Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 26, 27

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

-Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xh phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.

-Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3.Giới thiệu bài mới:

 4.Tìm hiểu bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 26, 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: đọc văn
Tiết 	 	: 26,27
Ngày soạn 	: 28/10/09
Tên bài mới : CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xh phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
-Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Giới thiệu bài mới:
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ 1: HDHS tìm hiểu chung
TT1: Gọi HS nêu ĐN ca dao?
TT2: Nội dung của các bài ca dao?
TT3: Một số BPNT đặc trưng của ca dao?
HĐ2: HDHS đọc hiểu VB
TT1: Gọi HS hệ thống các bài ca dao theo chủ đề : than thân và yêu thương tình nghĩa?
TT2: HS thảo luận về chủ đề, BPNT và ý nghĩa của bài 1,2.
TT3: GV gợi ý HS tìm hiểu bài 3
TT4: Yêu cầu HS phát hiện phân tích giá trị các BPNT được sử dụng ở bài 4?
“Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng thì cười nụ biết bao nhiêu tình”
TT5: Nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm của nhân vật?
TT6: Ở bài 6 khẳng định điều gì trong tình cảm người bình dân?
TT7: HS đọc ghi nhớ
I.Giới thiệu:
 1.Định nghĩa: sgk/18
 2.Nội dung:
Thể hiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân.
 3.Nghệ thuật:
-Thể thơ: lục bát, song thất lục bát, biến thể...
-Dùng các hình ảnh: so sánh, ẩn dụ
-Dùng các môtip hình ảnh tùy từng địa phương:
 +Miền Nam: kênh, rạch, trái bần...
 +Miền Bắc: cây đa, bến nước, con đò...
-Các hình thức: đối đáp, mở đầu(mtả thiên nhiên), điệp ngữ
-Ngôn ngữ: trong sáng, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
II.Đọc hiểu:
 1.Bài 1,2: Ca dao than thân
-Chủ đề: Thân phận người phụ nữ trong xhpk
-Nghệ thuật: +So sánh: thân em như
 +Ẩn dụ: tấm lụa đào, củ ấu gai
 +Môtip: thân em
 +Kết cấu: thân em+như+hình ảnh so sánh
→Hình ảnh nói về giá trị sử dụng được so sánh với thân phận người phụ nữ
-Ý nghĩa: +Than thở về cuộc sống mất tự do, số phận phụ thuộc
 +Khẳng định giá trị: sắc đẹp, phẩm hạnh của mình
-Cụ thể: +Bài 1: ý thức sắc đẹp, giá trị nhưng đau xót vì lệ thuộc
 +Bài 2: nhấn mạnh giá trị bên trong bị lãng quên bởi vẻ ngoài xấu xí→Tự bộc bạch đồng thời thể hiện sự ngậm ngùi cho số phận không may.
 2.Bài 3,4,5,6: Ca dao yêu thương, tình nghĩa
 a.Bài 3:
-Chủ đề: tình yêu đôi lứa bị chia lìa: đau đớn, chua xót
-Môtip: trèo lên...(cây bưởi hái hoa)
-Dùng từ : “ai” : phiếm chỉ→những người chia rẻ tình duyên(lễ giáo, xh pk bất công)
-Nghệ thuật: +Độc thoại: tự than thở với cây khế
 +Chơi chữ: khế chua=lòng ta chua xót
 +So sánh: sao Hôm, sao Mai, mặt trăng, mặt trời...
 +Điệp ngữ: chằng chằng: khăng khít
 +Câu hỏi tu từ: nhớ ta chăng?
=>Khẳng định tình cảm son sắt, sự chờ đợi vô vọng của nhân vật
 b.Bài 4:
-Chủ đề: tình cảm lứa đôi sâu sắc
-Nghệ thuật : +Hình ảnh hoán dụ: khăn, đèn, mắt
 +Nhân hóa: khăn, đèn, mắt: thương nhớ, không ngủ
 +Cấu trúc câu trùng điệp, lặp lại
-Các hình ảnh:
 +Khăn:thương nhớ, rơi,vắt vai, chùi nước mắt... :vật gắn bó người con gái, vật trao duyên→tâm trạng nhớ thương da diết, không còn tự chủ.Nỗi nhớ trải ra theo không gian nhiều chiều trở thành sự bồn chồn, lo lắng
 +Ngọn đèn không tắt: ánh sáng tình yêu cháy mãi
 +Mắt không ngủ: vì thương nhớ mỏi mòn
=>Tình cảm nhớ thương da diết của lứa đôi yêu nhau trong xa cách.
 c.Bài 5:
-Ước mong của cô gái trong tình yêu thật táo bạo & độc đáo
-Môtíp: cái cầu-nơi gặp gỡ, hò hẹn tâm tình cảu bao đôi lứa
 Dải yếm-vật dùng gần gũi thân thiết của cô gái
-Nghệ thuật: nói giảm: sông rộng một gang
=>Sự chủ động trong tình yêu, vượt hủ tục hà khắc của lễ giáo phong kiến, ước mong táo bạo thể hiện tình cảm sâu sắc của cô gái.
 d.Bài 6:
-Lục bát biến thể: 7-7-6-13
-Thành ngữ: gừng cay muối mặn→sự gắn bó, tình cảm sâu nặng
-Ba vạn sáu nghìn ngày=trăm năm
=>Tình cảm vợ chồng chung thủy, keo sơn, gắn bó
*Ghi nhớ sgk/85
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm : những BPNT đặc sắc đựoc sử dụng để thể hiện tâm hồn, tình cảm phong phú của người bình dân.
-Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

File đính kèm:

  • doc26,27 Ca dao than than,yeu thuong....doc
Giáo án liên quan