Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 25

I - MỤC TIÊU:

- Hiểu họa tiết dạng hình vuông, hình tròn.

- Biết cách vẽ họa tiết.

- Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích.

 

II – CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

 - Một số họa tiết dạng hình vuông, hình tròn phóng to.

 - Hình gợi ý cách vẽ.

 - Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

 2. Học sinh:

 - Vở bài tập vẽ.

 - Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.

 

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 1. Ổn định tổ chức lớp:

 - Kiểm tra sĩ số lớp.

 - Kiểm tra dụng cụ học tập.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Không kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới:

 ? Theo các em thì những hình gì được dùng họa tiết để trang trí rất đẹp?

 - Hình vuông, tròn, chữ nhật

 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai loại họa tiết cơ bản và cách vẽ hai lọa họa tiết này.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 3 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 26: TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI CON VẬT QUEN THUỘC VÀ VẼ MÀU THEO Ý THÍCH. 
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. 
*********************
Lớp 1:
 VẼ MÀU VÀO HÌNH TRANH DÂN GIAN (TCT: 25)
I – MỤC TIÊU:
 - HS làm quen với tranh dân gian Việt Nam. 
 - Biết cách vẽ màu vào hình vẽ Lợn ăn cây ráy.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Một vài bức tranh dân gian.
 - Một số bài vẽ màu của hs năm trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
 2. Giới thiệu bài mới:
 Ở những tiết trước chúng ta đã được học cách vẽ màu vào những hình có sẵn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách vẽ màu vào một bức tranh dân gian.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian:
 - Giới thiệu một vài bức tranh dân gian .Yêu cầu học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi:
 + Tên bức tranh đầu tiên là gì?
 + Các hình ảnh chính trong tranh là gì?
 + Gà mẹ và gà con đang làm gì?
 + Những màu sắc chính có trong tranh là gì? 
 + Tên bức tranh thứ hai?
 - Nhận xét, bổ sung thêm: đó là những bức tranh dân gian của làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
 * Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào tranh:
 - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ tranh: Lợn ăn cây ráy, đặt câu hỏi:
 + Chúng ta cần vẽ màu vào những hình ảnh nào trong tranh?
 + Hình ảnh con lợn có những chi tiết nào?
	Nhấn mạnh và lưu ý hs: vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt, vẽ màu đều không để ra ngoài hình vẽ.
 Tìm màu thích hợp vẽ nền để làm nổi hình con lợn.
-Trước khi học sinh làm bài giới thiệu cho các em xem một số bài vẽ của hs năm trước để các em quan sát, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Yêu cầu HS vẽ màu vào tranh Lợn ăn cây ráy ở vở bài tập vẽ.
 - Quan sát HS làm bài, nhắc nhở HS vẽ màu như đã hướng dẫn.
 - Vẽ màu cẩn thận để màu không ra ngoài.
 - Gợi ý cụ thể hơn cho những HS còn lúng túng và động viên những học sinh có khả năng để các em phát huy được tính sáng tạo trong cách phối màu.
 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: 
- Chọn một số bài vẽ tiêu biều. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét: 
+ Mức độ bài vẽ.
 + Màu sắc như thế nào?
 - Yêu cầu hs tập xếp loại bài vẽ.
 - Nhận xét, bổ sung, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.
 - Khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp.
Hs quan sát.
 + Gà mái.
 + Gà mẹ và đàn gà con.
 + Gà mẹ ở giữa vừa bắt được con mồi, gà con đứng xung quanh với nhiều kiểu dáng khác nhau.
 + Vàng, đen, xanh, da cam…
