Giáo án Nghề điện dân dụng Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

I.MỤC TIÊU

 -Học sinh nắm vững các qui tắc về an toàn điện .

 -Sử dụng được một số dụng cụ và thiết bị bảo vệ an toàn điện , biết cách sơ cứu người bị tai nạn điện .

 _Thực hiện công việc cẩn thận chính xác và nghiêm túc .

II.ĐỒ DÙNG

 -Một số tranh vẽ người bị tai nạn điện gây ra

 - Hình ảnh dòng điện truyền từ người qua tay khi chạm vào hai dây

 - Hình ảnh chạm một dây,dòng điện tư tay qua chân

 - Môt số vật dụng,dụng cụ lao động điện

 - Một số vật lót cách điện

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

2.BÀI CŨ

? Nêu tính năng ưu việt của điện năng? VS khi sử dụng điện cần tiết kiệm?

? Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yêu tố nào ?

3. BÀI MỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN

G/v: Điện năng có nhiều ư điểm thuận lợi nhưng sự cố tai nạn điện xẩy ra nhanh và nguy hiểm.Mỗi khi tiếp xúc với điện phải tôn trọng các quy định về an toàn điện, tìm cách hạn chế các yếu tố nguy hiểm như cường độ dòng điện,đường đi của dòng điện,thời gian dòng điện qua cơ chế và các phương pháp bảo vệ,các dụng cụ lao động

 ? Mức độ nguy hiểm của điện giât phụ thuộc vào nhữnh yếu tố nào ?

G/v mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn điện một chiều hay xoay chiều

G/v:Giới thiệu H1.1 đường đi của dòng điện qua cơ thể người

Yêu cầu học sinh phân tích đường đi của dòng điện và mức độ nguy hiểm

-Chạm vào 2 dây , I từ tay qua chân

-Chạm vào 1 dây , chân chạm đất , dòng điện từ tay qua chân

?Thời gian dòng điện qua cơ thể và mức độ nguy hiểm có mối liên hệ như thế nào ?

G/v điện trở người không phải là hệ số .

?Điện áp như thế nào được coi là an toàn ? Qui định điện áp an toàn phụ thuộc vào những điều kiện nào ?

?sử dụng dụng cụ nào để kiểm tra điện áp an toàn ?

G/v: giới thiệu bút thử điện và cách sử dụng

?Tai nạn điện xảy ra khi nào ?

?Hãy lấy ví dụ ?

?Những trường hợp nào xảy ra khi không khí trở thành vật dẫn điện ?

G/v phân tích về một số nguyên nhân trên qua một vài ví dụ

?Điện áp bước xảy ra khi nào ?

G khi đây dẫn bị đứt và dơi xuống đất cần phải cắt điện ngay trên đường dây .

-Cấm người và gia súc đến gần khu vực đó (bán kính 20m kể từ điểm chạm đất )

?Để chống chạm vào các bộ phận mang điện ta cần phải làm gì ?

