dụng kiểu VB với các mục đích giao tiếp khác phù hợp)
- Em hãy nêu ví dụ về mỗi phương thức biểu đạt.
- GV nêu các tình huống trong bài tập , yêu cầu HS chọn p/t biểu đạt phù hợp
( Đơn, trần thuật, m/tả, t/ minh, b/cảm, nghị luận)
- HS đọc ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập ( )
- HS đọc bài tập 1
- GV chia HS làm 5 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm xác định p/thức biểu đạt ở một đoạn
- Đại diện trình bày
- HS đọc bài tập 2
- Gọi HS trả lời cá nhân
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
- Nói, viết để biểu đạt tưởng tình cảm, nguyện vọng
- Muốn biểu đạt tư tưởng t/cảm trọn vẹn => Tạo lập vă bản
- Câu ca dao là một văn bản
- Lời phát biểu là văn bản nói
- Bức thư là văn bản viết
- Đơn xin học, thơ, truyên, thiếp mời -> là văn bản
* Ghi nhớ: SGK
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
- Có 6 kiểu văn bản với các phương thức biểu đạt tương ứng
* Ghi nhớ:SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1
a. Tự sự (kể chuyện)
b. Miêu tả
c. Ngfhị luận
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh
Bài tập 2
- Con Rồng cháu Tiên: Tự sự
- Vì: Có nhân vật, sự việc.Kể lời nói, hành động của họ theo diễn biến nhất định.
3. Củng cố: (3)
- Văn bản là gì?
- Các phương thức biểu đạt
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2)
- Học nắm chắc nội dung bài
- Tìm ví dụ cho mỗi kiểu văn bản
- Soạn bài Thánh Gióng.
Tuần 2
Tiết: 5
Thánh gióng
(truyền thuyết)
I. mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: giúp HS:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét tiêu biểu của truyện
- Kể lại được truyện Thánh Gióng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm
3. Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra: ( )
Kể lại truyện Bánh chưng, bánh giầy và nêu ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng bánh giầy
2. Bài mới: GV giới thiệu bài ( )
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung
HĐ: Đọc, hiểu chú thích ( )
- Gv hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc -> nhận xét
- Lưu ý HS một số chú thích :1,4,5,6.10,12,14,16,17
HĐ2: Tìm hiểu văn bản ( )
- HS thảo luận: Truyện chia làm mấy đoạn nhỏ? Nội dung chính của mỗi đoạn?
( 4 đoạn: Sự ra đời của Gióng. Gióng gặp sứ giả, cả làng góp gạo nuôi Gióng. Gióng cùng nhân dan đánh giặc. Gióng bay về trời)
- Truyện có những nhân vật nào?
( n/v có tên riêng? n/v không có tên riêng, n/v tập thể? Con vật)
- Ai là n/v chính?
- GV: n/v Thánh Gióng được x/d bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa
- Em hãy tìm và liệt kê các chi tiết ấy?
- HS thảo luận: Nêu ý nghĩa của các chi tiết: 
+ Tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc
+ Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, óa giáp sắt
+ Bà con góp gạo nuôi Gióng
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ
+ Gióng nhổ tre đánh giặc 
+ Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt bay về trời
-> Đại diện nhóm trình bày=> GV bổ sung
- GV liên hệ lời kêu gọi toàn quốc k/c của HCM “ Ai có súng dùng súng”
- Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
- HS quan sát tranh Thánh Gióng đánh giặc -> GV miêu tả
- Theo em truyền thuyết Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
- Những dấu tích l/s nào sót lại đến ngày nay chứng tỏ đây không phải là 100% truyền thuyết?
- GV khái quát nội dung bài -> HS đọc ghi nhớ
HĐ3: Luyện tập ( )
- Hình ảnh nào của Thánh Gióng đẹp nhất trong tâm trí em?
- Vì sao hội thi ở các trường PT lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
 (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Thánh Gióng
* Nguồn gốc
- Mẹ giẫm vết chân to -> Thụ thai
- Mang thai 12 tháng
- Ba tuổi chưa biết nói cười
=> Nguồn gốc kì lạ 
* ý nghĩa của các chi tiết kì lạ
- Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc -> ý thức đánh giặc cứu nước được đặt lên hàng đầu
- Đòi ngựa sắt, roi sắt-> Chuẩn bị về vũ khí, đưa thành tựu k/ thuật vào chiến đấu 
- Bà con góp gạo nuôi Gióng -> Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng đánh thắng giặc
- Gióng vươn vai thành tráng sĩ -> Sức sống mãnh liệt, diệu kì của dân tộc
- Gióng nhổ tre đánh giặc -> Đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cỏ cây nước mình
- Đánh giặc xong về trời -> Không đòi hỏi công danh
2. ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
- Là biểu tượng rực rỡ của hình tượng người anh hùng cứu nước
- Gióng mang trong mình sức mạnh của cả dân tộc
- Sức mạnh quật khởi của dân tộc
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
3. Củng cố: ( )
- ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng?
4. Hướng dẫn học ở nhà ( )
- Học bài, hiểu rõ nội dung của truyện.
- Chuẩn bị bài: Từ mượn
Tiết: 6
Từ mượn
I. Mụ

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc