Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1, 2
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
1. Về kiến thức:
- Thấy được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của ng¬ười thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm .
2. Về kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Về thái độ: Có thái độ cảm thông, trân trọng với nỗi bất hạnh và với những khát vọng chính đáng của con người.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS
ủa mối tình nhiều hơn vì Kiều đã nói nhiều về nguyên nhân của sự tan vỡ. ? Cuối cùng Kiều đã quyết định như thế nào? ? Trao duyên cho em, Kiều đã trao những gì? ? Những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì? ? Tại sao Kiều lại nói "Duyên này em giữ, vật này của chung"? - GV: "Duyên này thì giữ, vật này của chung"-câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào chứa đựng bao xót xa tội nghiệp. Hai chữ "của chung" chất chứa bao đau xót, biết bao giằng xé. ? Mặc dù Kiều đã quyết định trao duyên cho Vân nhưng ta vẫn nhận thấy Kiều mang tâm trạng như thế nào? I. Tìm hiểu chung - Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều, mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều. - Hai đoạn: + Đoạn 1 (Mười tám câu đầu) : Thuý Kiều nhờ Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. + Đoạn 2 (còn lại) : Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. II. Đọc - hiểu văn bản 1. Mười tám câu đầu : Thuý Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. * Kiều nhờ cậy Vân : - Từ ngữ: + “cậy”, “chịu” ® sự nhờ vả một cách tin tưởng nhưng có phần ép buộc. + “lạy”, “thưa” ® Thái độ kính cẩn, hàm ơn, tôn trọng => Giọng điệu nài nỉ, khẩn cầu, vừa như trông cậy vừa như nài ép. ® Tạo sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra. ® Đặt Thúy Vân vào tình thế không thể chối từ. * Kể về mối tình với chàng Kim : - Thành ngữ “Đứt gánh tương tư”: Mối tình mong manh, tan vỡ - Cụm từ “sóng gió bất kì”: gia biến đột ngột, bất ngờ. - Hình ảnh “quạt ước”, “chén thề”: Hai người tặng nhau quạt để tỏ ý ước hẹn trăm năm, uống rượu thề nguyền thủy chung - Điệp từ "khi" (2 lần): Sự sống lại của tình yêu đôi lứa bên nhau. → Mối tình nồng thắm, sâu đậm nhưng mong manh, nhanh tan vỡ. * Kiều trao duyên cho em. - Hình ảnh: + Chiếc vành (vòng, xuyến đeo tay) kỉ vật đầu tiên của Kim Trọng tặng cho kiều. + Bức tờ mây: tờ giấy có trang trí hình mây ghi lời thề nguyền của hai người. + Đàn và hương : những vật mà Kim - Kiều có chung kỉ niệm (đốt hương và gảy đàn bên nhau) → Trao kỉ vật của tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. - Từ : + "duyên này" - em "giữ", + "vật này" - "của chung" → Trao lời thiết tha, tâm huyết => Tâm trạng đớn đau, giằng xé. 4. Củng cố : ? Hãy cho biết nhan đề Trao duyên có phù hợp với nội dung của đoạn trích không? Vì sao? Hãy thử đặt một nhan đề khác cho đoạn trích? Gợi ý trả lời : Đây không phải là cảnh ép duyên. "Trao duyên" ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Đoạn thơ thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Du trong tình yêu đôi lứa - tình yêu tự do: Kiều trực tiếp kể về tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe mà không hề che giấu bằng những lí lẽ khác những mong Thúy Vân hiểu, đồng cảm và giúp mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Mặt khác, đoạn thơ còn thể hiện rõ tấm lòng nhân ái của Nguyễn Du trước nghĩa tình, trước đạo lí làm người của con người Việt Nam. ?Trong xã hội hiện nay còn hiện tượng "trao duyên" không? Vì sao? Gợi ý trả lời: Có thể vẫn còn nhưng chỉ là hi hữu vì trong xã hội ngày nay, con người đã được tự do yêu thương. Hơn nữa, vấn đề về "nghĩa" cũng không còn quá nặng nề và cũng ít có người nào lại rơi vào cảnh ngộ như Kiều. Ví dụ: Bà Vũ Thị Nhiễu - vợ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí - trước khi qua đời đã nhờ em gái của mình là bà Vũ Thị Đậu (góa chồng) thay mình chăm sóc cho thầy Kí. 5. Hướng dẫn tự học : - Học thuộc lòng mười tám câu thơ đầu của đoạn trích. - Tìm những câu thơ trong đoạn trích cho thấy Kiều nhớ về các kỉ niệm của tình yêu. - Tìm hiểu mười tám câu thơ còn lại . IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 24/02/2014 Ngày dạy: 03/03/2014 Tiết dạy: 83 TRAO DUYÊN TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh 1. Về kiến thức: - Thấy được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ. - Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm . 2. Về kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại, rèn kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Về thái độ: Có thái độ cảm thông, trân trọng với nỗi bất hạnh và với những khát vọng chính đáng của con người. II. CHUẨN BỊ CỦA GV&HS 1. Giáo viên : 1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học: - Phương pháp: Đọc hiểu, phân tích kết hợp so sánh, nêu vấn đề qua hình thức học sinh trao đổi thảo luận - GV chuẩn bị gợi ý, định hướng 1.2. Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo; tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng 10, thiết kế giáo án. 2. Học sinh - Phương tiện: Vở ghi, vở soạn văn, SGK - Tự đọc văn bản bài học trước và trả lời các câu hỏi trong SGK (tr 106 ), sau đó tiến hành thảo luận trên lớp, nêu các luận điểm đã tiếp nhận từ bài học. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra : Câu hỏi : Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS đọc đoạn"Mai sau ...thác oan" ? Trong lời nói với Thúy Vân, Kiều đã liên tưởng tới cái chết. Tìm những từ ngữ phản ánh ý nghĩ này? (Kiều nhớ lại cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió "ào ào đổ lộc rung cây" khi Kiều thắp hương bên mộ Đạm Tiên). ? Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? GV : Tiếng nói thương xót thân phận, gọi hồn trong Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Phản chiêu hồn của Nguyễn Du cho thấy nhà thơ quan tâm nhiều đến sự oan ức trong cái chết của những người bất hạnh - một phương diện độc đáo của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. GV đọc tiếp đoạn "Bây giờ...từ đây". ? Kiều đối thoại với những ai ? Cử chỉ, thái độ?Diễn biến tâm trạng của Kiều được thế hiện như thế nào qua các lời thoại trong đoạn trích? Về hình thức, ta thấy toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều với Thuý Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng chứ không còn nói với Thuý Vân nữa, có lúc nàng tự nói với chính mình (những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm tình yêu hoặc "Bây giờ...ái ân!" cũng là tự nói với mình). Tưởng tượng trước mặt mình là Kim Trọng, nàng vật vã trong nỗi đau của tình duyên lỡ dở. Kiều không chỉ nghĩ đến nỗi đau khổ của mình mà còn nghĩ đến nỗi đau khổ của người yêu, nàng xót thương cho chàng Kim vì mình mà dang dở. ? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? ? Ý nghĩa văn bản? 2. Còn lại : Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên. * Dự cảm về cái chết trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều : mai sau "trông ra ..chị về", "hồn", "dạ đài", "người thác oan". → Cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt. * Từ chỗ nói với em, Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu : - Nói với chính mình: Ý thức về hiện tại : "trâm gãy gương tan”,”tơ duyên ngắn ngủi”,”phận bạc nhu vôi”,”nước chảy hoa trôi” → đầy bi thảm: tan vỡ về hạnh phúc, thân phận lênh đênh, chìm nổi; giọng đau đớn. - Nói với Kim Trọng: + Cử chỉ “lạy tình quân”: sự tạ tội với Kim Trọng. + Cách gọi "Kim Lang”: tình cảm gắn bó vợ chồng. + Cụm từ “Thiếp đã phụ chàng”: sự day dứt mắc cảm của một kẻ phụ tình. → Trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Kiều hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. - Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. 2. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân. 4. Củng cố: Qua việc trao duyên của Kiều, anh (chị) hiểu gì về tình yêu của người xưa? 5. Hướng dẫn tự học : - Học thuộc lòng đoạn thơ còn lại. - Đang nói chuyện với Thuý Vân, Kiều chuyển sang nhắn gửi Kim Trọng. Sự chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều? IV. RÚT KINH NGHIỆM Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguồn gốc và sự sáng tạo của Truyện Kiều TT: Gọi học sinh đọc mục I phần tiể dẫn sách giáo khoa và nêu câu hỏi CH: Dựa vào sách giáo khoa nêu ngắn gọn về nguồn gốc Truyện Kiều - Học sinh trả lời - Giáo viên chiếu nội dung và khái quát lại GV: Về quan hệ giữa Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng đây là một sự phiên dịch, sao chép lại. CH: Anh chị có đồng tình với ý kiến ấy không? - Học sinh giải thích - Giáo viên khái quát lại và tiếp tục đặt câu hỏi CH: Vậy em hãy trình bày những sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều? - Học sinh thảo luận nhóm và trình bày - Giáo viên khái quát lại và khắc sâu thêm. Gv chiếu nội dung lên máy chiếu. Hoạt động2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắ tác phẩm - Học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học ở cấp 2 - Giáo viên lưu ý học sinh một số sự kiện chính trong cuộc đời oan khổ của Kiều và dặn dò các em về nhà tóm tắt. Hoạt động3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật của Truyện Kiều CH: Em hãy trình bày những giá trị nội dung cơ bản của Truyện Kiều - HS suy nghĩ trả lời - Giáo viên khái quát lại và khắc sâu CH: Truyện Kiều là Bài ca về tình yêu tự do và công lí, em hãy chúng minh ý kiến đó Giáo viên phát phiếu học tập Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời Giáo viên gọi học sinh bổ sung, đánh giá, khái quát lại và chiếu nội dung CH: Giọt nước mắt khóc thương cho số phận con người của Nguyễn Du tronmg truyện Kiều được thế hiện như thế nào? Giáo viên phát phiếu học tập Học sinh làm việc theo nhóm và trả lời Giáo viên gọi học sinh bổ sung, đánh giá, khái quát lại và chiếu nội dung CH: Tại sao nói xã hội trong Truyện Kiều là xã hội ăn thịt người ngọt sớ
File đính kèm:
- TRAO DUYEN.doc