Giáo án Ngữ văn 10 - Cảm xúc mùa thu

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

 Giúp HS:Hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận mình.

2.Về kĩ năng

 Tiếp tục rèn luyện và bồi dường kĩ năng, phương pháp đọc thơ Đường

3.Về thái độ

 Cảm thông với nỗi buồn nhớ quê hương, nỗi ngậm ngùi cho thân phận của ĐP trong những tháng ngày lưu lạc, tha phương và trân trọng tấm lòng cao đẹp của nhà thơ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy

2. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (trong khi học bài mới)

* Giới thiệu bài mới: BT : "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ được sáng tác năm 766- tức là sau khi loạn An- Lộc - Sơn đã kết thúc được 3 năm và chỉ 4 năm trước khi nhà thơ qua đời. Trong thời gian diễn ra loạn An- Sử và kể cả khi loạn AN-SỬ được dẹp tan một vài năm, đất nước TQ vẫn chìm ngập liên miên trong cảnh loạn li. Cuộc sống của nhân dân vô cùng điêu đứng. GĐ ĐP cũng không phải là ngoại lệ. Để hiểu rõ hơn về thực trạng đất nước TQ cũng như hoàn cảnh, nỗi đau riêng của t/g chta tìm hiểu: "Cảm xúc mùa thu"(Thu hứng).