G/v lấy ví dụ và phân tích

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Nghề điện dân dụng Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và khác nhau giữa aptômát và cầu dao?
3. BÀI MỚI
Tiết 21
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
G/v đưa tranh vẽ H3.27 mạng điện lắp đặt kiểu nổi
H/v quan sát tranh vẽ
? Cho biết ưu điểm của phương pháp này?
H: trả lời ...
? Đường ống được bố trí như thế nào cho hợp lí?
G/v đưa một số vật mẫu loại ống luồn dây với kích cỡ đường kính khác nhau.
? Các phụ kiện nào thường đi kèm?
H : trả lời: là ống nối chữ T, L
? Nêu tác dụng của mỗi loại ống nối ?
H: trả lời.......
G/v giới thiệu 3 bước trong lắp đặt kiểu nổi .
? Để lắp đặt bảng điện , các phụ kiện gá lắp thiết bị điện bao gồm công việc gì?
G/v thông báo một số yêu cầu kĩ thuật khi lắp đặt .
? Vì sao không nối dây trong ống nối?
G/v phân tích để học sinh hiểu thế nào là kiểu nổi trên puli sứ và sứ kẹp .
? Phương pháp này được áp dụng khi nào? ở đâu?
H: áp dụng nơi ẩm ướt , ngoài trời dưới mái che đòi hỏi phải đảm bảo không bị những tác động cơ học phá hỏng .
? Cách đi dây trên puli sứ như thế nào cho phù hợp?
G/v giới thiệu hai cách buộc dây 
G/v gới thiệu kiểu đi dây trên kẹp sứ
? Khi đặt dây trên puli sứ cần phải chú ý gì?
G/v đưa bảng khoảng cách cho phép khi lắp đặt dây nổi bằng puli sứ ( sgk/58)
? Khi lắp đặt mạng điện kiểu ngầm ta chú ý gì?
? Số dây trong ống và tiết diện ống như thế nào là phù hợp ?
H: trả lời......
? Với những dây dẫn điện khác nhau có được sử dụng chung một ống không ?
H : trả lời...
Hoạt động 1: I. Lắp đặt kiểu nổi dùng ống luồn dây
- ưu điểm: đảm bảo yêu cầu mĩ thuật tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn
- Đường ống đặt nổi song song với vật kiến trúc
1. Vạch dấu
a. Vạch dấu vị trí đặt bảng điện 
- Cách mặt đất 1,3-1,5m
- Cách mép tường cửa ra vào 200mm
b. Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện ở 4 góc.
c. Vạch dấu điểm đặt các thiết bị 
2. Lắp đặt 
- Bắt vít vào nêm gỗ đặt chìm trong tường
 + Lắp đặt bảng điện
 + Lắp đặt các phụ kiện, gá lắp thiết bị 
- Đi dây trong ống luồn dây
Hoạt động 2: 
II. Lắp đặt mạng điện kiểu nổi trên puli sứ và sứ kẹp.
1. Đi dây trên puli sứ
- Cố định puli sứ đầu tiên sâu đó căng dây cố định ở puli sứ tiếp.
- Để dây dẫn được ổn định người ta buộc dây dẫn điện vào puli bằng một dây đồng hoặc dây thép nhỏ
- Cách buộc : buộc đơn , buộc kép
Tiết 22
2. Đi dây trên kẹp sứ
- Loại 2 rãnh, 3 rãnh
- Cho dây dẫn vào rãnh dùng tuavít vặn 
3. Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt dây dẫn trên puli sú và kẹp sứ
- Đường dây song song với vật kiến trúc 
- Cao hơn mặt đất 2,5m , cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.
- Bảng điện cách mặt đất tối thiểu 1,3-1,5m.
- Khi dây dẫn đổi hướng hoặc giao nhau phải tăng thêm puli hoặc ống sứ.
Hoạt động 3. 
III. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm 
- Phải phù hợp với môi trường xung quanh , yêu cầu sử dụng .
- Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật và tránh tác động của môi trường
- Lắp đặt trong điều kiện môi trường khô ráo, dùng hộp nối dây.
-Số dây trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống
- Không luồn chung các dây dẫn không cùng điện áp
- Các ống kim loại phải nối đất
4*CỦNG CỐ
Trong phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi dùng ống luồn dâythì khi nào luồn cút vuông ?
khi đi dây trên góc tường
khi đi dây rẽ nhánh
Bảng điện đặt cách mặt dất bao nhiêu thì thuận tiện cho sủ dụng : 1300mm, >1500mm.
Có lắp đặt được đèn chiếu sáng trên nóc quạt trần được không? Tại sao?
