Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 32

I – MỤC TIÊU:

 - Bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu về các loại tượng.

 - Biết trân trọng, gìn giữ các pho tượng.

 

II – CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - SGV.

 - Ảnh các tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp.

 - Một số bài tập nặn của HS hoặc tượng thật.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Sưu tầm tượng (nếu có).

 

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

 2. Giới thiệu bài mới:

 Ngoài tranh thì trong ngành mĩ thuật còn có điêu khắc, đây là loại hình nghệ thuật có sự góp phần không nhỏ tạo nên những nét đẹp thần kì. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về loại hình nghệ thuật này.

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra vở bài tập của một số học sinh.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có đường diềm được trang trí rất đẹp?
 - Giấy khen, đĩa, khăn, áo...
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách sắp xếp họa tiết, cách trang trí và trang trí một đường diềm vào áo váy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm:
 - Giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Đường diềm được trang trí ở đâu?
 + Trang trí đường diềm có làm cho áo, váy thêm đẹp không?
 + Trong lớp có áo váy của bạn nào được trang trí bằng đường diềm? 
 + Họa tiết nào được sử dụng để trang trí đường diềm? Nó được sử dụng thế nào? 
 - Nhấn mạnh, bổ sung: đường diềm được sử dụng nhiều trong việc trang trí quần áo, váy và trang phục của các trang phục miền núi.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ đường diềm:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hướng dẫn học sinh:
 + Chia các khoảng đều nhau. Kẻ trục. (trục ngang, trục dọc, các đường chéo). 
 + Tìm và vẽ các mảng hình trang trí. Ở mỗi khoảng vẽ giống nhau hoặc xen kẽ nhau (sử dụng họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ). Vẽ hình theo nhiều cách khác nhau. 
 + Vẽ màu (Không dùng quá nhiều màu, vẽ màu vào đường diền theo ý thích. Vẽ màu vào áo, váy tùy thích, có thể để nền trắng). 
 - Lưu ý: màu áo, váy tự chọn khác với màu đường diềm. Chọn màu sao cho hài hòa, nổi bật, vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.
 - Giới thiệu một số bài trang trí đường diềm của hs lớp trước để HS quan sát, rút kinh nghiệm.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình cân đối theo đường trục.
 - Tìm và vẽ các họa tiết đẹp và sáng tạo. 
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Nhưng màu sắc phải có đậm, có nhạt làm hài hòa và nổi bật.
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm họa tiết, tìm mảng hình, tìm màu.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Đường diềm được trang trí ở cổ áo, gấu áo…
 + Rất đẹp, nó làm cho những đồ vật đẹp thêm.
 + HS trả lời. 
 + Hoa, lá, chim, thú… Được sắp xếp nối tiếp hoặc đối xứng nhau.
- HS làm bài.
- Cố gắng hoàn thành bài tại lớp. 
- Quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
 + Các hình có giống và đều nhau không.
 + Màu vẽ nổi, rõ và tươi sáng.
4. Củng cố:
? Đường diềm thường được trang trí ở đâu?
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 33: TẬP VẼ TRANH CÓ BÉ VÀ HOA. 
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
******************************
Lớp 4:
 Vẽ trang trí:
TẠO DÁNG VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH (TCT: 32)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu cấu tạo hình dáng, cách trang trí của chậu cảnh.
- Biết cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh. 
- Tạo dáng và trang trí được chậu cảnh theo ý thích.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - SGK, SGV.
 - Một số tranh ảnh chậu cảnh đẹp.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 - Một số bài tạo dáng và trang trí chậu cảnh của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - SGK, vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 Mời 4 hs lên bảng chơi trò ai nhanh hơn. 4 em sẽ vẽ 1 chậu cảnh trong thời gian 1 phút, ai xong trước và đẹp sẽ dành chiến thắng.
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo dáng, sắp xếp họa tiết, cách trang trí và trang trí một chậu cảnh đơn giản theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số hình ảnh về chậu cảnh. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Hình dáng của các chậu cảnh có giống nhau không? 
 + Gồm có những loại nào? 
 + Cấu trúc của các chậu cảnh thế nào, có những bộ phận gì?
 + Tỉ lệ giữa các bộ phận của chậu cảnh? 
 + Các nét tạo hình ở thân chậu cảnh?
 + Chất liệu để làm chậu cảnh là gì?
 + Cách trang trí, sắp xếp họa tiết, hình mảng trên chậu cảnh có đặc điểm gì?
 + Cách trang trí và vẽ màu ở từng chậu cảnh?
 + Đó là những cách trang trí nào?
 + Họa tiết trang trí chậu cảnh là gì? Màu sắc thế nào ?
 + Chậu cảnh có tác dụng gì trong cuộc sống của chúng ta ? 
 - Nhấn mạnh : Hiện nay có rất nhiều kiểu chậu cảnh có hình dáng, màu sắc, chất liệu phong phú rất đẹp. Màu sắc phong phú, phù hợp với từng loại cây cảnh và nơi bày chậu cảnh.
