Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 55 đến tiết 102

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:

1/Kiến thức :

 -Nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn phong kiến và thực dân. Vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mnh liệt v qu trình vng ln tự giải phĩng của đồng bào vùng cao.

 -Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, chn thực; miu tả v phn tích tm lí nhn vật sắc sảo, tinh tế; lối kể chuyện hấp dẫn, ngơn ngữ mang phong vị v mu sắc dn tộc, giu tính tạo hình v đầy chất thơ.

2/Kĩ năng

 -Củng cố, nâng cao các kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phân tích nhân vật trong tc phẩm tự sự.

 -Cc KNS tích hợp:

 +)Tự nhận thức về cách tiếp cận và thể hiện bi kịch và khát vọng giải thoát của những con người bị chà đạp, qua đó xác định các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.

 +)Tư duy sáng tạo: phn tích, bình luận về c tính sắc nt, về nghệ thuật tả cảnh, tả tình, cch kể chuyện tự nhin, về vẻ đẹp của nhân vật Mị, A Phủ trong tác phẩm.

3/Thái độ:

-Học sinh nắm được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

-Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả nội tâm nhân vật.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV V HS:

1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, thiết kết giáo án, tìm đọc tư liệu về nhà văn Tơ Hồi, hướng dẫn HS tự học ở nhà.

2.Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm, tìm chi tiết để phân tích nhân vật, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.

 

