Giáo án: Ngữ Văn 6 (Năm học: 2013 – 2014) Trường THCS Tân Hưng Đông

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

- Kể được truyện.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, bức tranh về LLQ và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển và tranh, ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.

- Học sinh: SGK và tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” là một truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên là gì? Để thể hiện rõ nội dung, ý nghĩa ấy, truỵên đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta, qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi ấy.

 

doc153 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án: Ngữ Văn 6 (Năm học: 2013 – 2014) Trường THCS Tân Hưng Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 làm sao đẻ. 
- Em bé nhận ra đây là mẹo của nhà vua và có cách đối phó thật thú vị để nhà vua tự đưa mình vào bẫy. 
? So với câu đố 2, câu đố 3, có lời giải hay ở chổ nào?
- Câu đố được đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và trả lời ngay. Em bé đã tạo tình huống đối lại với tình huống. Muốn xẻ thịt chim phải có dao rèn bằng kim mới thực hiện được.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối.
?Câu đố lần thứ 4 này khó hay dễ, nó có ý nghĩa gì?
- Có ý nghĩa về chính trị, nếu giải được thì tự hào, không giải được thì xấu hổ, nhục nhã, sĩ diện quốc gia bị tổn thương.
? em bé đã giải đố bằng cách nào?
- Vừa chơi vừa đọc, vừa hát bài đồng dao, viên quan chỉ làm theo lời hát ấy đã thực hiện được việc sâu sợi chỉ qua vỏ con ốc vặn.
? Hãy nhận xét mức độ của những lần thử thách (Câu đố) ?
- Mỗi lần thử thách, lần sau thường khó hơn trước.
GV phân tích, giảng:
+ Người đố: lần đầu và viên quan – Nhà vua – Sứ thần nước ngoài. 
+ Tính chất oái oăm của câu đố mỗi lúc một tăng lên.
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
* Hoạt động 4: Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 5: GV hướng dẫn phần luyện tập.
Đọc chú thích
Đọc văn bản, tìm bố cục
Trình bày ý kiến 
Thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Cá nhân nhận xét
- Học sinh liệt kê tất cả các tình huống như SGK đã nêu.
- Trả lời câu hỏi.
-Trình bày ý kiến.
- Trả lời câu hỏi.
Trả lời câu hỏi
Đọc đoạn cuối
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên trình bày. 
Nêu suy nghĩ 
- Cá nhân tự phát biểu.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1/ Nhân vật:
- Em bé thông minh.
2/ Diễn biến: 
Những lần giải đố
a) Lần 1: 
Giải câu đố của viên quan 
Câu đố: “Trâu … đường”
Giải đố: đố lại viên quan “Ngựa … bước”
Lấy cái không xác định đối lại cái không xác định.
b) Lần 2: 
- Thử thách của nhà vua đối với dân làng:
“Nuôi ba … chín con”
- Giải đố: để nhà vua nói ra sự vô lý của đều mà vua đề ra.
c) Lần 3: Thử thách nhà vua với cha con em bé.
- Thịt con chi xẻ làm thành ba cổ thức ăn.
- Yêu cầu rèn kim thành dao.
* Tạo tình huống đối lại tình huống
d) Lần 4: Giải câu đố sứ thần nước ngoài.
“Xâu … dài”
- Vừa nghịch vừa hát, trong đó có lời giải đố. 
Thử thách đa dạng, ngày càng thăng tiến – Trí thông minh càng thể hiện hơn người.
III. Ghi nhớ:
SGK trang 74.
IV. Luyện tập:
- Kể diễn cảm truyện. 
* Củng cố – dặn dò: 
- Học ghi nhớ + tóm tắt truyện
- Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từY4
Phần B: Tiếng Việt 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài 
Ở tiết 23, các em đã biết khi làm bài ta thường hay sai phạm về lỗi lập từ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phát hiện thêm một vài lỗi thường hay gặp, vậy đó là lỗi gì? Các em củng cố tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Phát hiện lỗi.
