Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 91
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học
- Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn
2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quy nạp
- Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Tiết : 91 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC Ngày soạn: 10/04/2010 Mục tiêu: Giúp HS - Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học - Thấy rõ mối quan hệ của nội dung và hình thức trong văn bản văn học B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án - HS: SGK, vở ghi, vở soạn Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp quy nạp - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức C.Tiến trình bài dạy Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Tìm một số ví dụ về phép đối và phép thế trong các bài thơ đã học 3.Dạy bài mới` HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY Hoạt động 1: tìm hiểu về các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học TT1: Một văn bản vh bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố đó có mối quan hệ như thế nào? TT2: Khái niệm nội dung bao gồm những thành phần nào? TT3: Đề tài là gì?Cho ví dụ? -Đề tài về người phụ nữ : Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm… -Đề tài về lầu Hoàng Hạc: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Lầu Hoàng Hạc… -Đề tài về những chiến thắng của dân tộc chống giặc ngoại xâm: Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch Đằng, Bình Ngô đại cáo... TT6: Chủ đề là gì? Cho ví dụ? -Chủ đề của “Truyện Kiều”: thân phận bọt bèo của người phụ nữ trong xã hội phong kiến -Chủ đề của Bình Ngô đại cáo: bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền của đất nước TT7: Tư tưởng của văn bản là gì? Tư tưởng của văn bản khác gì so với chủ đề? Cho ví dụ? Truyện Kiều -Phê phán xã hội PK với thế lực đồng tiền chà đạp thân phận người phụ nữ -Niềm yêu thương, trân trọng của NDU dành cho những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh Bình Ngô đại cáo -Khẳng định nền văn hiến lâu đời của dân tộc -Đề cao vai trò của yếu tố nhân tài trong cuộc chiến đấu của dân tộc TT8: Cảm hứng nghệ thuật là gì?Cho ví dụ? -Truyện Kiều: niềm thương cảm của tác giả đối với những số phận bất hạnh TT9: Khái niệm hình thức bao gồm những thành phần nào? TT14: Ngôn từ có vai trò như thế nào đối với văn bản vh? TT15: Kết cấu là gì? TT16: Thử phân tích kết cấu của Phú sông Bạch Đằng? Bài phú ca ngợi những chiến tích trên sông BĐ -Lời ca ngợi vai trò và đức độ của con người -Lời các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng -Suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa -Cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng TT17: Thể loại là gì? TT18: Thử phân loại các thể loại của văn bản vh Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học TT1: Theo em, nội dung và hình thức văn bản vh có ý nghĩa ntn? Hoạt động 3: Củng cố TT1: Đọc ghi nhớ sgk/ 129 I. Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học 1. Các khái niệm của nội dung a. Đề tài - Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản - Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả b. Chủ đề - chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản - chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống - một văn bản có thể có nhiều chủ đề - Một văn bản có thể có sự đồng nhất giữa chủ đề và đề tài c.Tư tưởng của văn bản - là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu ra - là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc → là linh hồn của văn bản văn học d. Cảm hứng nghệ thuật- là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản - trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện đậm đà sẽ truyền cảm, hấp dẫn người đọc 2. Các khái niệm của hình thức a. Ngôn từ - là yếu tố đầu tiên của văn bản vh - phương tiện tạo nên các chi tiết, sự việc, nhân vật - mỗi nhà văn có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau b. Kết cấu - sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa c. Thể loại - là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản => nội dung và hình thức tồn tại thống nhất trong một văn bản vh II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học Văn bản vh có chức năng: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp → nội dung văn bản vh cần đáp ứng các chức năng đó Trau dồi tìm tòi hình thức mới mẻ, có tính nghệ thuật cao => nội dung và hình thức cần thống nhất III. Củng cố: ghi nhớ sgk/129 D. Dặn dò - Học bài cũ: + nắm các khái niệm liên quan đến nội dung và hình thức + làm bài tập sgk/ 130 - Soạn bài mới: Các thao tác nghị luận + Ôn lại các thao tác nghị luận + Thế nào là thao tác so sánh
File đính kèm:
- 91 NOI DUNG VA HINH THUC VAN BAN VH.doc