doc94 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 55 đến tiết 102, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác văn bản nghị luận.
	-Có kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong khi viết bài văn nghị luận.
3/Thái độ:
	Biết lĩnh hội và viết được một cách linh hoạt, sáng tạo các phần mở bài và kết bài trong các bài văn nghị luận.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: thiết kế giáo án, huống dẫn việc chuẩn bị bài của học sinh, tham khảo tài liệu liên quan bài giảng.
2.Chuẩn bị của HS: đọc văn bản, nắm được những nội dung cơ bản về nhân vật giao tiếp. Vận dụng giải bài tập.
C.PHƯƠNG PHÁP:	Phân tích tình huống ; Thực hành.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/Kiểm tra bài cũ: 
-Giải thích ý nghĩa nhan đề “Một người Hà Nội”?
-Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật cô Hiền?
-Nét độc đáo của nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm?
2/Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
40 phút
20 phút
20 phút
* HĐ 1: Hướng dẫn cách viết mở bài:
- GV phân nhóm học sinh thực hiện bài tập:
+ Tổ 1, 2: bài tập 1
+ Tổ 3, 4: bài tập 2
+ Tổ 5, 6 nhận xét, nêu cách mở bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn cách viết kết bài.
+Tổ 1, 2: bài tập 1
+Tổ 3, 4: bài tập 2
+Tổ 5, 6 bài tập 3
* HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
- GV phân nhóm.
- HS trình bày trên bảng phụ.
- Các nhóm bổ sung, góp ý.
+ Nhóm 1, 2, 3: bài tập 1.
+ Nhóm 4, 5, 6: bài tập 2.
- Bài tập 3, làm ở nhà.
* HS nêu ghi nhớ bài học.
I/ CÁCH VIẾT MỞ BÀI:
1/ Phân tích ngữ liệu 1:
- Mở bài (1) là mở bài chưa đạt: nêu những thông tin thừa, không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết.
- Mở bài (2) và (3) là mở bài đạt yêu cầu: nêu bật được vấn đề cần trình bày.
2/ Phân tích ngữ liệu 2:
- Trong ví dụ (1), người viết nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có. Đây là cách mở bài gián tiếp tương liên.
- Trong ví dụ (2), người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiến đối tượng đang được trình bày trong văn bản với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật. Để từ đó nhấn mạnh đối tượng trình bày.
- Trong ví dụ (3), người viết nêu vấn đề cũng bằng thao tác so sánh, nhưng nhấn mạnh đặc điểm khác biệt.
* Ghi nhớ về cách mở bài.
II/ CÁCH VIẾT PHẦN KẾT BÀI:
1/ Phân tích ngữ liệu 1:
- Phần kết bài (1) là không đạt yêu cầu: phạm vi nội dung ở phần kết bài quá rộng, không chốt lại được những nội dung đã trình bày và không đánh giá, khái quát lại vấn đề. Chưa có sự liên kết với các phần đã trình bày phía trước.
- Phần kết bài (2) là kết bài đạt yêu cầu: nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề đã trình bày trong toàn bộ văn bản. Đồng thời, có những phương tiện liên kết với các phần trước.
2/ Phân tích ngữ liệu 2:
- Trong ví dụ (1): người viết đã nêu nhận định tổng quát và khẳng định ý nghĩa của vấn đề đã trình bày. Đồng thời liên hệ mở rộng để làm rõ hơn khía cạnh quan trọng nhất của vấn đề.
- Trong ví dụ (2): người viết đã nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước phần kết. Vì thế trong phần kết chỉ cần nhấn mạnh, khẳng định lại bằng một câu văn ngắn gọn”hai đứa trẻ đã thực hiện được điều này”. Đồng thời liên hệ mở rộng và nêu nhận định khái quát: Hơn thế nữadiệu kì.
3/ Rút ra kết luận qua câu hỏi trắc nghiệm:
-Đáp án A, B, C là đáp án chưa chính xác.
-Đáp án chính xác là đáp án C. 
*Ghi nhớ về cách kết bài.
III/ BÀI TẬP:
1/ Bài tập 1:
- Trong phần mở bài (1), người viết giới thiệu trực tiếp đề tài cần trình bày. Cách mở bài này có ưu điểm là nhấn mạnh được ngay vấn đề và phạm vi tìm hiểu.
- Trong phần mở bài (2), người viết giới thiệu đề tài bằng cách gợi mở những vấn đề liên quan đến nội dung chính qua một số luận cứ và luận chứng, theo trình tự logic chặt chẽ. Các mở bài này giới thiệu được vấn đề một cách tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho người tiếp nhận. 
2/ Bài tập 2: Những mở bài và kết bài có những lỗi sau:
- Mở bài trình bày quá kĩ những thông tin về tác giả, tác phẩm, giới thiệu chưa có tính khái quát.
- Kết bài tiếp tục tóm tắt vấn đề đã trình bày, không nêu được nhận định về ý nghĩa của đề tài, trùng lặp với mở bài.
* HĐ 4: Củng cố 
 3/ Hướng dẫn tự học :
Thực hành viết mở bài, kết bài cho một số đề văn nghị luận trong SGK.
* HĐ 5: 
4/ Dặn dò: 
-Bài học: thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại.
-Bài soạn: THUỐC (Lỗ Tấn).
+ Đọc tiểu dẫn, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
+ Tóm tắt truyện, phân tích theo các câu hỏi SGK.
====////====
*RÚT KINH NGHIỆM :
Tuần 27 :	
Tiết 76,77 : 
THUỐC
 Ngày dạy : 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