2. Dạy nội dung bài mới

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8194 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Cảm xúc mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong) rừng phong không phải là trạng ngữ mà là đối tượng bị "sương móc" làm cho tiêu điều, bị sương móc vùi dập tàn nhẫn.
[ Cảnh thu: lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt
(GV chiếu):
- Cảnh thu ở 2 câu thực ntn?(GV đọc 2 câu thực))
- Cảm nhận của em về bức tranh thu này?
* Cảnh thu trong 2 câu thực
Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.
(Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời,
Trên cửa ải mây sà xuống giáp mặt đất âm u )
- Giữa lòng sông, những con sóng lớn đập mạnh vào vách đá rồi vọt tung lên lưng trời
- Trên cửa ải những đám mây nặng nề sa xuống mặt đất âm u.
- Cảnh thu được khắc hoạ từ lòng sông kéo lên tận miền quan ải, không gian như được nới ra ở 3 chiều: rộng, cao, xa, tạo nên một khung cảnh hoành tráng. Trong cái hoành tráng ấy là cái dữ dội của sóng nước và cái âm u sầm tối nơi quan ải.
- Những ý trên đã được bản dịch thơ thể hiện thành công. Tuy nhiên, cái hướng vận động trái chiều của sóng- mây trong nguyên tác chưa được bản dịch thơ truyền tải. Chính sự vận động trái chiều này (sóng vọt lên tận lưng trời>< mây sà xuống giáp mặt đất) mới lấp kín không gian gợi cảm giác về sự dồn ép, dồn nén, nghẹt thở.
] Bức tranh mùa thu trên sông nước và miền quan ải: hoành tráng, dữ dội, âm u, dồn nén.
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Bốn câu thơ đặc tả cảnh thu rõ nét. Nhưng có ý kiến lại cho rằng Đỗ Phủ không chỉ tái hiện bức tranh mùa thu mà gián tiếp vẽ lên cảnh đời lúc bấy giờ. Ý kiến của em thế nào? (GV lưu ý HS có thể dựa vào HCRĐ của bt để suy nghĩ).
- HS thảo luận, phát biểu:
- Đúng là như thế bởi cảnh thu xơ xác, tiêu điều, lại có chỗ hoành tráng, dữ dội, trời đất chao đảo, không gian như dồn nén đã gợi lên một hiện thực xã hội bất an, cuộc sống tiêu điều, xơ xác, không khí ngột ngạt bức bối của những năm sau chiến loạn An- Sử.
]Cảnh thu cũng chính là cảnh đời lúc bấy giờ: gợi lên một hiện thực xã hội bất an, cuộc sống tiêu điều, xơ xác, không khí ngột ngạt bức bối,…
- GV gợi ý tiếp: Thu cảnh cũng là tình thu, các nhà thơ Đường hay tả cảnh ngụ tình. Từ cảnh thu, cảnh đời như thế, bước đầu có thể hình dung điều gì về tâm trạng nhà thơ?
- Nỗi buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, u ám, chao đảo của đất nước lúc bấy giờ.
- GV chiếu 4 ct 
- HS đọc
- So với 4 câu đầu, cảnh thu ở đây có gì khác?
b. Bốn câu sau
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
(Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước,
Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.
Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,
Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.) 
→ Đây là cảnh thu gần, không gian thu cận kề (khóm cúc, con thuyền). Không chỉ có cảnh mà còn có âm thanh, có h/a sự sống của con người (4 câu đầu chỉ có tình người mà không có hình ảnh con người) và đặc biệt là sự xuất hiện rõ nét của nhân vật trữ tình với những nỗi niềm tâm sự trong bt.
- Tầm nhìn của t/g đã có sự thay đổi nào trong 4 câu thơ sau nhất là ở câu 5-6?
 → Từ không gian xa rút về không gian cận kề (khóm cúc, con thuyền) rồi lặn vào không gian tâm tưởng (lệ, tâm). Những thay đổi này cho thấy sự vận hành của tứ thơ là từ cảnh đến tình.
(GV chiếu câu 5:
- Vì sao lại là "hai lần" mà không phải là con số khác? Em hiểu 2 lần trong câu thơ này là thế nào? (chú ý sự nhất quán với "ngày trước")?
Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
(Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước
- "Hai" là hai năm kể từ khi tác giả đến Quỳ Châu nhưng "hai" cũng có nghĩa là nhiều, nó nhất quán với "ngày trước"- ngày trước là năm ngoái mà cũng có thể là nhiều năm trước, cả những năm trước khi đến Quỳ Châu
- Tại sao nhìn cúc nở mà chảy "dòng lệ cũ" (nước mắt ngày trước) mà không phải là nước mắt của ngày hôm nay (trong khi đây là cái nhìn của hiện tại)?
→ Vì không phải bây giờ nhìn cúc nở mới khóc mà năm ngoái, những năm trước nhìn cúc nở đã khóc rồi. Cúc có thể khác, chứ dòng lệ, tiếng khóc thì vẫn vậy thôi- vẫn cùng một nỗi niềm đau xót. Như thế tức là ĐP đã khóc nhiều năm rồi và nỗi buồn đau trong lòng nhà thơ đã kéo dài nhiều năm qua.
- Từ hoàn cảnh lịch sử và bản thân, gia đình nhà thơ, hãy cho biêt ĐP đã "tuôn rơi nước mắt" vì điều gì, đã "khóc" cho ai?
- HS cắt nghĩa: 
- ĐP đã tuôn rơi nước mắt trước những đau thương của dân chúng trong cảnh loạn li, trước cảnh đất nước mới đây hưng thịnh mà nay xơ xác tiêu điều. NT đã "khóc" cho thân phận của chính mình, gia đình mình trong những ngày nghèo đói, phiêu bạt.
- GV chiếu câu 6:
- GV: So với nguyên tác, bản dịch thơ câu 6 đã bỏ qua chữ nào, chưa truyền tải được hết ý nghĩa của h/a thơ nào?
:
- Từ sự đối chiếu ấy em hiểu rõ hơn điều gì về cảnh ngộ và tâm sự sâu kín của t/g?
- HS đối chiếu, đánh giá
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
(Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.)
