Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 2

I. Mục tiêu cần đạt: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của chuyện Thánh Gióng

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng

1) Kiến thức

— Nhân vật, sự kiện cốt lõi trong VB

— Thánh Gióng phản ánh khát vọng và mơ ước của nhân dân về sức mạnh kì diệu lớn lao trong cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước

— Trọng tâm: ca ngợi anh hùng làng Gióng có công đánh đuổi bọn xâm lược, khát vọng và mơ ước của nhân dân về sức mạnh kì diệu lớn lao trong cuộc chống giặc ngoại xâm.

2) Kỹ năng

— Rèn luyện kĩ năng: kể lại được chuyện này .

— Phân tích và cảm thụ những mô típ tiêu biểu trong truyện dân gian

III. Chuẩn bị

1) Giáo viên: Đọc – tham khảo SGV và các tài liệu khác; đèn chiếu – film trong (KTBC, phân tích, tổng kết); tranh ảnh (về Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, lễ hội ở làng Gióng)

2) Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trỗi dậy để đuổi giặc, giữ nước và dựng nước.
? Theo em, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường để quật vào giặc” khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì?
Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc
µ GV: Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Ở nước ta đến cả cỏ cây cũng thành vũ khí giết thù, đúng như lời Bác Hồ: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”.
? Khi đánh tan giặc, Gióng đã làm gì?
Cởi áo giáp sắc bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
? Hình ảnh này có ý nghĩa ra sao?
Gióng ra đời đã là phi thường thì ra đi cũng là phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi h.ảnh người a.hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. H.tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang, Gióng sống mãi.
Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công Gióng để lại cho quê hương xứ sở.
Hoạt động 3: Tổng kết
? Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? 
(HS thảo luận)
Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong văn học dân gian Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng, sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì), sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật.
µ GV: Phải có hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
? Nghệ thuật chủ yếu của truyện này là gì?
? Bài học nào được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng?
Để chiến thắng giặc ngoại xâm, cần đoàn kết toàn dân, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hi sinh quên mình, không tiết máu xương
? Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
? Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh: lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.
Mục đích của hội thi là khỏe để học tập tốt, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đọc hiểu văn bản
Phân tích
Sự ra đời kì lạ và thời thơ ấu là cả một chuỗi chi tiết kì lạ, hoang đường.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm: biết nói, biết đòi vũ khí đi đánh giặc
Chi tiết thần kỳ: có ý nghĩa ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của người anh hùng
"Ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng. Đánh giặc cần lòng yêu nước và cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc.
Đánh tan giặc, Gióng hành động cao đẹp – bất tử
3) Tổng kết:
Truyện có những chi tiết kỳ lạ mang màu sắc thần kỳ
Ca ngợi ý thức dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm; ước mơ có người tài giỏi đánh giặc cứu nước.
Hoạt động 4: . Hướng dẫn học tập
Nắm được nội dung văn bản, tóm tắt văn bản. Làm BT 1,2 phần luyện tập 
Soạn bài “Từ mượn”: Từ thuần Việt và từ mượn; từ mượn gốc Hán, Ấn Âu tr.24,25
Rút kinh nghiệm 
Tiết 7 – Ngày soạn: 22. 8. 
	TỪ MƯỢN
Mức độ cần đạt:
Hiểu được thế nào là từ mượn
Biết cách sử dụng từ mượn phù hợp hoàn cảnh giao tiếp
Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
Kiến thức: HS hiểu được thế nào là từ mượn, các hình thức mượn
Kĩ năng: Biết sử dụng từ mượn hợp lí trong nói, viết. Từ đó hình thành cho HS năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực sáng tạo
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án., film trong ghi ví dụ.
Học sinh: Học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới chu đáo.
Tiến trình tiết dạy:
Kiểm tra bài cũ: 
Từ là gì? Cho ví dụ?
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu (VD: mũ, nón, sách, vở, quần, áo…)
Thế nào là từ ghép, từ láy? Cho ví dụ?
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép (VD: nhà cửa, đất nước, bàn ghế, ăn mặc…)
Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy (VD: xinh xinh, nho nhỏ, róc rách, đì đùng…)
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: HS đọc ví dụ (film trong)
Ví dụ: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.
