Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ II - NTV
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được đôi nét về tác giả Tô Hoài và tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí", đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên".
- Nắm được chân dung chàng Dế Mèn trong đoạn trích và nghệ thuật miêu tả nhân vật là loài vật của Tô Hoài.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chuyện
3. Thái độ:
Qua nhân vật Dế Mèn, giáo dục học sinh tinh thần khiêm tốn.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Tranh minh họa Dế Mèn SGK.
2. Học sinh: Soạn bài, vở ghi
ên các phương diện sau: - Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết - Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước 2. Kĩ năng: - Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp... 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: Ôn tập văn miêu tả người III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1') 2. Kiểm tra (84') A. Đề bài: - Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...) B. Đáp án - Biểu điểm 1. Đáp án. - Thể loại: Văn miêu tả ( Tả người) - Nội dung: Tả về người thân và thể hiện được quan hệ thân thiết của người viết. 2. Dàn ý. * Mở bài :Giới thiệu khái quát về người mình định tả. * Thân bài : Tả chi tiết - Hình dáng - Tính tình - Hành động, cử chỉ, việc làm - Tình cảm - Quan hệ với người xung quanh và quan hệ với mình. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ , nhận xét về đối tượng miêu tả. 3. Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, miêu tả được toàn diện và làm nổi bật hình ảnh người thân, mối quan hệ, văn viết có tình cảm, hành văn lưu loát, bài viết có cấu tạo rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp. - Điểm 7- 8: Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được đối tượng miêu tả, diễn đạt khá trôi chảy, bài viết khá sinh động, mắc không quá 3 lỗi thông thường - Điểm 5 - 6: Bài viết đủ 3 phần, miêu tả được đối tượng, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa diễn tả được mối quan hệ của đối tượng , còn mắc lỗi thông thường - Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và 1-2 loại lỗi khác. - Điểm 1 - 2: Bài viết chưa chọn vẹn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và một số lỗi khác. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. 4. Củng cố( 3 ph) - Nhận xét giờ viết bài, thu bài. 5. HD học ở nhà ( 2 ph) - Ôn lại văn miêu tả người - Chuẩn bị bài : Các thành phần chính của câu. __________________________________________________ Tiết 107. Các thành phần chính của câu I. Mục tiêu: 1. Kiến thức:Giúp HS : - Nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu. - Đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng dùng câu và đặt câu có đủ thành phần 3. Thái độ: - Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV. 2. Học sinh: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1') 2. Kiểm tra (4') * CH: Kể tên các thành phần câu đã học ở cấp I? Cho ví dụ? * ĐA: Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu. - HS đọc ví dụ SGK. - CH: Tìm các thành phần câu trong ví dụ trên ? - CH: Thử lược bỏ lần lượt từng thành phần trong câu trên và cho biết: - CH: Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt nghĩa trọn vẹn ? ( CN - VN ) - TP chính - CH: Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ? ( Trạng ngữ ) - TP phụ - HS đọc ghi nhớ. SGK T 92 * Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm và chức năng ngữ pháp của vị ngữ. - HS đọc lại ví dụ đã phân tích - CH: Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước ? ( phó từ thời gian : đã, sẽ, đang ) - CH: Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào? ( Làm gì ? làm sao ? như thế nào ? là gì? ) - HS đọc ví dụ SGK a,b,c. 92. - CH: Tìm vị ngữ trong các câu? - CH: Vị ngữ là từ hay cụm từ ? ( Từ hoặc cụm từ ) - CH: Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại nào ? ( Thường là ĐT - Cụm từ ĐT ( VD a ) TT - Cụm từ TT ( VD b );Vị ngữ còn có thể là cụm DT ( câu 1 ý c ) - CH: Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ? (Một VN: câu 1 ý c, câu 2 ý c Hai VN: VD a Bốn VN: VD b - HS đọc ghi nhớ ( SGK ) * Hoạt động 3. Tìm hiểu về chủ ngữ - HS đọc lại VD phân tích ở phần II. - CH: Chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ? ( Ai ? cái gì ? con gì ? ... ) - CH: Mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hoạt động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là mối quan hệ gì ? - CH: Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở ví dụ phần II ? (CN có thể là đại từ, DT, cụm từ DT .. ) GV: Câu có thể có một chủ ngữ ( a,b ) có thể có nhiều VN ( c câu 2 ) VD : - Thi đua là yêu nước - Cần cù là truyền thống quý báu của dân ta - HS đọc ghi nhớ ( SGK ) * Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn. - CH: Xác định chủ ngữ, vị ngữ ? - CH: CN - VN trong mỗi câu có cấu tạo như thế nào? - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS hoạt động nhóm ( nhóm 1 : a ; nhóm 2 : b ; nhóm 3 : c ) - Đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, chữa bài (10') (10') (10') (10') 4' I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu * Ví dụ: - Chẳng bao lâu, tôi / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) * Nhận xét. - Chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có mặt trong câu.