 *Hoạt động 2: Cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh :
 - Giới thiệu hình gợi ý cách tạo dáng và trang trí. 
+ Phác khung hình chậu : chiều cao, chiều ngang cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ phác trục để vẽ hình cho cân đối.
+Tìm tỉ lệ các bộ phận của chậu cảnh: miệng, thân, đế…
+ Phác nét thẳng để tìm dáng chung của chậu cảnh.
+Vẽ nét chi tiết tạo dáng lọ (hình dáng đẹp, phong phú tùy theo ý thích nhằm phát huy khả năng sáng tạo ở hs).
+ Tìm và vẽ phác các mảng hình trang trí. (trang trí bằng đường diềm sử dụng họa tiết nhắc lại hoặc xen kẽ; có thể trang trí theo ý thích không theo quy luật nào, các mảng màu hoặc họa tiết…). 
+ Vẽ màu. (Không dùng quá nhiều màu, vẽ màu họa tiết trước, màu nền sau. Màu sắc có đậm, có nhạt, rõ trọng tâm; Có thể vẽ theo màu men của chậu: nâu, đen, xanh…).
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ dáng chậu cảnh đẹp và sáng tạo, làm bài theo các bước đã hướng dẫn.
 - Tìm và vẽ các họa tiết trang trí đẹp và sáng tạo. 
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Nhưng màu sắc phải có đậm, có nhạt làm nổi bật họa tiết và chậu cảnh, hài hòa, cân đối.
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm và tạo dáng chậu cảnh, họa tiết, tìm mảng hình.
 - Khuyến khích hs làm bài và hoàn thành bài tại lớp.
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Hình dáng chậu cảnh.
 + Cách trang trí. 
 + Cách vẽ màu.
- Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
- Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
+ Không giống nhau.
+ Loại cao, thấp. Loại có thân hình cầu, hình trụ, hình chữ nhật… Loại miệng rộng, đáy thu lại…
+ Cổ, vai, thân, đáy... 
+ Không bằng nhau, rộng hẹp khác nhau.
+ Nét thẳng, nét cong.
+ Gốm, sứ, đồng, sơn mài, thủy tinh…
+ Đẹp và khác nhau, đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ... 
+ Có nhiều cách.
+ Bằng các mảng màu, họa tiết phủ kín mặt ngoài, đường diềm, các mảng màu…
 + Hoa, lá, chim, cá… Màu sắc phong phú, đa dạng.
 + Dùng để trang trí, trưng bày, đặc biệt là lễ, Tết.
- HS làm bài.
- Quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
 + Cân đối, đẹp, có sáng tạo.
 + Mới, lạ, độc đáo về bố cục, hài hòa về màu sắc.
 + Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp, có đậm, có nhạt.
4. Củng cố:
 ? Nêu tên các bước để trang trí một chậu cảnh?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 33: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG NGÀY HÈ.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cho bài sau. 
*****************************
Lớp 3:
TẬP NẶN HOẶC XÉ DÁN
HÌNH DÁNG NGƯỜI (TCT : 32)
I - MỤC TIÊU:
 - HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
 - Biết cách nặn hoặc xé dán hình người.
 - Nặn hoặc xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Tranh ảnh một số dáng người hoạt động.
 - Hình hướng dẫn cách nặn và xé dán.
 - Đất sét, giấy, màu.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán.
 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Hãy kể tên một số hoạt động thường ngày của em?
 - Hs trả lời.
 * Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và hình dáng của con người để tập nặn hoặc xé dán hình dáng người đơn giản theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Giới thiệu về qủa để HS quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu một số hình ảnh về các dáng người. Yêu cầu quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Các nhân vật đang làm gì? Hãy diễn tả hình dáng của họ?
 + Con người có những bộ phận nào?
 + Khi đứng nghiêm thì dáng người thế nào? 
 + Khi đi hoặc chạy thì tay, chân thế nào?
 + Đầu, mình khi chạy như thế nào? 
 - Nhấn mạnh các ý chính để học sinh nắm rõ: Khi đứng, đi, chạy, nhảy thì các bộ phận của cơ thể người cũng thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách nặn hoặc xé dán dáng người:
Cách nặn:
 - Dùng đất sét nặn và hướng dẫn học sinh:
 + Trước tiên nặn các bộ phận chính: đầu, mình, tay-chân.
 + Sau đó ghép dính các bộ phận lại với nhau tạo thành dáng người.
 + Từ đó tạo thành các dáng hoạt động cụ thể: đứng, đi, chạy, nhảy,…
 - Có thể dùng đất sét mền dẻo hoặc đất màu để nặn.
Cách xé dán:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách xé dán, hướng dẫn học sinh:
+ Chọn 2 dáng người đang hoạt động để xé dán.
+ Chọn giấy màu phù hợp với màu đầu, mình, tay, chân hoặc màu quần áo…
+ Xé hình các bộ phận cơ thể người với tỉ lệ vừa với phần giấy nền.
+ Có thể xé thêm một số hình ảnh khác cho sinh động như nha, cây, mây…
+ Sắp xếp hình đã xé lên giấy nền, điều chỉnh cho phù hợp với các dán hoạt động.
+ Dán hình, không để xô dịch, hình như đã xếp.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Đến từng bàn hướng dẫn đối với một số học sinh còn lúng túng. Lưu ý học sinh có thể nặn hoặc xé dán hình dáng người theo ý thích của mình. 
 - Nhắc nhở các em nặn người vừa phải, không quá to, không quá nhỏ. Có thể nặn thêm nhà hoặc cây cối để bài làm thêm sinh động.
 - Lưu ý các em xé dán với màu giấy theo ý thích. Dán hình cẩn thận để hình không bị xô lệch.
 -

File đính kèm:

  • docTUẦN 32.doc
Giáo án liên quan