Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39, 40, 41: Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Biết:

+ Hình tượng đẹp đẽ và cao cả của nhà thơ - chiến sĩ Lor-ca. + Hình thức biểu đạt mang phong cách của tác giả. - Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua cách cảm nhận và tái hiện độc đáo của Thanh Thảo.

-

- Nắm bắt được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy thơ mới mẻ, hiện đại của tác giả.

- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.

- Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức.

3. Thái độ:

 Khâm phục tài năng và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Lor-ca.

II. TRỌNG TÂM:

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của Thanh Thảo. - Nắm được những nét đặc sắc trong kiểu tư duy mới mẻ, hiện đại của tác giả. III. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo,

- HS; học bài, chuẩn bị bài ở nhà, .

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39, 40, 41: Đàn ghi ta của lor-Ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ròng ròng máu chảy. Cái chết bi tráng, đột ngột làm kinh hoàng cả đất nước Tây Ban Nha. Bị giết hại, tiếng đàn của Lor-ca đã vỡ tan và ròng ròng máu chảy. Lor-ca chết nhưng tên tuổi và sự nghiệp sống mãi).
GV: Nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn thơ?
HS làm việc theo nhóm nhỏ và trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh, HS tự ghi nhận.
- Thao tác 3: Đọc đoạn thơ thứ ba.
GV: Từ ý nghĩa biểu tượng của tiếng đàn (như đã nói trên) và từ thông điệp nghệ thuật sâu sắc của người nghệ sĩ Lor-ca (lời đề từ), em hiểu hai dòng đầu của đoạn 3 như thế nào? Em hiểu tại sao trong bài thơ Thanh Thảo lại viết Không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang? Câu thơ thể hiện tâm trạng nào của tác giả?
GV gợi ý: Phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ 3? (So sánh tiếng đàn như cỏ mọc hoang; ngoa dụ - cách nói so sánh phóng đại nhằm diễn đạt ý một cách mạnh mẽ ai chôn cất tiếng đàn. Vầng trăng vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh tượng trưng cho nghệ thuật. Giọt nước mắt, đáy giếng hoán dụ nghệ thuật về Lor-ca. )
GV: Hãy nêu cách hiểu của em về 2 dòng thơ “giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng”?
GV gợi ý: Theo một số tài liệu, sau khi sát hại Lor-ca, bọn giết người đã vứt thi thể ông xuống giếng để phi tang, để giấu giếm tội ác của chúng. Từ chi tiết này, em hiểu hai câu thơ tiếp theo như thế nào?
HS phân tích, cắt nghĩa trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh, HS tự ghi nhận. 
- Thao tác 4: Tìm hiểu đoạn cuối.
GV: 9 dòng thơ cuối là những suy tư về cái chết của Lor-ca. Hãy đọc lại chú thích 2 và xác định thái độ của tác giả khi nói về cái chết của người nghệ sĩ thiên tài lor-ca.
HS đọc chú thích, phân tích, cắt nghĩa trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh, HS tự ghi nhận. 
GV: Có người cho rằng cách suy nghĩ về cái chết của Lor-ca như trên mang nặng tư tưởng bi quan, định mệnh chủ nghĩa, không phù hợp với người nghệ sĩ đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền sống của con người. Nhưng cũng có ý kiến: Với tất sự kính trọng dành cho Lor-ca, dành cho người nghệ sĩ luôn muốn hậu thế chôn nghệ thuật của mình để bước tiếp, hãy coi đó là định mệnh dành cho Lor-ca vì Lor-ca cần phải ra đi để không cản trở sự cách tân của người đến sau. Hãy thử nghĩ xem ở thế giới bên kia, Lor-ca sẽ nghiêng về ý kiến nào? Vì sao?
HS phỏng đoán, tranh luận theo nhóm và trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh, HS tự ghi nhận. 
Tìm hiểu nghệ thuật bài thơ.
GV: Những đặc sắc về phương nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời nhanh. 
GV nhận xét, định hướng ý chính để HS tự ghi nhận.
Ý nghĩa văn bản.
GV: Qua bài thơ tác giả muốn nói gì?
HS trả lời nhanh. 
GV nhận xét, định hướng ý chính để HS tự ghi nhận.
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả.
- Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, sinh 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. 
- Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tham gia phong trào kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở chiến trường miền Nam. Từ sau năm 1975, Thanh Thảo chuyên hoạt động văn nghệ và báo chí. Những năm gần đây, ông vẫn tiếp tục làm thơ, viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất vẫn là thơ ca.
- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông ru-bích, Từ một đến một trăm,
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. Nhà thơ luôn mong muốn cuộc sống phải được cảm nhận ở bề sâu nên khước từ lối biểu đạt dễ dãi.
- Ông là một trong số không nhiều những cây bút luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho thơ một mĩ cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. 
- Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
II. Tác phẩm:
1. Đọc bài thơ:
2. Thể thơ: Thể thơ tự do.
3. Xuất xứ:
 Rút trong tập Khối vuông ru-bích (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. 
4. Nhan đề:
- Ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật ở đất nước này (Không phải ngẫu nhiên mà nó được gọi là Tây Ban Cầm).
