Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết

- Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại truyền thuyết

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu

- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính của truyện

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện

3. Thái độ:

- Yêu dân tộc, có ý thức bảo vệ đất nước

C. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, thảo luận nhóm

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ 
+ Lạc Long Quân 
- Con thần Long Nữ, mình rồng, ở dưới nước 
- Sức khỏe vô địch, diệt trừ các yêu quái
- Dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
àTài giỏi, thương dân
+Âu Cơ :
- Họ thần nông, xinh đẹp ở núi cao 
( chi tiết kì ảo, dòng dõi thần thánh )
à Nguồn gốc thiêng liêng cao quý .
b. Gia đình Lạc Long Quân và Au Cơ 
- Họ lấy nhau.
- Sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra 100 con trai 
- Họ chia tay nhau 
- 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi .
à Cai quản, xây dựng mở mang mọi miền đất nước
c. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
- Con trưởng lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang 
- Người Việt Nam là con cháu vua Hùng, tự xưng là “Con Rồng Cháu Tiên” 
à Tự hào về nguồn gốc, dòng giống .
3. Tổng kết: Ghi nhớ( Sgk / 8)
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
1. Bài cũ:
- Trong truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” chỗ nào là chỗ cốt lõi lịch sử ?
- Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của nó 
2. Bài mới:
- Sọan “ Bánh Chưng, Bánh Giầy”
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Tuần 1 	Ngày soạn: 15/ 08/ 2014
Tiết 2	Ngày dạy: 20/8/2014
 	- Truyền thuyết -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh chưng, bánh giầy”
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn 
Đầu
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyện truyền thuyết thời kì Hùng Vương
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa của người Việt
	2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện
3. Thái độ:
- Yêu quý các món ăn dân tộc, yêu và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
C. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4
Lớp 6A5
Vắng:…………
Phép……………………Không………….
Vắng:…………
Phép………………………Không………… 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là truyện truyền thuyết ?
 	- Hãy cho biết nguồn gốc của người Việt?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Trong bài thơ Đất nước nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết những dòng thơ với niềm tự hào thiêng liêng, tôn kính về tổ tiên của dân tộc: “Thời gian đằng đẵng / Không gian mênh mông / Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ / Đất là nơi Chim về / Nước là nơi Rồng ở / Lạc Long Quân và Âu Cơ / Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”. Nhưng dòng giống Rồng Tiên ra sao? Nguồn gốc đẹp đẽ của dân tộc như thế nào? Truyện Con Rồng, cháu Tiên – truyện mở đầu những truyền thuyết về thời các vua Hùng sẽ cho ta biết điều đó
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Gv đọc mẫu – hs đọc lại theo các đoạn của truyện ? Đặt tiêu đề cho các đoạn?
- Mời hs giải nghĩa các từ ở phần chú thích?
(?) Vua Hùng chọn người noi ngôi trong hoàn cảnh nào? Nhà vua chọn người nối ngôi với ý định ra sao và bằng hình thức nào 
(?) Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào? 
(?) Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
(?) Tại sao thần chỉ mách bảo mà không chỉ dẫn cụ thể hoặc làm giúp Lang Liêu?
(?) Em có thể lí giải vì sao nhà vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu? 
à HSTL nhóm trong 4 phút
(?) Vì sao Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vua? Qua đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta? 
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế mà sâu xa. Lại hợp ý vua, chứng tỏ tài đức, xứng đáng nối chí vua
(?) Em hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
- GV khái quát và cho HS rút rag hi nhớ
I .GIỚI THIỆU CHUNG
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản 
 a. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoan cảnh: đất nước thái bình, dân ấm no
-Ý của vua : “Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”
à Ý vua khó đoán
 b. Cuộc thi tài
- Lang Liêu được thần mách bảo: “không có gì quý bằng hạt gạo… Hãy lấy gạo làm bánh…”
à Đề cao nghề nông
- Bánh hình tròn tượng trưng cho trời: Bánh giầy
- Bánh hình vuông tượng trưng cho đất: Bánh chưng
à Đề cao tín ngưỡng thờ trời đất, tổ tiên
èLang Liêu làm vừa ý vua cha " nối ngôi vua
3. Tổng kết: Ghi nhớ (sgk /11 ) 
4. LUYỆN TẬP
Số 1/12
- Đề cao nghề nông
- Đề cao sự thờ kính trời, đất, tổ tiên
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
1. Bài cũ:
- Kể truyện diễn cảm 
- Học thuộc ghi nhớ sgk 12
2. Bài mới: 
- Soạn “Từ và Cấu Tạo của Từ Tiếng Việt” 
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
Tuần 1	Ngày soạn: 16/ 08/ 2014
Tiết 3 	Ngày dạy: 20/8/2014