 + Lợn ăn cây ráy.
+ Con lợn, cây ráy, mô đất, cỏ.
+ Mắt, mũi, tai, hình xoáy âm dương, đuôi…
 - Hs làm bài, vẽ màu cẩn thận, kĩ để màu đều và đẹp.
- Quan sát, nận xét theo cảm nhận riêng.
+ Cách phối màu.
+ Có đậm, có nhạt, ít ra ngoài hình vẽ, màu phong phú.
- Chọn bài vẽ mình thích và cho biết tại sao.
 4. Củng cố:
 ? Chúng ta cần vẽ như thế nào để màu không bị ra ngoài và đều màu?
 - HS trả lời.
 5. Dặn dò:
 - Hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài mới: TẬP VẼ TRANH CÓ HÌNH ẢNH CHIM VÀ HOA.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
************************
Lớp 4: 
Vẽ tranh:
TẬP VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM (TCT: 25)
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu thêm đề tài Trường em.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Trường em.
- Tập vẽ một bức tranh về trường học của mình.
II – CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh về trường học.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - SGK.
 - Vở bài tập vẽ.
 - Bút chì, gôm, màu vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 - Kiểm tra sĩ số lớp.
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu đặc điểm của kiểu chữ nét đều?
 - HS trả lời.
 3. Giới thiệu bài mới:
 ? Em học trường nào, hãy diễn tả về ngôi trường của em cho các bạn và cô nghe?
 - HS trả lời.
 Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ và tập vẽ tranh về ngôi trường của chúng ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài:
 - Giới thiệu một số tranh, ảnh về trường học. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
 + Phong cảnh trong trường như thế nào? Gồm có những hình ảnh nào?
 + Cổng trường là nơi để làm gì?
 + Giờ học trên lớp của chúng ta như thế nào?
 + Sân trường vào giờ ra chơi thì như thế nào?
 + Vẽ tranh về đề tài Trường em thì chúng ta nên vẽ những hình ảnh là gì?
 - Gợi ý một số hình ảnh cụ thể để HS tập chọn nội dung và tìm những hình ảnh phù hợp. 
 - Nhận xét chung, nhấn mạnh, bổ sung. Nhắc nhở các em: Vào giờ ra chơi các em chơi các trò chơi vận động nên cẩn thận để không xảy ra tai nạn cho bản thân và bạn bè, không chơi gần bờ sông để tránh xảy ra tai nạn đuối nước.
 *Hoạt động 2: Cách vẽ tranh:
 - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, hướng dẫn học sinh:
 + Tìm chọn nội dung phù hợp với khả năng. (đến trường, giờ học trên lớp, giờ ra chơi,…)
 + Vẽ hình ảnh chính trước. (các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi, cô giáo và hs trên lớp… với nhiều hình dáng khác nhau).
 + Vẽ thêm các hình ảnh phụ: cây cối, sân trường, dãy lớp học, mây, nhà cửa, con người… Để tranh sinh động hơn.
 + Vẽ màu theo ý thích: màu sắc tươi sáng, có đậm có nhạt, vẽ màu cẩn thận không ra ngòai hình vẽ…
 - Nhấn mạnh cho hs nhớ rõ các bước vẽ.
 - Cho hs xem một số tranh của học sinh lớp trước.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình vừa với phần giấy đã có. 
 - Hướng dẫn thêm những hs còn lúng túng.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích. Vẽ màu kín cả khung hình. 
 - Đến từng bàn hướng dẫn những học sinh còn lúng túng trong việc tìm chọn nội dung đề tài, tìm màu…
 *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách sắp xếp.
 + Cách vẽ hình.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + Mài trường, cổng trường, sân, cột cờ, cây cối, bồn hoa…
 + HS đi vào trường và ra về.
 + HS chú ý nghe thầy cô giảng bài, truy bài vào đầu giờ, học nhóm…
 + Nhộn nhịp, có nhiều trò chơi như: nhảy dây, đá cầu, bắn bi, kéo co… 
 + Phong cảnh trường em, giờ học trên lớp, chăm sóc vườn trường…
 - HS làm bài.
 - Cố gắng hoàn thành bài tại lớp.
- Hs quan sát, nhận xét theo cảm nhận riêng. 
 + Rõ nội dung.
