Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 80, 81
A.Mục đích yêu cầu: Giúp HS
-Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp cảu ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện của lòng trung nghĩa
-Hồi trống đã gieo vào lòng người âm vang chiến trận hào hùng.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
- TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ Nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh? Bài tập 1 a,b/71
3.Bài mới:
Tên phân môn : Đọc văn Tiết : 80,81 Ngày soạn : 04/03/09 Tên bài mới HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA)-La Quán Trung A.Mục đích yêu cầu: Giúp HS -Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp cảu ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện của lòng trung nghĩa -Hồi trống đã gieo vào lòng người âm vang chiến trận hào hùng. B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : - TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ Nêu cách tóm tắt văn bản thuyết minh? Bài tập 1 a,b/71 3.Bài mới: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài giảng HĐ 1: Tìm hiểu chung TT 1: Vài nét về tác giả? TT 2: Nêu nguồn gốc tác phẩm? TT 3: Tác phẩm có giá trị như thế nào? TT 4: Nêu vị trí đoạn trích? TT 5: Chia bố cục và khái quát nội dung từng phần? HĐ 2: Đọc hiểu văn bản TT 1: Em nhận xét gì về hành động, thái độ , lời nói của T Phi? TT 2: Tại sao T Phi không nghe lời thanh minh của Q Công và lời khuyên của hai chị, một mực đòi giết Q Công? TT 3: Khi biết sự thật, T Phi đã làm gì? TT 4: Nhận xét chung về tính cách của nvật T Phi? TT 5:Ước muốn của Q Công? TT 6:Q Công rơi vào tình thế khó khăn ntn?Vì sao nói đây là cửa quan thứ sáu với viên tướng thứ bảy đặc biệt nhất? TT 7: Q Công hành động như thế nào trước lời buộc tội? TT 8: Q Công làm gì để minh chứng cho mình? Nhận xét nvật Q Công? TT 9: Nhận xét thành công về nghệ thuật? TT 10: Tái hiện tiếng trống T Phi? Tiếng trống ấy có ý nghĩa như thế nào? HĐ 3: Tổng kết Tổng kết NT , ND đoạn trích? TT 1: HS đọc ghi nhớ I.Giới thiệu: 1.Tác giả:sgk 2.Tác phẩm: a.Nguồn gốc: -La Quán Trung thu thập tuyện dân gian, sử liệu® TP -1679 Mao Tôn Cương chỉnh lí, lưu hành đến nay. b.Giá trị: -Cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn quân sự trong nội bộ giai cấp pk. -Vạch trần bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị. -Phản ánh cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và ước mơ sự xuất hiện của những ông vua hiền , tướng giỏi. -Ca ngợi tình nghĩa thủy chung của 3 anh em: Lưu, Quan , Trương -Là kho tàng kinh nghiệm về chiến lược, chiến thuật. 3.Đoạn trích: “Hồi trống Cổ Thành” a.Vị trí đoạn trích: Hồi 28( 120 hồi): Trương Phi đòi giết Quan Công vì cho rằng Q Công phản bội Lưu Bị, hàng Tào, dẫn quân đến bắt mình. Mâu thuẫn được giải quyết khi Q Công giết Sái Dương- tướng Tào Tháo. b.Bố cục: -Từ đầu ….đem theo quân mã chứ!” :T Phi đòi giết Q Công vì cho là anh đã phản bội. -Còn lại: Mâu thuẫn được giải quyết khi Sái Dương bị Q Công chém. II.Đọc hiểu: 1.Nhân vật Trương Phi: -Nóng nảy: +Hành động: chẳng nói năng gì, vác xà mâu, lên ngựa®khẩn trương, dứt khoát. +Thái độ: phẫn nộ “mắt tròn xoe, râu vểnh ngược..đâm Q Công” +Lời nói: Mày bội nghĩa…tao quyết liều sống chết với mày -Trung nghĩa: +Không chấp nhận kẻ bội nghĩa: “trung thần thà chịu chết …thờ hai chủ” +Mong biết rõ trắng đen “ta đánh 3 hồi trống, mày phải chém tên tướng ấy” -Biết phục thiện: biết sự thật “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Q Công” ÞNóng nảy, cương trực, lòng dạ ngay thẳng, cương trực, biết phục thiện.“Thẳng như một làn tên bắn, sáng như gương soi” 2.Nhân vật Q Công: -Ở doanh trại Tào nhưng luôn hướng về Lưu Bị, mong sớm gặp lại anh em -Vượt năm cửa quan, chém sáu tướng Tào nhưng khó khăn nhất : ở cửa quan thứ sáu, người chặn đường lại là người em kết nghĩa T Phi-“cửa quan tình cảm”: không dung người bội nghĩa. -Né tránh xà mâu T Phi, dùng lời lẽ mềm mỏng thuyết phục -Chém đầu Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống: là cách thanh minh tốt nhất ®Tài giỏi, trung dũng, giàu nghĩa khí : “ Tuyệt nghĩa” “ Vầng hồng sáng mãi dạ Q Công” (H C Minh) 3.Nghệ thuật: a.Xung đột và giải quyết xung đột: -Xung đột:+T Phi >< Q Công: bội nghĩa +Sái Dương >< Q Công : giết Tần Kì Sái Dương mang cờ hiệu Tào đến® >< tăng lên -Giải quyết xung đột: Đầu Sái dương rơi khi hồi trống chưa dứt : bất ngờ, hấp dẫn. b.Âm vang hồi trống: -Giải nghi cho T Phi, giải oan Q Công. -Ca ngợi sự cương trực, dứt khoát của T Phi -Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm ÞHồi trống ca ngợi tình nghĩa vườn đào của 3 anh em Ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng, sự trung nghĩa của Q Công , cương trực, thủy chung, ngay thẳng của T Phi. III.Tổng kết: -NT: Khắc họa tính cách nhân vật đậm nét Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn -ND: Ca ngợi những con người nhân nghĩa, thủy chung *Ghi nhớ sgk/79 D Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: -Nắm giá trị của tác phẩm và tính cách nhân vật T Phi, Q Công và nghệ thuật đoạn trích. -Làm bài tập 1/79 -Soạn bài: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
File đính kèm:
- 80,81 Hoi trong Co Thanh.doc