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm chắc định nghĩa từ và cấu tạo của từ
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức:
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức
- Đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt
2. Kĩ năng:
- Nhận diện, phân biệt được:
+ Từ và tiếng
+ Từ đơn và từ phức
+ Từ ghép và từ láy
- Phân tích cấu tạo của từ
3. Thái độ:
- Yêu tiếng Việt 
C. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4
Lớp 6A5
Vắng:…………
Phép…………………. Không………… 
Vắng:…………
Phép………………Không……………
2. Kiểm tra bài cũ : - Không
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Ở đầu học kỳ I năm lớp 5, trong phần từ ngữ, các em đã được hình thành những kiến thức sơ lược, cơ bản về từ cũng như cấu tạo của từ. Để các em có thể hiểu rộng, hiểu sâu hơn nữa cũng như giúp các em củng cố, thực hành vốn kiến thức của mình về từ và cấu tạo từ trong những trường hợp cụ thể, hôm nay, thầy trò ta lại tìm hiểu thêm về từ và cấu tạo từ Tiếng Việt một lần nữa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 (?) Em hãy đọc vd và cho biết trong vd có bao nhiêu tiếng? Có bao nhiêu từ ?
- Tiếng là đơn vị phát âm cơ bản. Bản thân tiếng không có nghĩa. àTiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
(?) Qua tìm hiểu ví dụ có mấy loại từ ? Đó là những loại từ nào cho ví dụ ?
(?) Thế nào là từ đơn ? Từ phức ?
(?) Từ láy và từ ghép có cấu tạo giống nhau và khác nhau ntn ? cho ví dụ ?
 à Thảo luận trong 5 phút
- Giống nhau : Trong mỗi từ đều có ý nhất một tiếng có nghĩa .
- Khác nhau : Từ ghép được tạo bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau
Cho hs đọc to, rõ ghi nhớ sgk.
Cho hs đọc câu văn .
(?) Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ gì ?
(?)Tìm từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc ?
 (?) Tìm từ ghép chỉ quan hệ gia đình 
(?) Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc 
(?) Em hãy điền từ thích hợp ?
(?) Giải nghiã từ láy in đậm ?
(?) Thi tìm nhanh các từ láy ?
- GV hướng dẫn HS làm các BT trong SGK
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Từ là gì?
a.Ví dụ :sgk/13
 - Thần/dạy/dân/cách/trồng trot/chăn nuôi/và/cách/ănở 
- Câu trên có 12 tiếng, 9 từ
Tiếng
Từ
Thần/dạy/dân/cách/trồng/ trọt/chăn/ nuôi/và/cách/ăn/ở
Thần/dạy/dân/cách/trồng trọt/chăn nuôi/và/cách/ănở
- Tiếng dùng để tạo nên từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo nên câu
b. Ghi nhớ 1 : sgk / 13
2. Từ đơn và từ phức
Ví dụ:
 - Có hai loại từ : Từ đơn và từ phức 
a.Lập bảng phân loại .
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn 
Từ,đấy,nước,ta,chăm,nghề,và,có,tục,ngày,tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Bánh chưng, bánh giầy 
Từ láy
Trồng trọt
 b. Cấu tạo của từ ghép và từ láy
 - Từ đơn : Chỉ có 1 tiếng có nghĩa (vd : mưa , gió)
 - Từ phức : Có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa tạo thành 
- Từ phức gồm có từ ghép và từ láy .
 - Từ láy: Tạo ra bằng cách có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng với nhau .
 Ghi nhớ : sgk /14
II. LUYỆN TẬP .
Số 4/14
 - Từ láy thút thít miêu tả tiếng khóc của người à nức nở, sụt sịt, rưng rức, tỉ tê ……
Số 5/14
a/ Tả tiếng cười: Khanh khách, sằng sặc, hô hố, ha hả ….
b/ Tả tiếng nói: Khàn khàn, thỏ thẻ, léo nhéo, lanh lảnh, ồm ồm 
c/ Tả dáng điệu: Lả lướt, thướt tha, khệ nệ, nghênh ngang, ngông nghênh . 
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 
1. Bài cũ:
- Cho hs nhắc lại 2 ghi nhớ – cho ví dụ.
- Học bài kĩ , cho ví dụ
2. Bài mới
- Soạn “Giao tiếp , văn bản phương thức biểu đạt” 
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1	Ngày soạn: 17/ 08/ 2014
Tiết 4 	Ngày dạy: 21/8/2014	
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ : giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
	- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản
	- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh hành chính, công vụ
	2. Kĩ năng
	- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt hợp với mục đích giao tiếp
	- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể.
	3. Thái độ
 - Sử dụng ngôn từ lễ phép với mọi người
C. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4
Lớp 6A5
Vắng:…………
Phép………………….Không phép……………
Vắng:…………
Phép…………………Không phép……………
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Phân biệt tiếng và từ cho ví dụ ? 
- Phân biệt từ đơn và từ phức ? Nêu các loại từ phức cho ví dụ ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Trong đời sống của con người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có một hoạt động không thể thiếu mà luôn luôn diễn ra. Bởi nếu không có hoạt động này, cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng tẻ nhạt, cô đơn và xã hội sẽ không thể nào phát triển. Đó là hoạt động giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì? Có vai trò như thế nào và thực hiện giao tiếp bằng cách nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
(?) Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạ

File đính kèm:

  • docVAN 6TUAN 2.doc
Giáo án liên quan