+ Sinh động hay lặp lại.
+ Màu vẽ đẹp, đã đều chưa, màu đẹp chưa.
 4. Củng cố:
 ? Nêu một số nội dung để vẽ tranh đề tài Trường em mà em biết? Các em làm gì để bảo vệ ngôi trường mình luôn xanh-sạch-đẹp?
 - HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 26: XEM TRANH CỦA THIẾU NHI.
 - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
*******************
Lớp 3:
Vẽ trang trí:
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU
 VÀO HÌNH CHỮ NHẬT (TCT: 25)
I - MỤC TIÊU:
 - Biết thêm về họa tiết trang trí.
 - Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
 - Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
II – CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
 - Hình chữ nhật trong vở bài tập vẽ phóng to.
 - Một số bài trang trí hình chữ nhật.
 - Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
 2. Học sinh:
 - Vở bài tập vẽ.
 - Màu vẽ, gôm, viết chì.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới:
 ? Theo các em thì những vật dụng gì có dạng hình chữ nhật được trang trí rất đẹp?
 - Khăn tay, gạch lát nền.
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ tiếp họa tiết và cách vẽ màu vào hình chữ nhật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu hình chữ nhật trong vở bài tập vẽ. Yêu cầu HS quan sát. Đặt câu hỏi:
+ Họa tiết chính như thế nào, đặt ở đâu?
+ Họa tiết phụ như thế nào, đặt ở đâu?
+ Các họa tiết và màu sắc được sắp xếp cân đối theo những trục nào?
+ Các họa tiết trong hình đã vẽ xong chưa?
+ Làm sao để các họa tiết sẽ được vẽ giống nhau? 
 - Nhận xét chung.
 *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
 - Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài tập. Đặt câu hỏi gợi ý học sinh trả lời:
 + Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì?
 + Bông hoa có mấy cánh? Hình của bông hoa như thế nào? 
 + Họa tiết trang trí ở bốn góc có dạng hình gì?
- Nhấn mạnh cho HS:
 + Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh.
 + Họa tiết giống nhau cần được vẽ bằng nhau.
 - Gợi ý hs cách vẽ màu:
+ Họa tiết giống nhau cần vẽ cùng màu.
+ Họa tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước một màu và lớp cánh sau một màu khác.
+ Nếu họa tiết vẽ màu sáng thì màu nền đậm và ngược lại.
+ Có thể vẽ màu của họ tiết chính ra họa tiết góc. 
- Giới thiệu cho hs xem một số bài vẽ của hs lớp trước đã vẽ.
 *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
 - Quan sát học sinh làm bài. Lưu ý học sinh vẽ hình theo nét chấm, vẽ cân đối theo đường trục.
 - Nhắc nhở các em vẽ màu theo ý thích nhưng không nên vẽ màu ra ngoài họa tiết. Chú ý vẽ màu kín khung hình chữ nhật.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Chọn một số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về:
 + Cách vẽ hình các họa tiết.
 + Cách vẽ màu.
 - Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ mình thích.
 - Nhận xét bổ sung, xếp loại bài vẽ.
 + To và được đặt ở giữa.
 + Nhỏ hơn họa tiết chính, đặt ở xung quanh và các góc.
 + Trục dọc, ngang và chéo.
 + Các họa tiết trong hình chữ nhật chưa vẽ xong.
 + Cần nhìn mẫu để vẽ.
+ Bông hoa.
 + Có 8 cánh, 4 cánh lớp trước và 4 cánh lớp sau, các cánh đối xứng nhau theo từng cặp.
+ Dạng hình tam giác.
- HS làm bài.
 - HS quan sát, nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận riêng.
 + Cân đối chưa.
+ Màu vẽ đã đều chưa, màu đẹp chưa.
4. Củng cố:
? Các họa tiết giống nhau trong một hình trang trí trí thì vẽ cùng kích thước hay không và vẽ màu giống hay khác:
- HS trả lời.
5. Dặn dò:
 - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong).
 - Xem trước bài 26: NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN H

File đính kèm:

  • docTUẦN 25.doc
Giáo án liên quan