? Dựa vào chú thích ở bài “Thánh Gióng” hãy giải thích các từ “trượng”, “tráng sĩ” trong câu trên? 
Trượng: Đơn vị đo độ dài bằng 10 thước cổ Trung Quốc (tức 3,33m) ở đây hiểu là rất cao.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
? Theo em, các từ “trượng”, “tráng sĩ” có ng.gốc từ đâu?
Từ mượn của tiếng Hán (Trung Quốc)
GV: Các từ này mượn từ tiếng Trung Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ H-V
GV: Các từ còn lại trong ví dụ do nhân dân ta sáng tạo ra, được gọi là từ thuần Việt. Em có nhận xét gì về nghĩa của những từ đó?
? Từ ví dụ vừa tìm hiểu, em thấy nguồn gốc tiếng Việt có mấy lớp từ?
Có hai lớp từ: Đó là từ thuần Việt và từ mượn.
? Như thế nào là từ thuần Việt và ntn là từ mượn?
Từ thuần Việt là những tà do nhân dân tự sáng tạo ra (ruộng, vườn, mình, đầu…)
Từ mượn là từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những s.vật, h.tượng, đ.điểm… mà T.Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị (Hải cẩu, sứ giả, pi-a-nô….)
Hoạt động 2:
µ GV cho HS đọc VD (đèn chiếu) và x.định từ mượn, từ thuần Việt
	Sơn Tinh 	Giang sơn
	Thuỷ Tinh 	Nước nhà
	Thần núi 	Thần nước
	Máy phát thanh	Sông núi
	Xà lách	Ti vi
Từ mượn: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, giang sơn, xà lách, ti vi, máy phát thanh
Từ th.Việt: thần núi, nước nhà, thần nước, sông núi
? Tìm một số VD về từ mượn mà em biết. 
(HS thực hiện – HS n.xét – GV chốt ý, bổ sung)
Sơn lâm, pi-a-no, vi-o-long, hải tặc, thuỷ sản, gia sư, tân binh, lâm tặc…
? Trong các từ sau, từ nào được mượn từ tiếng Hán? những từ nào được mược từ các ngôn ngữ khác? (GV đưa VD lên film trong: sư gia, tivi, xà phòng, buồm, mít tinh, ra-đi-ô, gan, điện, ga, bơm, Xô viết, giang sơn, in-tơ-nét)
Từ mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn, gan
Từ mượn của ngôn ngữ Ấn, Âu: tivi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm (dù có nguồn gốc Ấn, Âu nhưng đã được Việt hóa ở mức cao và được viết như chữ Việt) 
? Từ ví dụ, em có nhận xét gì về số lượng từ Hán Việt có trong vốn từ thuần Việt?
Chiếm số lượng lớn và là bộ phận quan trọng nhất (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt)
µ GV cho HS q.sát lại các VD (đèn chiếu) 
? Vì sao đều là từ mượn nhưng cách viết của một số từ lại khác nhau? 
Từ mượn được Việt hóa cao: Viết như từ thuần Việt (VD: mít tinh, te nít, Xô viết, bạch mã, thuỷ chiến, huynh đệ)
Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn: Khi viết nên dùng gạch nối để nối các tiếng (VD: bôn-sê-vích, ra-đi-ô; in-tơ-nét, pi-a-no, vi-o-lông …
Hoạt động 3: HS đọc VD – SGK tr.25 (đèn chiếu) 
Phụ nữ Việt Nam thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác trao tặng.
? Chỉ rõ từ mượn
? Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ “Phụ nữ” (đàn bà)
? Vì sao trong tr. hợp này người ta khg dùng từ thuần Việt?
Không biểu thị được sắc thái trang trọng
Bạn là yếu nhân trong buổi họp này
? Tìm từ mượn trong VD? Trong VD này, có nên sử dụng từ mượn không? Vì sao?
? Từ VD, em rút ra được KL gì khi mượn từ? 
(GV gợi ý: Mặt tích cực và mặt tiêu cực )
? Mặt tích cực của việc mượn từ là gì?
Làm giàu ngôn ngữ dân tộc
? Việc lạm dụng từ mượn dẫn đến tiêu cực gì?
Làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, nếu mượn từ một cách tùy tiện.
µ GV: Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt, Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
Hoạt động 4: hướng dẫn luyện tập .
Bài tập 3: Kể một số từ mượn: (trò chơi tiếp sức)
Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-mét, kg…
Tên một số bộ phận xưa của xe đạp: Ghi-đông, pê-đan, gác-đờ-bu…
Tên một số đồ vật: Ra-đi-ô, vi-ô-lông, ti vi, sa lông, bình tông, ba toong…
Bài tập 4: 
Những từ nào trong các cặp từ đó là từ mượn?
Phôn, fan, nốc ao.
Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
Có thể dùng các từ ấy trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân. Cũng có thể viết trong những tin trên báo (Ưu điểm của các từ này là ngắn gọn. nhược điểm của chúng là không trang trọng, không phù hợp trong giao tiếp chính thức)
Hoạt động 5: hướng dẫn học tập (đèn chiếu)
Học kỹ nội dung bài và làm bài tập 5 còn lại.
Đọc kỹ và trả lời câu hỏi trong bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự” trang 27,28
I. Bài học
Từ thuần Việt và từ mượn.
Từ thuần Việt là những tà do nhân dân tự sáng tạo ra.
Từ mượn là từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị
Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán 
(ngoài ra, còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga...)
ê Cách viết từ mượn
Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt.
Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, khi viết nên dùng gạch nối để nối các tiếng.
Nguyên tắc mượn từ.
	Không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện
Luyện tập
Bài tập 1: Tìm các 

File đính kèm:

  • docvan(2).doc
Giáo án liên quan