5*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Tìm hiểu cách lắp đặt dây dẫn , các thiết bị điện ở mạng điện gia đình.
* Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................
...........................................................................................................................	
	...........................
------------------
TIẾT PP: 25 - 26
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn:
/ 9/2010
Lớp: 8
MỘT SỐ SƠ ĐỒ MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT 
Trường: THCS Hương Chữ
 THCS Hương Toàn
Ngày dạy:
  // 2010
I. MỤC TIÊU 
 - Học sinh hiểu được các khái niệm sơ đồ điện , sơ đồ nguyên tắc, sơ đồ lắp ráp.
 - Nhận biết được các kí hiệu qui ước trên bản vẽ kĩ thuật .
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG 
 - Sơ đồ mạch điện H3.37, H3.38, H3.39
 - Bảng kí hiệu qui ước kí hiệu sơ đồ điện (bảng 37) 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2. BÀI CŨ
 - Hãy mô tả cách lắp đặt dây dẫn điện ở gia đình em ?
3. BÀI MỚI:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
? Sơ đồ điện là gì ?
G/v sủ dụng bảng kí hiệu qui ước phân tích cho học sinh nắm được các kí hiệu và ý nghĩa của từng kí hiệu đó ( sgk/60)
? Có mấy loại sơ đồ điện ?
? Sơ đồ nguyên lý là gì?
? Tác dụng của sơ đồ nguyên lí ?
G đưa ra một số sơ đồ nguyên lí để học sinh quan sát ( H4.2, H4.4, H4.5 sgk kĩ 9 cũ )
? Sơ đồ lắp đặt là gì ?
? Cho biết công dung của sơ đồ lắp đặt ?
G/v đưa ra một số sơ đồ H 3.39b, H3.38, H3.40 /63+64 sách nghề
? Thế nào là mạch bảng điện chính ?
G/v giới thiệu và giảng dựa vào sơ đồ H3.37 sách nghề /62.
? Mạch bảng điện nhánh có nhiệm vụ gì?
G/v gới thiệu H3.38 sơ đồ nguyên lí mạch bảng điện nhánh (sách nghề /63), yêu cầu học sinh vẽ được 2 sơ đò này .
G/v lần lượt đưa ra sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp ráp của một số mạch đèn chiếu sáng 
G/v giảng giải trên sơ đồ hình vẽ 
H theo dõi và vẽ sơ đồ vào vở 
Hoạt động 1: 
I. Khái niệm sơ đồ điện 
- là hình biểu diễn qui ước của mạch điện và hệ thống điện .
1. Một số kí hiệu qui ước trong sơ đồ điện
( Bảng 3.7/60-61 )
2. Phân loại sơ đồ điện 
a. Sơ đồ nguyên lý :
- là sơ đồ chỉ nói nên mối liên hệ điện mà không thể hiện vị trí sắp xếp cách lắp ráp của các phần tử 
- tác dụng :dùng để nghiên cứu nguyên lí hoạt động của mạch điện và các thiết bị điện 
b. Sơ đồ lắp đặt : 
- là sơ đồ biểu thị cách sắp xếp vị trí của thiết bị điện , đồ dùng điện trong mạch 
- Dùng để lắp ráp, sửa chữa , dự trù các thiết bị .
Hoạt động 2.
 II: Một số sơ đồ mạng điện sinh hoạt 
1. Mạch bảng điện 
a. Mạch bảng điện chính
- lấy điện từ sau công tơ đến bảng điện nhánh tới đồ dùng điện .
b. Mạch bảng điện nhánh
- Cung cấp điện trực tiếp tới các đồ dùng điện 
2. Một số mạch đèn chiếu sáng
a. Mạch đèn gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn (H3.39)
b. Sơ đồ mắc 2cầu chì, một ổ điện ,2 công tắc điều khiển 2 bóng đèn (H3.40)
c. Mạch công tắc 3 cực ( H3.41, H3.42)
- Một công tắc 3 cực điều khiển 2 mạch điện , chuyển đổi thắp sáng luân phiên .
d. Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu 2, 3 đầu dây (H3.43, H3.44)
2. Mạch quạt trần( H3.45)
3. Mạch chuông điện (H3.46)
4* CỦNG CỐ
 - Sơ đồ điện là gì? Nêu khái niệm sơ đồ nguyên lí , sơ đồ lắp ráp, tác dụng 
 của từng loại sơ đồ ?
 - Vẽ sơ đồ lắp ráp mạch đèn gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển một bóng 
 đèn?
5*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Học theo câu hỏi phần củng cố 
 - Tập vẽ một số sơ đồ lắp ráp của mạch điện 
--------------------------
