Giáo án Ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề: Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống quê hương Sông Đốc - Phạm Văn Khởi

I. Mục tiêu

Qua các hoạt động học sinh biết được sơ lược lịch sử phát triển của thị trấn Sông Đốc, một số chỉ số đặc trưng và là đô thị loại 4, tiến tới thành thị xã vào năm 2015.

Mỗi học sinh cần phải phấn đấu để thành người công dân tốt, phục vụ cho sự phát triển quê hương.

II. Các hoạt động/kĩ thuật dạy học

 

Hoạt động 1: Đôi nét về huyện Trần Văn Thời (Bằng Kĩ thuật công não, liệt kê sự kiện).

Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thị trấn huyện lỵ và 11 xã:

Thị trấn Trần Văn Thời (huyện lỵ), Thị trấn Sông Đốc và các xã:

1. Xã Khánh Bình Đông

2. Xã Khánh Bình Tây Bắc

3. Xã Khánh Bình Tây

4. Xã Khánh Bình

5. Xã Khánh Hải

6. Xã Khánh Hưng

7. Xã Khánh Lộc

8. Xã Lợi An

9. Xã Phong Điền

10. Xã Phong Lạc

11. Xã Trần Hợi

Hoạt động 2: Giới thiệu Thị trấn Sông Đốc (Bằng Kĩ thuật công não, liệt kê sự kiện).

- Câu hỏi 1: Bằng sự hiểu biết của em, em hãy viết một đoạn văn nói về hương Sông Đốc.

 

- Câu hỏi 2: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết:

+ Tên Sông Đốc xuất hiện vào thời điểm nào, có gì đặc biệt?

+ Sông Đốc có diện tích: ., gồm các Khóm:

+ Vị trí địa lý:

+ Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu? Thế mạnh về phát triển kinh tế?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chủ đề: Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống quê hương Sông Đốc - Phạm Văn Khởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM VĂN KHỞI Giáo án NGLL 6 tháng 12
Chủ đề: Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống quê hương Sông Đốc
(Thời lượng 2 tiết)
I. Mục tiêu
Qua các hoạt động học sinh biết được sơ lược lịch sử phát triển của thị trấn Sông Đốc, một số chỉ số đặc trưng và là đô thị loại 4, tiến tới thành thị xã vào năm 2015.
Mỗi học sinh cần phải phấn đấu để thành người công dân tốt, phục vụ cho sự phát triển quê hương.
II. Các hoạt động/kĩ thuật dạy học
Hoạt động 1: Đôi nét về huyện Trần Văn Thời (Bằng Kĩ thuật công não, liệt kê sự kiện).
Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thị trấn huyện lỵ và 11 xã:
Thị trấn Trần Văn Thời (huyện lỵ), Thị trấn Sông Đốc và các xã:
Xã Khánh Bình Đông
Xã Khánh Bình Tây Bắc
Xã Khánh Bình Tây
Xã Khánh Bình
Xã Khánh Hải
Xã Khánh Hưng
Xã Khánh Lộc
Xã Lợi An
Xã Phong Điền
 Xã Phong Lạc
 Xã Trần Hợi
Hoạt động 2: Giới thiệu Thị trấn Sông Đốc (Bằng Kĩ thuật công não, liệt kê sự kiện).
- Câu hỏi 1: Bằng sự hiểu biết của em, em hãy viết một đoạn văn nói về hương Sông Đốc.
- Câu hỏi 2: Đọc đoạn văn dưới đây và cho biết:
+ Tên Sông Đốc xuất hiện vào thời điểm nào, có gì đặc biệt?
+ Sông Đốc có diện tích:.., gồm các Khóm:
+ Vị trí địa lý:
+ Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu? Thế mạnh về phát triển kinh tế?
Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, được thành lập từ năm 1979, hiện có 13 khóm, diện tích tự nhiên 3.349 ha, dân số trên 51 nghìn người.
Đô thị Sông Đốc với lịch sử phát triển lâu đời, thiên nhiên giàu đẹp, tiềm năng dồi dào, nhất là tiềm năng phát triển kinh tế biển, đang trong quá trình đổi mới, đi lên, mở cửa, hội nhập, phấn đấu xây dựng đô thị Sông Đốc thành đô thị phát triển bền vững, mang nét đặc trưng của vùng sông nước, nơi thuận lợi phát triển hậu cần nghề cá. Nơi đây, vốn là một phố biển sầm uất, được mệnh danh là một trong những bến cảng tập trung tàu thuyền đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa vùng biển độc đáo.
Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ thứ 18, Sông Ông Đốc có tên gọi là Khoa Giang; sau sự kiện năm Quý Mão (1783), khi bị hùng binh Tây Sơn Nguyễn Huệ truy đuổi, Nguyễn Ánh cùng gia tộc chạy về vùng đất phương Nam, đến cửa Khoa Giang, nhờ có tướng Đốc Huỳnh liều mình cứu cho Nguyễn Ánh thoát chết; sau đó Khoa Giang lại mang tên Sông Ông Đốc cho đến bây giờ (sau đọc trại thành Sông Đốc) và đó cũng là tên gọi của phố biển này ngày nay.
Thị trấn sông Đốc có một vị thế khá hữu tình, một bên là con Sông Ông Đốc và một bên là biển Tây. Phố biển này, nằm gần các điểm du lịch khá nổi tiếng như hòn Đá Bạc, đảo Hòn Chuối, cửa biển Cái Đôi Vàm...nên thu hút rất đông du khách. Đặc biệt, với hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử và các lễ hội dân gian, chùa chiền, làng nghề đan lưới, đóng ghe xuồng, nghề làm tôm khô,...luôn có sức hấp dẫn kì lạ với du khách phương xa.
Hơn thế, Sông Đốc còn là một thắng cảnh bên vịnh biển, ngư dân có truyền thống lâu đời bám biển, đưa ghe tàu ra khơi chinh phục đại dương, không sờn bão táp. Nơi có lễ hội nghinh ông, với nghi thức trang trọng, kèn nhạc trổi vang, hàng trăm ghe tàu đánh cá kết dàn thủy lục, đón Ông vào ngày rằm tháng 02 âl hàng nămthể hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng của ngư dân miền biển.
Ngày 10 tháng 02 năm 1955, sông Ông Đốc trở thành nơi ghi dấu lịch sử cách mạng trọng đại, là chuyến tàu cuối cùng đưa cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bến sông Ông Đốc luôn ẩn hiện chi tiết, với lời dặn dò thắm thiết: “Tạm biệt miền Nam để giải phóng miền Nam”, sẵn sàng chiến thắng kẻ thù mới. Sự kiện ấy đã đi vào lịch sử và mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, quân dân huyện nhà nói chung, thị trấn Sông Đốc nói riêng, góp phần tô thắm thêm truyền thống liệt oanh, hào hùng của quê hương, đất nước.
Đô thị Sông Đốc là một trong ba cực phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh Cà Mau, là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị ven biển Tây, với vai trò được khẳng định là trung tâm đa năng, tổng hợp phía Tây của vùng, là vị trí cửa ngõ hành lang giao thông thủy quốc gia, thông với biển Tây.
Hoạt động 3: Em làm gì cho Sông Đốc và mái trường thân yêu của mình
1. Giới thiệu và quảng bá hình ảnh Sông Đốc
Bằng các phương tiện như viết bài, phim, ảnh em hãy giới thiệu về quê hương Sông Đốc.
Ví dụ:
Mời các bạn một lần ghé thăm thị trấn Sông Đốc và sẽ ấn tượng vô cùng về cửa sông Ông Đốc. Vâng! Sông Đốc - ngày xưa có tên là Khoa Giang - là nơi hội tụ, gặp gỡ của hai dòng sông nhỏ, là mảnh đất gắn liền với “Từ thuở mang gươm đi mở nước” của ông cha và là chứng nhân lịch sử. Cửa sông Ông Đốc là nơi chứng kiến giọt nước mắt chia tay của những cán bộ kháng chiến vào những ngày tập kết năm 1954, nơi có lễ hội Nghinh Ông nổi tiếng thu hút khách thập phương, nơi có phố thị sầm uất với nghề đánh bắt thủy sản.Và ấn tượng hơn khi cửa sông Ông Đốc là cầu nối để cây vú sữa miền Nam do bà Lê Thị Sảnh (thường gọi là má Tư) ở xã Trí Phải huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau đại diện nhân dân miền Nam gửi tặng Bác Hồ. Bác đã xúc động đến ngấn lệ khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng của Tổ quốc. Cũng từ đó, cây vú sữa trở thành biểu tượng tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam và của miền Nam đối với Bác Hồ. 
(Welcome to Song Doc town! Song Doc- named Khoa Giang before- is from 2 smaller rivers. It is also linked to “The beginning time of our country”, the witness of our history. Ong Doc estuary is not only the place in which there are many farewell times among soldiers in 1954 but also the place there is a famous Nghinh Ong Festival attracting many tourists from many places and the place with busy city major in fishing. And Vu Sua from the South which Le Thi Sanh (so- called Ma Tu, on behalf of the South) from Tri Phai ward, Thoi Binh district, Ca Mau province sent to Uncle Ho is the most impressive thing here. Uncle Ho was move to tears when he knew it was from the end-of-country place. From then now on, Vu Sua has become a symbol for the love between Uncle Ho and the South, and vice versa. And there are many things that you can find at this fertile land
Welcome to my site “Song Doc Estuary Impression” when you come to Ca Mau!
Head of 1st Song Doc Secondary School)
2. Học tập thật tốt, phấn đấu thành những người tài năng để phục vụ cho quê hương Sông Đốc (Tiết 2, GV giới thiệu để các em về nhà viết trước sau đó thảo luận và chọn bài hay nhất để báo cáo trướng lớp)
 Chia lớp thành 5 nhóm: Thảo luận về vấn đề học sinh cần làm trong thời gian tới, nhằm góp phần xây dựng quê hương Sông Đốc giàu đẹp, sản phẩm là bài viết tiêu biểu có kết hợp hình ảnh càng tốt (10 phút).
Học sinh trình bày theo nhóm, mỗi nhóm 5 phút.
Giáo viên nhận xét và đánh giá về năng lực: Sự cảm nhận, cách viết, sự đầu tư,..

File đính kèm:

  • docGiao an NGLL 6 Chu de thang 12.doc
Giáo án liên quan