- Gv cho học sinh đọc lần lượt từng câu có dùng từ sai, yêu cầu học sinh phát hiện lỗi.
Học sinh phát biểu.
GV nhận xét
* Hoạt động 3: 
? Nguyên nhân vì sao mắc lỗi?
- Để khắc phục lỗi này phải làm sao? Định hướng (phần ghi bảng)
* Hoạt động 4: Phần chửa lỗi.
Em hãy thay các từ dùng sai bằng những từ khác.
GV hướng dẫn học sinh phần luyện tập. 
1/ Bản tuyên ngôn, (tương lai) xán lạn, bôn ba (hải ngoại), bức tranh (thuỷ mặc), (nói năng) tuỳ tiện.
2/ Chọn từ thích hợp:
a) Khinh khỉnh, b) Khẩn trương, c) Băng khoăn.
3/ Chửa lỗi dùng từ: 
Thay đá = đấm 
Tống = tung
Thật thà = thành khẩn
Bao biện = nguỵ biện
Tinh tú = tinh túy
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử).
- Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
Trả lời câu hỏi 
I. Dùng từ không đúng nghĩa:
a) Yếu điểm
b) Đề bạt
c) Chứng thực.
- Nguyên nhân: không biết nghĩa, hiểu sai nghĩa.
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.
- Khắc phục: không hiểu rõ nghĩa thì không dùng. 
Tra tự điển để hiểu rõ từ.
- Chữa lỗi: thay thế yếu điểm bằng : nhược điểm, điểm yếu.
Đề bạt = bầu.
Chứng thực = chứng kiến.
II/ Luyện tập:
* Củng cố – dặn dò: 
- Chuẩn bị luyện nói kể chuyện
- Lập dàn bài.
Phần C: Làm văn 
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Tạo cơ hội cho HS 
- Luyện nói làm quen với phát biểu miệng
- Biết lập dàn bài, kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. 
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài 
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết thế nào là nói và luyện nói trong giờ tập làm văn. 
- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh.
- Giáo viên chia tổ cho học sinh lần lượt tự phát biểu với nhau trong tổ (khoảng 20 phút). 
- Giáo viên gọi một số học sinh lên phát biểu trước lớp và nhật xét cho điểm.
- Giáo viên uốn nắn và gợi ý sửa chữa để học sinh nói cho đạt. 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS sẽ kiểm tra dàn bài của mình.
- Các tổ nhận xét dàn bài của từng tổ.
- Gv nhận xét bổ sung.
- GV cho học sinh đọc 2 dàn bài tham khảo trong SGK trang 77.
- HS luyện nói trước lớp. 
- Giáo viên cho HS đọc bài tham khảo SGK trang 78.
T1: đề a
T2: đề b
T3: đề c
T4: đề d
- Đại diện tổ lên trình bày.
- Các tổ nhận xét, bổ sung.
Đọc dàn bài tham khảo
- Thực hiện
Đọc bài tham khảo. 
I. Chuẩn bị :
1. Lập dàn bài theo một trong những đề sau:
a) Giới thiệu về bản thân
b) Giới thiệu người bạn mà em quý mến.
c) Kể về gia đình mình.
d) Kể về một ngày hoạt động của mình.
2/ Dàn bài tham khảo SGK trang 77.
a) Tự giới thiệu về bản thân.
b) Kể về gia đình mình
SGK trang 78
* Củng cố – dặn dò: 
- Tập nói nhiều lần cho hay.
- Chuẩn bị bài học “Em bé thông minh”
- Soạn bài “Cây bút thần” 
BÀI 8
Phần A : Văn bản 
CÂY BÚT THẦN 
Truyện cổ tích Trung Quốc 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Hiểu được nội dung , ý nghĩa của truyện “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
- Kể lại được truyện. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Giáo án, SGK, Sách giáo viên, bảng phụ, tranh ảnh về bài “cây bút thần” 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại một cách ngắn gọn truyện “Em bé thông minh”
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Em bé thông minh. 
2/ Bài mới: 
* Hoạt động 1: GV giới thiệu bài 
Bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng có kho tàng cổ tích của riêng mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, chúng vẫn có những tương đồng với nhau (nhất là về đặc trưng thể loại). Hôm nay, cô (thầy) sẽ giới thiệu với các em một câu chuyện cổ tích của Trung Quốc, một nước có nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Đó là truyện “Cây bút thần”, một câu chuyện thể hiện khả năng kì diệu của con người thông qua nhiều chi tiết nghệ thuật thần kì độc đáo.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc – Tìm hiểu chú thích