TIẾT PP: 27 - 28
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn:
/ 9/201_
Lớp: 8
THỰC HÀNH: 
LẮP BẢNG ĐIỆN 
Trường: THCS Hương Chữ
 THCS Hương Toàn
Ngày dạy:
  // 201_
I. MỤC TIÊU 
 - Vẽ được sơ đồ lắp đặt bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm.
 - Nắm được các bước tiến hành lắp đặt bảng điện
 - Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm điều khiển một bóng đèn.
 - Học sinh làm việc nghiêm túc , chính xác, khoa học , an toàn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG 
 - Bảng điện , 1ổ điện đơn, 2 cầu chì, 1 công tắc, một bóng đèn, dây dẫn điện , giấy ráp, băng dính cách điện .
 - Kìm, dao, tua vít..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổ ĐỊNH TỔ CHỨC
2. NỘI DUNG THỰC HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ
 NỘI DUNG CƠ BẢN
G/v đưa ra sơ đồ nguyên lí như sgk yêu cầu học sinh xây dựng sơ đồ lắp đặt bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm
G/v yêu cầu học sinh vạch dấu trên bảng điện sau đó khoan lỗ.
G/v chú ý quan sát kĩ thuật khoan , khoan các lỗ xuyên và không xuyên 
G/v thao tác mẫu lắp đặt hoàn chỉnh một bảng điện 
G/v quan sát, uốn nắn, rút kinh nghiệm 
* Chú ý: cầu chì, công tắc, ổ cắm đều phải đấu ở dây pha vì dây pha là thiết bị bảo vệ đóng cắt.
- Đi dây theo thứ tự các bước lắp đặt bảng điện .
- Yêu cầu mỗi học sinh phải lắp được một bảng điện với các thiết bị trên 
Sau khi lắp xong bảng điện gv yêu cầu HS kiểm tra mạch điện theo các bước sau:
 + Nối mạch điện vào nguồn
 + Dùng bút thử điện để kiểm tra
G/v kiểm tra chấm điểm sản phẩm của học sinh ( có thể thu về nhà chấm điểm sau)
* Nhận xét buổi thực hành 
 - ý thức
 - chuẩn bị 
 - kết quả.
* Thu dọn sau buổi thực hành 
Hoạt động 1:
 1. Xây dung sơ đồ lắp đặt
H: quan sát sơ đồ nguyên tắc, sau dó vẽ sơ đồ lắp ráp
2. Vạch dấu 
 H vạch dấu trên bảng điện sau đó khoan lỗ
- Các lỗ khoan :
 + cầu chì, công tắc, ổ cắm
 + lỗ bắt vít bảng điện vào tường
 + lỗ luồn dây
A
O
Hoạt động 2. 
II: Lắp đặt dây dẫn và khí cụ điện 
HS quan sát, làm theo
Hoạt động 3. 
III: Kiểm tra mạch điện 
 -khoan lấy dấu tốt ( 2điểm)
- lắp đặt đúng vị trí ( 2điểm)
- đi dây đúng ( 4điểm)
- mĩ thuật ( 2điểm)
4* CỦNG CỐ
 - Vẽ sơ đồ lắp ráp mạch đèn gồm 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển một bóng 
 đèn?
5*DẶN DÒ VỀ NHÀ
TIẾT PP: 29-30
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn:
/ 9/201_
Lớp: 8
THỰC HÀNH: 
LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT ĐÈN SỢI ĐỐT
Trường: THCS Hương Chữ
 THCS Hương Toàn
Ngày dạy:
  // 201_
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh xây dựng được sơ đồ lắp đặt từ sơ đồ nguyên lý 
 - Biết lập kế hoạch cho công việc lắp đặt 
 - Lắp đặt được mạch đèn một sợi đốt
 - Làm việc có kỉ luật , cẩn thận , an toàn, và đúng kĩ thuật . 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
 - Bảng điện , cầu chì, công tắc, bóng đèn sợi đốt, dây dẫn , giấy ráp, băng cách điện .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2. BÀI CŨ
3. BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
G/v đưa ra sơ đồ nguyên lí mạch điện gồm 1cầu chì , 1công tắc điều khiển một bóng đèn.
G/v yêu cầu học sinh tìm hiểu mạch điện chính , mạch nhánh, các mối nối , các mối liên hệ về điện của các thiết bị trong mạch 
G/v yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ lắp đặt theo bảng điện thực có của mình
G/v yêu cầu học sinh thống kê các thiết bị điện và vật liệu vào bảng
Hoạt động 2. II. Thống kê các thiết bị đ

File đính kèm:

  • docCopy of Giao an nghe dien dan dung Hoang Van Thang.doc
Giáo án liên quan