Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì 2 - Nguyễn Thanh Bình

 

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

- Nắm được cảm hứng tự hào lịch sử của tác giả trước chiến công vang dội và hào hùng. Tác phẩm thể hiện hào khí thời đại hào khí Đông A.

- Cảm hứng lịch sử thể hiện rõ qua việc thăm sông Bạch Đằng.

 B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ:

3- Giới thiệu bài mới:

 

doc60 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 – Học kì 2 - Nguyễn Thanh Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Tháo uống rượu luận anh hùng” theo hướng dẫn SGK.
I- Tìm hiểu chung
1- Sơ lược về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
- Phát triển vào thời Minh - Thanh (1368-1911)
- Tiểu thuyết chia thành nhiều chương hồi:
+ Sự kiện được xắp xếp trước sau; 
+ Kết thúc vào mâu thuẫn phát triển đến cao trào;
- Xây dựng nhân vật:
+ Tính cách được hình thành từ hành động; 
+ Nhân vật hành động trong địa bàn rộng lớn;
- Cấu trúc: chương hồi, mở đầu mỗi hồi thường có hai câu thơ tóm tắt nội dung chính của hồi kết thúc có câu hạ hồi phân giải.
2- ''Tam quốc diễn nghĩa'' của La Quán Trung:
a. Tác giả: 
- La Quán Trung (1330-1400), tên là Bản, tự Quán Trung. Quê 
b. Tác phẩm: 
- Tam quốc diễn nghĩa được La Quán Trung sưu tầm lại từ tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian.
- Tam quốc diễn nghĩa, ra đời thế kỉ 14, dài 120 hồi. Miêu tả cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguỵ - Thục - Ngô
- Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm:
+ Phản ánh nguyện vọng nhân dân;
+ Kho tàng kinh nghiệm phong phú chiến lược chiến thuật;
+ Đề cao tình nghĩa;
+ Ngôn từ kể truyện hấp dẫn.
II- Tìm hiểu đoạn trích:
1. Vị trí
- Đoạn trích thuộc hồi 28 của tác phẩm.
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”.
2. Đọc - hiểu đoạn trích
a. Hình tượng nhân vật Trương Phi (Trương Dực Đức):
* Hành động:
+ Nghe tin Quan Công đến: “ chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra của bắc”
+ Khi gặp Quan Công: “ mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công...”
=> Hành động dứt khoát, mạnh mẽ.
* Lời nói:
+ Xưng hô “mày”, “tao”, nói Quan Công bội nghĩa,
+ Lí lẽ của Trương là: lẽ nào trung thần lại thờ hai chủ
+ Không nghe lời khuyên của bất cứ ai.
=> Ngôn ngữ bộc trực, nóng nảy.
* Ứng xử, thái độ: 
+ Kiên quyết dang tay đánh trống thử thách tấm lòng trung nghĩa của Quan Công trong ba hồi trống.
+ Mọi chuyện sáng tỏ, hết nghi ngờ, nhận lỗi, thụp lạy Vân Trường.
* Tiểu kết: Hình tượng Trương Phi tuyệt đẹp: dũng cảm, cương trực, trong sáng vô ngần,.
b. Hình tượng nhân vật Quan Công (Vân Trường hay Quan Vũ):
* Hành động:
+ Một lòng tìm về đoàn tụ anh em;
+ Mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo tin;
+ Gặp Trương Phi: giao long đao cho Châu Thương cầm;
+ Tránh né và không phản kích.
+ Chấp nhận lời thử thách, nhanh chóng chém tướng Tào là Sái Dương để minh oan cho bản thân.
* Thái độ, ngôn ngữ:
+ Ngạc nhiên trước hành động của Trương Phi;
+ Nhún nhường, thanh minh: “Hiền đệ; ta thế nào là bội nghĩa?; đừng nói vậy oan uổng quá!;...”
* Tiểu kết: Quan Công là người rất mực trung nghĩa. Tấm lòng Vân Trường luôn son sắt thủy chung nhưng cũng rất bản lĩnh và kiêu hùng.
c. Ý nghĩa (âm vang) hồi trống Cổ Thành:
- Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ. 
- Hồi trống Cổ Thành: hồi trống giải nghi với Trương Phi, minh oan cho Quan Vũ; biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng
- Hồi trống tạo ra không khí hào hùng, hoành tráng và mạnh mẽ cho “màn kịch” Cổ Thành.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
- Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc;
- Xung đột kịch rõ nét.
Tuần: 22
Tiết: 66 	 
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: 
- Ôn tập và củng cố kĩ năng tóm tắt vă bản nói chung.
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản thuyết minh và so sánh sánh với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Củng cố các kĩ năng tổng hợp về văn bản thuyết minh.
 B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: ? Học sinh chữa bài tập SGK Tr 68.
3- Giới thiệu bài mới: 
I. Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh
- Giáo viên gợi dẫn: Trong thực tế, do điều kiện thời gian và công tác, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đọc nguyên văn một văn bản thuyết minh cho người khác nghe, mà đôi khi phải tóm tắt sao cho ngắn gọn, đủ ý để người nghe có thể nhanh chóng nắm được những thông tin chính về đối tượng. Nói cách khác, tóm tắt văn bản thuyết minh vừa là đòi hỏi của cuộc sống, vừa là một hệ thống các thao tác kĩ năng của môn làm văn.
- Vậy việc tóm tắt một văn bản: nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng mà văn bản nói tới một cách ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
II. Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh 
1. Ôn tập về tóm tắt văn bản tự sự
- Giáo viên gợi dẫn học sinh nhắc lại các ý chính:
1. Những yếu tố quan trọng của văn bản tự sự là: sự việc và nhân vật chính (hoặc: cốt truyện và nhân vật chính).
2. Những yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết
3. Cách tóm tắt văn bản tự sự: phải dựa vào sự việc và nhân vật chính
4. Mục đích tóm tắt văn bản tự sự: tóm tắt văn bản tự sự là kể lại 
5. Quy trình tóm tắt văn bản tự sự:
*Bước 1: Đọc kĩ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
*Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính.
*Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo một trình tự hợp lí.
*Bước 4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
2. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản Nhà sàn và trả lời các câu hỏi:
	1. Văn bản thuyết minh về đối tượng nào?
	2. Đại ý của văn bản là gì?
	3. Có thể chia văn bản thanh mấy đoạn và ý chính của mỗi đoạn là gì?
	4. Viết bản tóm tắt văn bản và cho biết cách làm .
- Học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Văn bản thuyết minh về một sự vật (nhà sàn), một kiểu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi (đối tượng thuyết minh).
2. Văn bản giới thiệu về nguồn gốc, kiến trúc và giá trị sử dụng của nhà sàn (đại ý).
3. Văn bản có thể chua làm 3 phần:
a. Mở bài: 
+ Từ đầu đến văn hoá cộng đồng: định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn;
b. Thân bài:
- Tiếp theo đến nhà sàn: thuyết minh nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
c. Kết bài:
- Đoạn còn lại: khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
	- Giáo viên chốt kết quả:
4. Tóm tắt: Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, gianh, nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai câu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
* Vậy thì để tóm tắt đạt hiệu quả cao cần:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh
Bước 2: Đọc kĩ văn bản gốc để nắm được định nghĩa, số liệu, tư liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng thuyết minh.
Bước 3: Viết bản tóm tắt bằng lời của mình.
Bước 4: Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.
4- Củng cố:
III. Hướng dẫn luyện tập 
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh:
Văn bản 
So sánh
Tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt văn bản thuyết minh
Giống nhau
- Là hình thức rút gọn văn bản
- Là hình thức rút gọn văn bản
Khác nhau:
+ Mục đích: Hiểu được tác phẩm 
+ Cách thức: Dựa vào sự việc chinhs và nhân vật chính.
+ Quy trình: Bốn bước có nội dung cụ thể không giống với các nội dung của tóm tắt văn bản thuyết minh.
+Nhận thức được đối tượng
+Dựa vào định nghĩa, dữ liệu, thông số, số liệu, nhận định.
+Bốn bước có nội dung cụ thể khác với tốm tắt văn bản tự sự.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK/ tr70.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1/tr71
a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản:
- Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba-sô là tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm thể thơ hai-cư.
b.Bố cục của văn bản:
- Đoạn 1: từ đầu đến M.Si-ki (1867-1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
- Đoạn 2: phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư.
c.Viết đoạn văn tóm tắt:
*Tham khảo:
Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-e-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết, thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
5- Dặn dò
- Cần nắm vững mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Ôn tập kiến thức về việc tóm tắt văn bản tự sự để có thể lập bảng so sánh.
- Tìm hiểu kĩ cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Thực hành thông qua bài tập 2/tr72 (BTVN) và học phần Ghi nhớ.
Tuần: 23
Tiết: 67-68 	 
	Tác giả Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh: 
- Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, gía trị nội dung và gía trị nghệ thuật;
- Đánh giá đóng góp của tác phẩm cho nền văn học trung đại thế kỉ XVIII
- Tâm trạng đau đớn xót xa của người chinh phụ
B- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: 
 ? Ấn tượng của em về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.
3- Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Tiết1
Học sinh đoạ SGK.
- Em biết gì về tác giả Đặng Trần Côn?
- Điều lưu ý về dịch giả?
-Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về Phan Huy Ích.
? Tác phẩm Chinh phụ ngâm có những đặc điểm nổi bật nào. So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm.
Học sinh đọc văn bản
- Giáo viên g

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 chuan HKII.doc