GV yêu cầu HS đọc và giải thích các chú thích. Chú ý các chú thích 1, 2, 4
* Hoạt động 3: Đọc – Tìm hiểu văn bản
- Hướng dẫn đọc: giọng kể chuyện tự nhiên, chú ý phân biệt lời kể và lời nhân vật.
Gv đọc mẫu: Từ đầu … “em vẽ cho thùng”
Gọi HS đọc tiếp. 
? Nêu bố cục của truyện.
Truyện “Cây bút thần” thuộc kiểu truyện cổ tích gì? Ai là nhân vật chính? Và nhân vật này thuộc kiểu nhân vật nào?
?Em hãy giới thiệu về nhân vật Mã Lương? 
? Mã Lương có tài năng gì?
?Theo em, điều gì giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Việc cụ gìa tóc bạc phơ thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì? (Thảo luận).
? Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã thoả chí với những ước mơ của mình như thế nào?
? Với cây bút thần Mã Lương đã làm gì cho người nghèo? 
? Tại sao Mã Lương không vẽ cho riêng mình, không vẽ lương thực, thực phẩm để hưởng thụ mà chỉ vẽ những công cụ lao động, sinh hoạt?
? Qua việc làm của Mã Lương em thấy người như thế nào? 
? Đối với người nghèo thì như thế nhưng đối với những kẻ giàu có , độc ác, tham lam Mã Lương đã làm gì?
? Khi bị tên địa chủ nhốt vào ngục, Mã Lương đã vẽ gì để tự vệ và để trừng trị hắn?
? Mã Lương có vẽ theo yêu cầu của nhà vua không? Vì sao em biết?
? Mã Lương không thực hiện yêu cầu của vua, vua cướp bút thần để vẽ. Vua đã vẽ gì? Kết quả ra sao?
? Mã Lương đã dùng bút thần để trừng trị tên vua như thế nào?
? Tại sao tác giả dân gian không để nhà vua chết dưới ngòi bút của hắn mà lại chết dưới ngòi bút của Mã Lương.
(Thảo luận)
? Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lý thú, gợi cảm hơn cả? Vì sao?
? Em hãy rút ra ý nghĩa của truyện?
? Theo em, giữa cổ tích Việt Nam và cổ tích Trung Quốc có điểm nào giống nhau? Vì sao có điểm giống nhau này? 
Đọc và giải thích chú thích.
Cá nhân đọc
- 5 phần: 
+ Từ đầu … lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
+ Tiếp theo … “em vẽ cho thùng” : Mã Lương vẽ cho người nghèo khổ.
+ Tiếp theo … “phóng như bay”: Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
- Tiếp theo … “lớp sóng hung dữ” : Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua gian ác, tham lam.
+ Phần còn lại: những truyền tụng về Mã Lương thuộc kiểu nhân vật thông minh tài giỏi (hoặc nhân vật mồ côi)
- Mồ côi, nghèo.
- Thông minh, thích học vẽ, vẽ như thật.
Thảo luận:
- Sự say mê, cần cù , chăm chỉ và quá trình luyện tập gian khổ của Mã Lương.
- Thông minh và có khiếu vẽ.
==> Tô đậm tính chất thần kỳ tài hoa của Mã Lương và đây là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có lòng say mê, có tâm, có tài, có chí. Thần chỉ cho Mã Lương cây bút chứ không cho của cải giàu sang và chỉ có Mã Lương mới xứng đáng nhận.
- Vẽ cày, cuốc, đèn thùng nước => những dụng cụ sinh hoạt. 
- Mã Lương chỉ giúp người nghèo những công cụ cần thiết để từ đó tạo ra mọi thứ bằng công sức của mình à chứng tỏ người lao động không thích chờ sung rụng, thích ăn sẵn mà chỉ thích sống tự lực cánh sinh, không dựa dẫm vào người khác, chứng minh cho chân lí “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
- Mã Lương dùng bút thần để tự vệ, chống lại kẻ độc ác để bảo vệ mình và nghệ thuật chân chính.
- Vẽ lửa hồng à sưởi.
- Vẽ bánh nướng à ăn 
- Vẽ thang à vượt ngục
- Vẽ ngựa à chạy trốn.

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 HKI.doc
Giáo án liên quan