- Lor-ca (1898 - 1936) là nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt của thế kỉ XX đã bị chế độ phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.
- Đàn ghi ta gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Đàn ghi ta là biểu tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca.
- Nhan đề như một lời khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: Đàn ghi ta của Lor-ca. Điều đó phần nào cho thấy niềm ngưỡng mộ và tấm lòng đồng cảm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài. 
5. Lời đề từ: 
- Một tình yêu say đắm, mãnh liệt của Lor-ca với nghệ thuật, với quê hương xứ sở Tây Ban Nha.
- Với tư cách là một nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó thơ ca của ông cũng sẽ án ngữ, ngăn cản sự sáng tạo nghệ thuật của nghững người đến sau. Vì thế, nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau: Hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để đi tới. à Đạo đức của con người sáng tạo là khi đã làm xong việc của mình, sức sáng tạo đã hết thì phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ sau được tự do làm cái mới. 
=> Lời đề từ thể hiện sự trân trọng của Thanh Thảo trước khát vọng cách tân nghệ thuật và đạo đức của Lorca.
6. Bố cục: 
- Đoạn 1 (6 dòng đầu): Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN.
- Đoạn 2 (12 dòng tiếp): Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
- Đoạn 3 (4 dòng kế tiếp): Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của ông không ai tiếp tục.
- Đoạn 4 (9 dòng còn lại): Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
B. Đọc- hiểu văn bản:
I. Nội dung:
 1. Đoạn 1: Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
- Hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” ngay lập tức gợi một cái gì đó mong manh, chông chênh và vụn vỡ. Phải chăng đó là cuộc đời mong manh, bạc mệnh của Lorca? Câu thơ mở đầu gợi cảm giác mong manh, xót thương để rồi theo người đọc suốt cả bài thơ.
- Áo choàng đỏ gắt gợi liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường với những võ sĩ đấu bò tót nổi tiếng dũng cảm ở Tây Ban Nha (đấu bò tót, một hoạt động văn hóa rất đặc trưng của Tây Ban Nha).
- Mượn hình ảnh cuộc chiến của những võ sĩ đấu bò tót, Thanh Thảo muốn khắc hoạ cuộc chiến đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài thân phát xít Phrăng-cô, giữa khát vọng cách tân nghệ thuật của Lorca với nền nghệ thuật cũ kĩ, lạc hậu, già nua. Cả hai cuộc chiến đều rất cao cả, rất vĩ đại, khiến ta không khỏi cảm phục.
- Nếu hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người công dân Lor-ca không ngừng đấu tranh cho quyền sống chính đáng của công dân thì câu thơ “Những tiếng đàn bọt nước” cùng chuỗi hợp âm li-la li-la li-la đã cho thấy nghệ sĩ Lor-ca đang bay bổng với những giai điệu mới, với khát vọng cách tân nghệ thuật.
- Chưa hết, Lor-ca còn nổi lên như một ca sĩ dân gian đơn độc, một kị sĩ lãng du phóng khoáng yêu tự do nhưng thầm lặng: 
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn...
Hàng loạt hình ảnh: hát nghêu ngao, đi lang thang về miền đơn độc, với vầng trăng chếnh choáng, trên yên ngựa mỏi mòn... là những hình ảnh lãng mạn, tượng trưng vừa làm nổi bật hình tượng nghệ sĩ Lor-ca vừa gợi sự mòn mỏi, cô độc trong tâm hồn con người ấy. 
=> Tóm lại, chỉ với sáu câu thơ đầu, bằng bút pháp tự sự, hình ảnh thơ tượng trưng, Thanh Thảo đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng gián đoạn nhưng rõ nét về Lor-ca, một chiến sĩ yêu tự do, một nghệ sĩ dũng cảm cách tân nghệ thuật trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha. Đoạn thơ với những sáng tạo độc đáo, giàu chất nhạc và chất họa còn cho thấy cả những nỗ lực đổi mới thơ ca của Thanh Thảo, một con người cũng rất tâm huyết với thơ ca.
2. Đoạn 2: Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
- Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ gợi lên cái chết thê thảm của Lor-ca. 
- Tiếng ghi ta không còn vẹn nguyên, nó đã vỡ ra: thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy); thành hình khối (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan); thành dòng máu chảy (tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy). 
- Mỗi tiếng ghi ta là một nỗi niềm của con người trước cái chết của Lorca: 
+ Sự tiếc thương của người tình thủy chung (tiếng ghi ta nâu - bầu trời cô gái ấy).
+ Nỗi niềm xót xa, tiếc nuối của con người, của nhà thơ trước hành trình dở dang của những cách tân nghệ thuật (tiếng ghi ta lá xanh biết mấy - tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan) 
+ Nỗi đau của chúng ta trước cái chết thê thảm của người nghệ sĩ (tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy). 
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác. 
+ Màu sắc gắn với cảm xúc và suy tưởng. 
+ So sánh. 
+ Điệp ngữ. 
+ Hai dòng cuối thực chất là một dòng thơ đã được tác giả cố tình ngắt ra, nó vỡ vụn như tiếng đàn đứt ngang dây, như nỗi đau tan nát của con người trước cái chết của người nghệ sĩ giàu khát vọng và cống hiến. 
=> Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.
 3. Đoạn 3: Niềm xót thương Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của ông không ai tiếp tục.
- Tiếng đàn

File đính kèm:

  • docTuan 14 Dan ghi ta cua Lorca(1).doc
Giáo án liên quan