1/Kiến thức :
 	 -Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.
	-Ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
2/Kĩ năng 
 	 Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại (văn bản tự sự, truyện dịch).
3/Thái độ:
	 Thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước cách mạng Tân Hợi 1911.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, thiết kết giáo án, tìm đọc tư liệu về nhà văn Lỗ Tấn, hướng dẫn HS tự học ở nhà.
2.Chuẩn bị của HS: Đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm, tìm chi tiết để phân tích nhân vật, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.
C.PHƯƠNG PHÁP:
 	 -Động não: HS suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện hiện thực trong tác phẩm.
 	-Thảo luận nhĩm : trao đổi về ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn, về quan điểm và thái độ, trách nhiệm của nhà văn đối với các vấn đề của đất nước, dân tộc.
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/Kiểm tra bài cũ: 
	-Thế nào là mở bài, kết bài trong văn nghị luận?
	-Nêu yêu cầu của mở bài, kết bài trong văn nghị luận?
	-Có mấy cách mở bài, kết bài?
2/Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
5
phút
70
phút
* HĐ 1: Giới thiệu bài mới.
*HĐ 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
HS: Đọc phần nói về cuộc đời và sự nghiệp của Lỗ Tấn.
GV: Gợi ý tìm hiểu qua một số câu hỏi:
- Lỗ Tấn xuất thân trong một gia đình thế nào?
- Vì sao nhà văn lấy bút danh là Lỗ Tấn?
- Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học những nghề nào? Vì sao ông chọn nghề viết văn?
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn là gì?
- Nêu vài tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn?
GV: Chọn vài học sinh tóm tắt truyện ngắn “Thuốc”.
HS: Học sinh tóm tắt, nêu ý nghĩa nhan đề “Thuốc” (Chủ đề).
HĐ 3: Hướng dẫn phân tích tác phẩm.
HS: Đọc tác phẩm ở nhà, vào lớp chỉ đọc vài đoạn tiêu biểu.
GV: Phân nhóm học sinh trả lời các câu hỏi trọng tâm trong sách giáo khoa.
- Nhóm 1: Hình tượng người chiến sĩ Hạ Du?
+ Nhân vật xuất hiện trong tác phẩm gián tiếp hay trực tiếp?
+ Tìm hiểu lai lịch?
+ Hạ Du đang thực hiện nhiệm vụ gì?
+ Phẩm chất cao đẹp của Hạ Du là gì?
+ Kết quả ra sao? Nguyên nhân thất bại?
+ Thái độ của tác giả đối với nhân vật?
+ Ý nghĩa xã hội của hình tượng Hạ Du?
+ Giáo viên nêu bảng phụ định hướng kết quả.
- Nhóm 2: Ý nghĩa hình ảnh nghĩa địa?
+ Hình ảnh nghĩa địa được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
+ Những chi tiết ấy nói lên điều gì?
-Nhóm 3: Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du và câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ?
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du được miêu tả như thế nào?
+ Thấy vòng hoa ấy, thái độ và tâm trạng của mẹ Hạ Du ra sao?
+ Các chi tiết trên nói lên ý nghĩa gì?
- HS nêu chủ đề của tác phẩm?
- Nhân xét gì về người kể chuyện và nghệ thuật kể chuyện?
I/ GIỚI THIỆU:
a/ Cuộc đời :(1881-1936)
- Là nhà văn cách mạng nổi tiếng củaTrung Quốc và thế giới.
- Tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh ở Chiết Giang, Trung Quốc.
-Xuất thân trong gia đình quan lại sa sút. Năm 13 tuổi, cha lâm bệnh không có thuốc mà chết. Lỗ Tấn ảnh hưởng bởi người mẹ trung hậu, kiên nghị là Lỗ Thụy.
- Là nhà văn trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ. Trước khi trở thành nhà văn ông đã từng học ba nghề:
+ Nghề hàng hải mong mở mang tầm mắt.
+ Nghề khai mỏ mong làm giàu cho tổ quốc.
+ Nghề y mong chữa bệnh cho người nghèo.
- Cuối cùng, ông chọn nghề viết văn vì ông nhận ra rằng: “Chữ bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân”, mà văn chương có thể làm điều đó.
b/ Sự nghiệp:
-Viết văn để phê phán căn bệnh tinh thần của quốc dân và tìm cách chạy chữa.
-Tác phẩm tiêu biểu: Thuốc, AQ chính truyện, Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới
2/ Tóm tắt:
3/ Giá trị bao trùm tác phẩm: (Ý nghĩa nhan đề thuốc)
- Phê phán sự lạc hậu của quần chúng về khoa học, họ lấy bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao.
- Phê phán sự lạc hậu của quần chúng về chính trị, họ không có cái nhìn đúng đắn về người chiến sĩ cách mạng.
- Bi kịch của người chiến sĩ cách mạng tiên phong do xa rời quần chúng. Từ đó chỉ ra phương thuốc cho dân tộc mình: cuộc đấu tranh gắn bó với nhân dân.
II/ ĐỌC HIỂU:
1/ Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du:
- Là người giác ngộ cách mạng sớm khi mọi người còn u mê.
- Có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đỗ ngai vàng, đánh đỗ ngoại tộc.
- Kiên cường bất khuất: xem thường cái chết, tuyên truyền 

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 10.doc
Giáo án liên quan