Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 41

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS

- -Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc

- -Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm dến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tính thần

- -Quan niệm về con người trong sáng tác Nguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trị tinh thần cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên các giá trị văn hoá tinh thần đó

- -Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, về kết cấu

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 41 ĐỌC TIỂU THANH KÍ 
Ngày soạn: 20/11 (Độc Tiểu Thanh kí)- Nguyễn Du- 
Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc
-Thấy được Nguyễn Du đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại: không chỉ quan tâm đến những người dân khốn khổ đói cơm rách áo mà còn quan tâm dến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ, gián tiếp nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tính thần
-Quan niệm về con người trong sáng tác Nguyễn Du đã toàn diện hơn: con người không chỉ cần có điều kiện vật chất để tồn tại mà cần có cả những giá trị tinh thần cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên các giá trị văn hoá tinh thần đó
-Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, về kết cấu…
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
 - Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Dạy bài mới
Lời vào bài: Chúng ta đã được biết đến Nguyễn Du với “Truyện Kiều”. Hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” để hiểu hơn, đồng cảm hơn trước tấm long của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ tài sắc có số phận hẩm hiu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY 
HĐ 1: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
TT 1: Đọc phần Tiểu dẫn
TT 2: GV giới thiệu vài nét về tác giả
TT3: GV giới thiệu xuất xứ của bài thơ và đôi nét về Tiểu Thanh.
GV: dẫu được sáng tác trong thời điểm nào thì bài thơ vẫn được khơi nguồn từ niềm thương da diết của Tố Như đối với con người bất hạnh
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài thơ
TT 1: Đọc bài thơ
TT 2: Câu thơ thứ nhất gợi cho em suy nghĩ điều gì về cuộc đời?
TT 3: Tại sao Nguyễn Du lại thương cảm cho số phận của Tiểu Thanh?
Thao tác 4: Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực
Thao tác 5: Nguyễn Du muốn nói điều gì qua 2 câu thực?
Thao tác 6: Tại sao Nguyễn Du lại thể hiện một nỗi hận trong hai câu luận?
Thao tác 9: Nét đặc sắc của hai câu kết là gì?
* Cao Bá Quát: “Trong đời không có gì khó bằng sự gặp gỡ”
* Tố Hữu đã đồng cảm với Nguyễn Du qua bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
HĐ 3: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật
TT1: Khái quát giá trị nghệ thuật của bài thơ?
TT2: Giá trị nội dung của bài thơ?
GV: NDu nêu vấn đề về sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hoá tinh thần.
TT3: HS đọc ghi nhớ
 Tìm hiểu chung
Tác giả:
Nguyễn Du(1756-1820), Hà Tĩnh, hiệu Thanh Hiên, tên chữ là Tố Như
 Cuộc đời gặp nhiều trắc trở
Sống trong một thời đại rối ren
Tác phẩm : chữ Hán và chữ Nôm
Tác phẩm
Xuất xứ: 2 ý kiến
Được sáng tác lúc ông chưa ra làm quan, in trong tập “Thanh Hiên thi tập”
Được sáng tác trong khi đi sứ sang Trung Quốc, sau khi viếng mộ Tiểu Thanh, in trong tập “Bắc hành tạp lục”
b. Đôi nét về nàng Tiểu Thanh: (đọc thêm phần Tiểu dẫn)
 tài sắc, làm vợ lẽ, chết lúc mới 18 tuổi
văn chương bị đốt hết chỉ còn lại Phần dư
Đọc-hiểu
 Hai câu đề
câu 1: 
xưa: cảnh đẹp - nay: hoá gò hoang
tẫn: biến đổi nhanh, mạnh, triệt để
* “Thương hải biến vi tang điền”: biển xanh biến thành ruộng dâu® cuộc đời dâu bể
®gợi lên cái mất mát đau thương
câu 2: 
“độc điếu”: Tiểu Thanh chết trong sự ghẻ lạnh, ND đến thăm mộ Tiểu Thanh cũng chỉ có một mình® mối đồng cảm giữa Tố Như với Tiểu Thanh, giữa những người cô đơn, cô độc
“nhất chỉ thư”: phần dư cảo còn sót lại trong tập thơ của Tiểu Thanh
® nỗi xót xa của Nguyễn Du trước phận bạc của Tiểu Thanh
Hai câu thực
“chi phấn”, “văn chương”:
ẩn dụ® nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh
hoán dụ® nhan sắc và tài năng của tất cả những người phụ nữ trong xã hội
“hữu thần”, “vô mệnh”: biện pháp nhân hoá® nỗi uất hận của Nguyễn Du trước cuộc đời và xã hội
® nỗi bức xúc của Nguyễn Du trước những bất công, phi lí mà Tiểu Thanh và bao người tài hoa khác phải gánh chịu
* Con người cần biết quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình, đặc biệt là những người cùng cảnh ngộ
Hai câu luận
câu 5: con người trong cuộc đời luôn phải gánh chịu những bất công, phi lí® sự chà đạp giá trị nghệ thuật văn chương trong xã hội PK
câu 6: nỗi đồng cảm sâu sắc, niềm thương da diết của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh, đối với những người phận bạc và đối với chính mình
® nỗi oán hờn của Nguyễn Du trước phận bạc của Tiểu Thanh và những con người tài hoa bạc mệnh
Hai câu kết
câu hỏi nghi vấn: khát khao đồng cảm, tri âm
hai câu kết đầy bất ngờ:
2/3 bài thơ đều nói về Tiểu Thanh, 2 câu kết lại nói về chính tác giả
văn học trung đại ít trực tiếp bộc lộ cái tôi cá thể
® nỗi cô đơn và khát khao giao cảm của Nguyễn Du
III.Tổng kết
Giá trị nghệ thuật
sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật
ngôn ngữ giàu sức biểu cảm
hình tượng thơ đa tầng nghĩa
Giá trị nội dung
Bày tỏ niềm thương xót đối với cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh đồng thời bộc lộ tâm sự u uất của chính mình về cuộc đời, về xã hội lúc bấy giờ. 
-Tấm lòng nhân đạo: quan tâm dến thân phận của những người làm ra những giá trị văn hoá tinh thần cao đẹp nhưng bị xã hội đối xử bất công, tàn tệ.
*Ghi nhớ: sgk
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài cũ:
Nắm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: giải bày tâm sự của kẻ cô đơn, ca ngợi những con người làm nên giá trị văn hoá tinh thần cho xã hội
- Chủ đề xuyên suốt trong thơ Nguyễn Du: những con người đặc biệt là người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh
- Học thuộc bài thơ bản phiên âm và dịch thơ
 - Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt tiếp theo, chú ý các bài tập

File đính kèm:

  • doc41 DOC TIEU THANH KI.doc
Giáo án liên quan