(TP chính) - Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu (TP phụ) * Ghi nhớ: SGK - 92. II. Vị ngữ: * Ví dụ: SGK - 92. * Nhận xét. - Vị ngữ là từ hoặc cụm từ - Vị ngữ có thể là cụm động từ, cụm tính từ, cụm danh từ. - Mộ câu có thể có nhiều vị ngữ. * Ghi nhớ ( T 93 ) III. Chủ ngữ - CN biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN - CN là đại từ ( VD a ) - CN là danh từ hoặc cụm DT ( VD b,c ) - CN là động từ hoặc CĐT - CN là tính từ hoặc cụm TT * Ghi nhớ ( SGK - T 93 ) IV. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành ... cường tráng .... ( cụm DT ) Đôi càng tôi mẫn bóng ( TT ) - Những cái vuốt ở khoe ở chân cứ ... nhọn hoắt - ( Hai cụm TT ) - Thỉnh thoảng ... Tôi co cẳng lên, đạp ... ngọn cỏ ( VN, hai cụm TT ) - Những ngọn cỏ gẫy rạp ... lia qua - ( VN cụm ĐT ) 2.Bài tập 2 a. Tôi học bài chăm chỉ b. bạn Lan rất hiền c. Bà đỡ trần là người huyện Đông Triều. 4. Củng cố( 3 ph) - Chủ ngữ là gì ? vị ngữ là gì ? - CN - VN có mối quan hệ như thế nào ? 5. HD học ở nhà ( 2 ph) - Học bài - Làm tiếp bài tập 2, bài tập 3 ( T 94 ) - Chuẩn bị : Tập làm thơ 5 chữ + Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ + Trả lời câu hỏi SGK + Tập làm thơ 5 chữ ở nhà __________________________________________________ Tiết 108. Thi làm thơ năm chữ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS : - Ôn lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu thể thơ 5 chữ - Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng vui mà bổ ích, lí thú 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, sáng tạo trong học văn 3. Thái độ: - Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng . II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Một số đoạn thơ 5 chữ 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1') 2. Kiểm tra (5') * CH: Qua văn bản Cô Tô em hiểu gì về thiên nhiên và con người trên đảo? Phân tích nét độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân ? * ĐA: Tiết 103, 104. 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ. - Chuẩn bị cho phần thi làm thơ. - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. - CH: Em biết những bài thơ nào viết theo thể thơ năm chữ ? ( Đêm nay Bác không ngủ; Tức cảnh Pác Bó; Mùa xuân nho nhỏ) - GV đọc một số bài thơ 5 chữ để học sinh tham khảo - CH: Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ 5 chữ? - GV chỉ ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" * Hoạt động 2. Học sinh thi làm thơ 5 chữ. - HS trao đổi nhóm những bài thơ đã làm ở nhà - Chọn bài để giới thiệu trước lớp - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng - Các nhóm nhận xét bài của bạn: Về nội dung, vần, nhịp - GV nhận xét từng bài. (9') (25') I. Chuẩn bị: * Đặc điểm của thể thơ năm chữ - Mỗi dòng 5 chữ - Nhịp 3/2 hoặc 2/3 - Không hạn định số câu - Vần thay đổi II. Thi làm thơ 5 chữ 1. Trao đổi nhóm. 2. Đọc, bình thơ. 3. Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố( 3 ph) - Đặc điểm của thể thơ 5 chữ ? - Lứu ý về vần, nhịp của thể thơ 5 chữ. GV đánh giá giờ học 5. HD học ở nhà ( 2 ph) - Tập làm thơ 5 chữ về ngày 26-3. - Nắm được đặc điểm của thể thơ 5 chữ. - Soạn: Cây tre Việt Nam __________________________________________________ Tiết 109 + 110. Cây tre Việt Nam; Hướng dẫn đọc thêm: Lòng yêu nước. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Qua văn bản " Cây tre Việt Nam" giúp HS : - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam. - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm kí. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Một số câu thơ, tục ngữ, ca dao về cây tre; ảnh chân dung Thép Mới. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1') 2. Kiểm tra. Kết hợp trong bài 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung * Hoạt động1. Đọc - hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc, giáo viên đọc mẫu - HS đọc tiếp - Nhận xét. - HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. - GV cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn Thép Mới - GV nhấn mạnh những nét cơ bản về tác giả. - CH: Bài " Cây tre Việt Nam" ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV kiểm tra chú thích 2, 4, 10, 11. - CH: Em hãy tìm bố cục của bài? (Đ1 : ...như người: Tre có mặt khắp nơi và có phẩm chất đáng quý Đ2 : ...chung thuỷ: Tre gắn bó với người trong lao động Đ3 ... chiến đấu: Tre sát cánh với người trong chiến đấu Đ4: Còn lại: Tre là bạn của người trong hiện tại và tương lai) * Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản. - CH: Em hãy nêu đại ý của bài? ( Tre là bạn thân của nhân dân, tre có mặt ở khắp nơi, giúp ích cho con người trong lao động, chiến đấu) * Hướ
File đính kèm:
- Van 6 Ki II-NTV.doc