Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 -Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 - TLTK

 -Thiết kế bài học ( giáo án điện tử), máy chiếu

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

* Kiểm tra bài cũ

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: Làm văn
Tiết 	 	: 66
Ngày soạn 	: 15/01/
Tên bài mới TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Hiểu và bước đầu viết được văn bản thuyết minh chuẩn xác hấp dẫn 
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 - TLTK
 -Thiết kế bài học ( giáo án điện tử), máy chiếu
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
* Kiểm tra bài cũ
Em hãy chọn phương án đúng nhất
Câu 1: Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trãi là:
1381-1440 c. 1385-1442
1380-1442 d. 1386-1443
Câu 2: Những sáng tác của Nguyễn Trãi sau đây, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm
Quân trung từ mệnh tập c. Ức Trai thi tập 
Quốc âm thi tập d. Chí Linh sơn phú
Câu 3: “Đai cáo bình Ngô” được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây:
Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trong thời gian khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1428, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công
Cả 3 phương án a, b, c đều đúng
Câu 4: Nguyễn Trãi tự hào Đại Việt là một nước:
Có nền văn hiến lâu đời
Có độc lập chủ quyền bình đẳng với Trung Quốc
Nhiều nhân tài
Cả a, b, c đều đúng
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
Đáp án
b
b
c
d
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn hs tìm hiểu tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
TT 1: Tại sao văn bản thuyết minh cần có tính chuẩn xác?
TT 2: Để viết đúng về cây dừa Bình Định về: đặc điểm, công dụng…người viết phải làm gì?
TT3: Vậy để đạt được tính chuẩn xác cho văn bản thuyết minh người viết phải làm gì?
TT 4:Tìm những điểm thiếu chuẩn xác trong các bài tập a,b,c
HĐ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
TT 1:Phân tích tính hấp dẫn của đoạn văn thuyết minh về bưởi Phúc Trạch? Để tạo tính hấp dẫn , trong đoạn văn người viết đã sử dụng cách viết như thế nào?
TT2: Trình bày một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh?
TT3: Hs làm bài tập (1), (2)
HĐ 3: Hướng dẫn hs củng cố, luyện tập:
TT 1: Hs đọc ghi nhớ sgk
TT2: Hs làm bài tập/27
I.Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh
 1.Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh
-Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật.
-Trong một văn bản thuyết minh tính chuẩn xác là yêu cầu quan trọng nhất.
 *Ví dụ:Cây dừa Bình Định
Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con ngưười: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đò xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…
*Để đạt được sự chuẩn xác, cần:
-Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
-Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các tài liệu có gái trị của các chuyên gia, các nhà khoa học về vấn đề cần thuyết minh. 
-Chú ý thời điểm xuất bản của các tài liệu để cập nhật thông tin một cách kịp thời.
2.Luyện tập:
 a.Bài thuyết minh về văn học dân gian lớp 10 có những điểm chưa chuẩn xác
- Chương trình ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian mà còn có văn học viết 
- Chương trình ngữ văn 10 về văn học dân gian không chỉ có ca dao tục ngữ mà còn có sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười
- Chương trình ngữ văn 10 không có câu đố 
 b.Điểm chưa chuẩn xác: thiên cổ hùng văn là áng hùng văn của nghìn đời( bất tử) không phải áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm
 c.Không nên sử dụng văn bản sách giáo khoa để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nó chỉ nói đến thân thế chứ không nói đến sự nghiệp thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
II.Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh
 1.Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:
Văn bản thuyết minh hấp dẫn mới thu hút người đọc
VÍ DỤ: Bưởi Phúc Trạch 
(…)Vỏ bưởi Phúc Trạch mỏng chứ không dày như nhiều loại bưởi khác. Cầm con dao sắc, gọt nhẹ, màu hồng đào trồi lên mịn màng như má cô gái dậy thì. Gọt sâu vào một chút nữa, cái màu hồng đào ấy càng đậm hơn, càng đằm thắm hơn. Cuối cùng, dí mũi dao lên đỉnh quả rạch dọc xuống múi chia thành nhiều phần đầy đặn, rồi dùng tay bóc…Dĩ nhiên là vị của nó không cay the, không chua nhưng cũng không ngọt đậm, mà ngọt thanh. Càng ăn càng thích. Ăn nhiều không chán (…)
*Một số biện pháp làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn
-Đưa chi tiết cụ thể sinh động, con số chính xác để bài văn không trừu tượng
-So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc
-Sử dụng nhiều kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt 
-Phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt
 2.Luyện tập:
(1)Luận điểm: “Nếu bị tước đi …”có ý nghĩa khái quát trừu tượng nên dễ quên.
Các chi tiết, số liệu và lập luận ở các câu sau cụ thể hóa luận điểm trên một cách cụ thể ,sinh động, làm cho văn bản hấp dẫn , thú vị.
(2)Nếu chỉ nói “ Hồ Ba Bể….Việt Nam” đúng nhưng chưa hấp dẫn.
Khi gắn hồ Ba Bể với truyền thuyết Pò Giá Mải khiến nó trở nên hấp dẫn hơn, dễ nhớ hơn.
III.Củng cố, luyện tập:
 1.Củng cố:
Ghi nhớ: sgk
 2 Luyện tập: 
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
Nắm tính chuẩn xác , hấp dẫn của văn bản thuyết minh
-Soạn bài:Tựa “Trích diễm thi tập” – Hoàng Đức Lương

File đính kèm:

  • doc66 Tinh chuan xac, hap dan VB thuyet minh.doc
Giáo án liên quan