Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85

A. Mục đích yêu cầu: Giúp HS

- Hiểu được lí tưởng anh hung của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải

- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp quy nạp

 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước xây dựng lập luận?

3.Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 85, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Đọc văn
Tiết : 85 CHÍ KHÍ ANH HÙNG
Ngày soạn: 02/04/2010 (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
Mục đích yêu cầu: Giúp HS 
- Hiểu được lí tưởng anh hung của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải
- Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước xây dựng lập luận?
3.Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY 
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về đoạn trích
TT1: nêu vị trí đoạn trích
TT2: Đọc đoạn trích
TT3: Xác định bố cục đoạn trích?
 Hoạt động 2: Đọc hiểu
TT1: Từ Hải ra đi trong hoàn cảnh nào?
TT2: Từ Hải ra đi vì lí do gì?
TT3: Theo em, Từ Hải là con người ntn qua hai câu đầu?
Từ Hải là một con người khát khao vẫy vùng giữa trời đất. Cái “nội lực” ấy luôn thúc giục người anh hùng lên đường
Người xưa quan niệm: Kẻ trượng phu không bao giờ vương vấn thê nhi -> kể cả Thúy Kiều cũng không giữ được chân Từ Hải
TT4: Kiều và Từ Hải đã tâm sự những gì?
TT5: Hình ảnh Từ Hải lúc lên đường hiện lên như thế nào?
TT6: Lời hứa hẹn của Từ đối với Kiều thể hiện điều gì?
TT7: Nhận xét các hình ảnh Nguyễn Du sử dụng để miêu tả Từ Hải?
TT8: Những hình ảnh này tương tự hình ảnh nào về ngừơi anh hùng mà các em đã đựoc học?
 Hoành sóc giang san kháp kỉ thu
 Ba quân tì hổ khí thôn ngưu
 (Thuật hoài-Phạm Ngũ Lão)
TT9: Trong hai câu cuối, Ng Du đã dùng hình ảnh nào để nói đến chí hướng của Từ?
TT10: Em đã từng bắt gặp hình ảnh ấy ở câu thơ nào?
 Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm
-> Kiều chờ mong Từ Hải quay về
 Hoạt động 3: Tổng kết
TT1: tổng kết giá trị nghệ thuật
TT2: tổng kết giá trị nội dung
TT3: Qua đoạn trích này, em học tập được điều gì?
Thanh niên ngày nay có thể học được chí khí tự tin của Từ Hải. Nhưng chí khí không có nghĩa là anh hùng rơm, tự tin không đồng nghĩa với ngộ nhận và chủ quan.
HĐộng 4:Củng cố: HS đọc ghi nhớ 
Tìm hiểu chung
Vị trí đoạn trích
Từ Hải là người cứu Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc bên nhau được nửa năm thì Từ Hải lại ra đi vì sự nghiệp lớn
Đây là đoạn trích nói về cuộc chia tay giữa Từ Hải với Thúy Kiều
Bố cục
4 câu đầu: Từ Hải ra đi vì sự nghiệp lớn
12 câu tiếp: lời đối thoại của từ Hải và Thúy Kiều lúc Từ Hải ra đi
2 câu cuối: hình ảnh Từ Hải lúc ra đi
 Đọc hiểu
Bốn câu đầu
hoàn cảnh ra đi: 
cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm
Lí do ra đi: 
Từ Hải là một trượng phu: người đàn ông có tài năng xuất chúng
Từ Hải đã động lòng bốn phương :ý chí muốn làm nên sự nghiệp lớn
→ ra đi dứt khoát, đầy nhiệt huyết
Hình ảnh Từ Hải ra đi:
trời bể mêng mang: người anh hùng đặt giữa mêng mông đất trời
thanh gươm yên ngựa: tư thế hiên ngang, tự tin
=> Từ Hải-biểu tượng của khát vọng tự do
12 câu tiếp
lời Thúy Kiều: một lòng một dạ theo chồng
lời Từ Hải:
tâm phúc tương tri: hai người đã hiểu nhau sâu sắc
Sao chưa dứt khỏi…thường tình: khuyên Thúy Kiều vượt lên chính mình để trở thành vợ một người anh hùng
Câu 10-18: hứa hẹn ngày trở về vinh quang
 + mười vạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất: khí chất anh hùng của kẻ trượng phu
 + mặt phi thường: ước mơ anh hùng
 + bốn bể không nhà: ẩn dụ ->chí khí tung hoành ngang dọc
Âm điệu hào hùng, hình ảnh ước lệ, hoành tráng
=> tầm vóc vũ trụ của một trượng phu
Hai câu cuối
câu 19: quyết tâm lên đường lập chí lớn
câu 20: hình ảnh gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
-> ý chí tự do như chim trời
=> lí tưởng của một kẻ anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa
III. Tổng kết
Giá trị nghệ thuật
hình ảnh ước lệ kết hợp với cảm hứng vũ trụ
động từ mạnh: thoắt, lên đường thẳng rong, dậy đất, dứt áo..
nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thông qua lời nói và hành động
Giá trị nội dung
Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện thái độ khẳng định và ngợi ca đối với người anh hùng Từ Hải. Từ Hải không phải là người anh hùng hiện thực mà là hình tượng người anh hùng lãng mạn mang dấu ấn quan niệm của tác giả
IV. Củng cố: ghi nhớ sgk/ 114
D. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
- học bài cũ: hiểu và khắc sâu hình tượng anh hùng Từ Hải với tư thế hiên ngang, hoành tráng
- soạn bài mới: Đọc thêm “Thề nguyền”
 + đọc đoạn trích
 + xem câu hỏi hướng dẫn học bài
 + phân chia bố cục và nêu cảm nhận chung

File đính kèm:

  • doc85 chi khi anh hung.doc
Giáo án liên quan