- NCT đã bỏ qua chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi). Đây không phải là con thuyền bt mà là "cô chu" (con thuyền lẻ loi). 
→ H/a này gợi sự lẻ loi, cô đơn độc của nt và gđ nơi đất khách quê người. Nỗi buồn vì thế mà tăng thêm.
- GV gợi mở: Câu 6 có 1 ý thơ rất hay, độc đáo. Hãy phân tích cái hay, cái độc đáo của câu thơ này.
- Trước hết câu thơ này miêu tả một sự thực: con thuyền (chở gđ nhà thơ) bị buộc chặt ở đây- ở đất Quỳ Châu. Nhưng từ những h/a thực ấy mà liên tưởng tới lòng mình cũng bị "buộc" lại, trái tim bị "thắt" lại, "nỗi lòng quê cũ" bị "giữ chặt" lại mãi ở nơi đây, trên con thuyền cô đơn. 
→ Nỗi nhớ quê, nhớ nước bị buộc lại, không thể có cách nào để giải toả, t/c vì thế mà thêm da diết, dồn nén.
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề: Như vậy, cảnh thu đã chuyển thành tình thu. Theo cái mạch ấy và cũng là lẽ thường trong các bài luật thi (8 câu), 2 câu kết sẽ bộc lộ trực tiếp cảm xúc chủ quan của tác giả. Thế nhưng, 2 câu cuối này lại không như thế, nhà thơ lại tả ngoại cảnh. Chta sẽ khám phá sự lạ thường ở 2 câu kết.
- GV chiếu 2 câu cuối:
- Hai câu kết tả cảnh gì?
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.
(Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,
Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.) 
- Hai câu kết vẽ lên một cảnh tượng quen thuộc trong đời sống của người TQ xưa: không khí tấp nập của mọi người nô nức may áo rét và âm thanh vang động của tiếng chày đập áo để chuẩn bị đối phó với mùa đông.
- Hai câu tưởng như là phá luật nhưng đó mới chính là cái sâu sắc, cái "ý tại ngôn ngoại", cái dư vị mà bài thơ để lại. ĐP không nhằm tả cảnh mà thực chất đang mượn cảnh để nói tình bởi đối với người đang phải tha phương lưu lạc như nhà thơ thì quang cảnh ấy chỉ làm cho lòng người buồn hơn, nỗi niềm quê cũ càng da diết hơn, cháy bỏng hơn.
- Là người TQ ĐP chắc hiểu rất rõ ý nghĩa của tiếng chày đập áo. Ng ta may áo rét không phải chỉ để đối phó với mùa đông mà còn để gửi cho ng thân nơi xa. Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ của ĐP, âm thanh kia đang ẩn giấu nỗi niềm nào của thi nhân?
- Âm thanh của tiếng chày đập áo khép lại bài thơ đồng thời nó lại dường như là nốt nhạc đầu tiên trong một bản nhạc của nỗi nhớ quê đang cất lên những giai điệu buồn, đang lan toả những vòng sóng âm thanh da diết tới tận không gian bé nhở nhất trong lòng nt.
- HS đọc "Ghi nhớ" trong SGK
III. TỔNG KẾT
 Bt là nỗi lòng riêng tư của ĐP nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nght thơ Đường ở đây đạt tới trình độ mẫu mực.
3. Củng cố (2'): 
Em hiểu thêm điều gì về Đỗ Phủ sau khi học xong bài thơ này?
4 Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2')
a. Học bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ, đọc kĩ phần nội dung đã ghi.
- Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ, cảm nhận về bài thơ.
b. Chuẩn bị bài mới
- Học thuộc lòng 3 bài thơ (phần dịch thơ)
- Nêu nội dung cơ bản và nhg đặc sắc nghệ thuật của cả 3 tp đọc thêm, có tham khảo tài liệuHọc 
(Nếu bạn thấy có thể dạy theo hướng thiết kế này, hãy liên hệ (theo sđt: 01676540298) để nhận đủ bộ giáo án Ngữ văn 10, 11,12)
\
Ngày soạn: 30/11
 Ngày.........../2013 dạy lớp 10A
Tiết 43
 Ngày.........../2013 dạy lớp 10B
 Ngày........../2013 dạy lớp 10C
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
lllllllllt(Nếu bạn thấy có thể dạy theo hướng thiết kế này, hãy liên hệ (theo sđt: 01676540298) để nhận đủ bộ giáo án Ngữ văn 10, 11,12)
I. MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức
 Giúp HS: Nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 
2.Về kĩ năng
 Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và sử dụng hai biện pháp tư từ ẩn dụ và hoán dụ.
3.Về thái độ
 Nhận thấy cái hay cái đẹp của việc srư dụng các biện pháp tu từ trên, có ý thức khi tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy
2. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (trong khi học bài mới)
* Giới thiệu bài mới: Ở chương trình THCS các em đã được học hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hai phép tu từ thường gặp trong văn chương song các em lại hay bị lẫn lộn. Để nâng cao kiến thức và giúp các em có thể phân biệt được hai phép tu từ này thì…
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên và HS
Yêu cầu cần đạt
- GV: Cho học sinh ôn lại những kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ ẩn dụ (Khái niệm, các kiểu ẩn dụ…)
- Ẩn dụ là gì? Có mấy kiểu ẩn dụ?
- HS: nhớ lại kiến thức cũ và trả lời câu hỏi: 
- GV chiếu slide 1
I. ẨN DỤ (20')
slide 1:
(*)Khái niệm: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 (*)Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp (ẩn dụ: hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đồi cảm giác).
- GV chiếu slide 2
- HS đọc những câu ca dao ở bài tập 1
- Thuyền - bến, cây đa bến cũ- con đò,... gợi ta liên tưởng đến điều gì? Vì sao? 
BÀI TẬP 1
slide 2:
(1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(2) Trăm năm đành lỗi hẹn hò
 Cây đa bến cũ con đò khác đưa
- Gợi liên tưởng về những con người đã từng g

File đính kèm:

  • docNGU VAN 10 TRON BO CHUAN.doc
Giáo án liên quan