Giáo án Mỹ thuật lớp 1 tuần 8
I - MỤC TIÊU:
- HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
- Biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- Vẽ được các dạng hình vuông và hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II - CHẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số đồ vật có hình vuông và hình chữ nhật.
- Hình gợi ý cách vẽ.
2. Học sinh :
- Vở Tập vẽ 1.
- Bút chì, tẩy, màu,.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sỉ số lớp.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra bài cũ vì tiết trước là tiết thực hành.
3. Giới thiệu bài mới:
- Hãy cho biết thế nào là hình vuông và hình chữ nhật?
- Hs trả lời.
- GV nhấn mạnh: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai hình này và cách vẽ chúng.
V nhận xét chung và xếp loại bài vẽ. - Khen ngợi một số HS có bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học. + Hình chữ nhật có 4 cạnh: 2 chiều rộng bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau. + Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau. + Hs trả lời. - Hs làm bài. - Hs quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng. 4. Củng Cố: ? Nêu cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật? - Hs trả lời. 5. Dặn Dò: - Về nhà hoàn thành bài (nếu chưa xong). - Xem trước bài mới: XEM TRANH PHONG CẢNH - Sưu tầm tranh phong cảnh nếu có. Mang đầy đủ dụng cụ học tập. ……………………………………. GIÁO ÁN MĨ THUẬT KHỐI 3 Ngày dạy: 09/10/2012 (Trường xã) 11/10/2012 (Thuận Hòa A) Tiết dạy (TKB): 4 và 4 Tiết 8 (PPCT). Bài 8: Vẽ tranh: TẬP VẼ TRANH CHÂN DUNG ĐƠN GIẢN I - MỤC TIÊU: - Hiểu về đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người. - Biết cách vẽ. - Tập vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè đơn giản. II - CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh chân dung các lứa tuổi. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của hs lớp trước. 2. Học sinh : - Giấy hoặc vở bài tập vẽ. - Bút chì, tẩy, màu. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sỉ số lớp. - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước vẽ cái chai? - Học sinh trả lời. 3. Giới thiệu bài mới: - Mỗi người điều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng. Khuôn mặt tròn, trái xoan, vuông, dài…;mắt: to, nhỏ; lông mày, tóc… - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ chân dung và tập vẽ chân dung của người thân bằng cách quan sát hoặc nhớ lại. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung: - Giới thiệu chân dung của họa sĩ hoặc thiếu nhi. Yêu cầu hs quan sát, đặt câu hỏi: + Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân? + Tranh chân dung thường được vẽ những gì? + Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ những gì nữa? + Màu sắc toàn bộ bức tranh, các chi tiết thế nào? + Nét mặt người trong tranh như thế nào? + Em sẽ vẽ ai? Hình dáng khuôn mặt người em định vẽ như thế nào? + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Sau đó tổng kết bổ sung. *Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung: - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu hs quan sát. Nêu tên các bước vẽ: + Vẽ khuôn mặt trước. + Vẽ các chi tiết bằng nét thẳng (mắt, mũi, miệng, tóc, tai…) + Vẽ chi tiết: mắt, mũi, miệng, tai… để hoàn thành hình vẽ nét. + Vẽ màu: (vẽ bộ phận chính trước: khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh, sau đó vẽ màu chi tiết: mắt, môi…). - Lưu ý hs: Có thể vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng. *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành: - Trước khi hs làm bài, giới thiệu cho hs một số bài vẽ của hs lớp trước, yêu cầu hs nhận xét. - Yêu cầu HS có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ. Cố gắng nhận xét hoặc tìm ra đặc điểm riêng của ng ười định vẽ. - Lưu ý HS: phải dự định trước là vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân để bố cục vào trang giấy cho phù hợp. - Yêu cầu hs tập vẽ chân dung người thân vào giấy A4 hoặc vở bài tập vẽ. - Nếu vẽ giấy A4 có thể vẽ theo khổ giấy ngang hoặc dọc ; vẽ thêm các hình ảnh khác cho sinh động. - Động viên hs làm bài. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn 1 số bài vẽ tiêu biểu, yêu cầu hs quan sát, nhận xét : + Bố cục. + Cách vẽ hình. + Vẽ màu. - GV yêu cầu HS tự đánh giá, xếp loại bài vẽ của mìn sau đó GV nhận xét bổ sung, đánh giá, xếp loại. - Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp, khuyến khích những em vẽ còn chưa đẹp, cần cố gắng hơn. + Vẽ khuôn mặt là chủ yếu. Thể hiện đặc điểm riêng của từng người mẫu. + Khuôn mặt là chính. + Cổ, vai. + Khác nhau nhưng hài hoài. + Già, trẻ, vui, buồn, hiền… + HS suy nghĩ trả lời. - Hs làm bài. Vẽ theo cảm xúc của mình. - Hs nhận xét theo cảm nhận riêng. + Cân đối với tờ giấy. + Hình vẽ gần giống người mẫu. + Màu sắc hài hòa. 4. Củng Cố: ? Qua bài học hôm nay, hãy cho cô biết tranh chân dung vẽ gì là chính? - Hs trả lời. 5. Dặn Dò: - Hoàn thành bài (nếu chưa vẽ xong). - Xem trước bài mới: Vẽ trang trí: VẼ MÀU CÁC HÌNH CÓ SẴN. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. ……………………………………. GIÁO ÁN MĨ THUẬT KHỐI 5 Ngày dạy: 09/10/2012 (Trường xã) 11/10/2012 (Thuận Hòa A) Tiết dạy (TKB): 4 và 5 Tiết 8 (PPCT). Bài 8: Vẽ theo mẫu: MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU I - MỤC TIÊU: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Biết cách vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. - Vẽ đuợc hình theo mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. II - CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu. - Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh : - SGK. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sỉ số lớp. - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài An toàn giao thông? - Học sinh trả lời. 3. Giới thiệu bài mới: - Cho bốn HS lên bảng ghi tên các đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu, thời gian một phút, ai ghi được đúng và nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. - Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách vẽ những vật dạng hình trụ và hình cầu. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Tách, ly, quả, hộp sữa… - Giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu. Yêu cầu HS kể thêm 1 số vật dạng hình trụ và hình cầu. - Yêu cầu hs lên bảng sắp xếp lại mẫu, sau đó chỉnh sửa để bài vẽ đẹp hơn. - Yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu vẽ và đặt câu hỏi: + Quả bưởi và hộp sữa vật nào lớn hơn? + Vị trí của quả bưởi và hộp sữa? + Tỉ lệ chiều cao và chiều ngang của từng vật mẫu? + Ánh sáng chiếu vào vật mẫu từ đâu? Ánh sáng nào mạnh hơn? - Nhấn mạnh, bổ sung. + Quả bưởi lớn hơn. + Quả bưởi đứng sau. + Chiều cao lớn hơn chiều ngang (hộp sữa) còn quả bưởi gần bằng nhau. + Cửa sổ, cửa ra vào, bóng đèn. + HS quan sát hướng ánh sáng và trả lời. *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Giới thiệu hs cách sắp xếp bố cục hợp lý trên mặt giấy: Vật mẫu phải nằm giữa mặt giấy, không quá to, không quá nhỏ. - Giới thiệu hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát, nêu tên các bước vẽ. Có 4 bước vẽ: + B1: Phác khung hình chung và riêng của từng vật mẫu. + B2: Xác định tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, vẽ hình bằng nét thẳng mờ. + B3: Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho đúng. + B4: Vẽ đậm nhạt - Lưu ý hs cách vẽ đậm, nhạt: + Phân mảng đậm, nhạt theo 3 độ đậm, nhạt chính: đậm – đậm vừa – nhạt. + Vẽ đậm nhạt bằng từng nét chì đan xen. Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt. (không di đều bằng tay hoặc bằng giấy trên bài vẽ). Bố cục hợp lý trên mặt giấy *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS hực hành: - Yêu cầu HS vẽ bài vào vở bài tập vẽ hoặc giấy vẽ với mẫu vẽ trên bàn giáo viên. - Nhắc nhở hs đo tỉ lệ, so sánh tỉ lệ c hiều cao và chiều ngang của hai vật mẫu để vẽ khung hình chung của mẫu sau đó xác định chiều cao và chiều ngang của từng vật mẫu để vẽ khung hình riêng. - Hướng dẫn thêm các hs còn lúng túng. - Lưu ý các em vẽ đậm nhạt sao cho tạo thành 3 độ đậm nhạt chính. - Hs làm bài. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Chọn 1 số bài vẽ của hs, yêu cầu hs quan sát và nhận xét: + Bố cục. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ đậm, nhạt. - GV nhận xét chung, bổ sung. - Gợi ý hs xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - GV xếp loại bài vẽ. Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. - Nhận xét chung tiết học. - Quan sát, nhận xét bài vẽ theo cảm nhận riêng. + Bố cục cân đối trên tờ giấy. + Tỉ lệ và đặc điểm hình vẽ gần giống mẫu. + Bài vẽ tạo thành 3 độ đậm nhạt chính. 4. Củng Cố: ? Nêu các bước vẽ mẫu hình trụ và hình cầu? - Hs trả lời. 5. Dặn Dò: - Về hoàn thành bài (nếu chưa xong). - Xem trước bài mới: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM. - Mang đầy đủ dụng cụ học tập. ……………………………………. GIÁO ÁN MĨ THUẬT KHỐI 4 Ngày dạy: 09/10/2012 (Trường xã) 11/10/2012 (Thuận Hòa A) Tiết dạy (TKB): 5 và 4 Tiết 8 (PPCT). Bài 8: Tập nặn tạo dáng: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC I - MỤC TIÊU: - Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm các con vật - Hs biết cách nặn và nặn các con vật theo ý thích - Hs thêm yêu mến các con vật II - CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Tranh ảnh một số con vật quen thuộc. - Hình gợi ý. - Sản phẩm nặn. 2. Học sinh : - SGK. - Đất nặn, giấy lót nặn. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra sỉ số lớp. - Kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước vẽtranh đề tài Phong cảnh quê hương? - Học sinh trả lời. 3. Giới thiệu bài mới: - Nhà em có nuôi những con vật gì? Hãy kể tên một số con vật quen thuộc với em? - Hs trả lời - Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nặn những con vật mà em thích. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - Giới thiệu tranh,ảnh con vật. Yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi + Đây là con vật gì? + Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào? + Nhận xét đặc điểm nổi bật của con vật? + Màu sắc của nó như thế nào? + Hình dáng của con vật khi hoạt động (đi, đứng, chạy…)thay đổi như thế nào? -Ngoài những con vật đã xem, em hãy kể tên một số con vật mà em biết? + Em thích con vật nào? Em có nặn con vật mà em thích không? Miêu tả hình dáng con vật mà em định nặn. *Hoạt động 2: Cách nặn con vật: - Dùng đất nặn mẫu, yêu cầu hs quan sát + Nặn từng bộ phận rồi ghép lại. + Nặn các bộ phận các bộ phận chính trước (thân, đầu). + Nặn các bộ phận khác (chân, tai, đuôi..). + Ghép dính con vật. + Tạo dáng và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. -Cần chú ý các thao tác khó:ghép dính các bộ phận, sửa,nắn để tạo dáng cho hình con vật sinh động hơn. *Hoạt động 3: Thực hành: -Yêu cầu hs nặn con vật em thích -Trải giấy nháp lên bàn rồi mới bài đất ra. -Gợi ý hs nặn những con vật dễ phù hợp với khả năng của mình. -Theo dõi, quan sát hs làm bài. -Nhắc nhở hs gữi vệ sinh lớp học. Nặn xong rửa tay lau sạch sẽ. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: -Yêu cầu hs trưng bày sản phẩm lên bàn. -Đến từng bàn, gợi ý hs nhận xét và chọn 1 sản phẩm đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. -Rút kinh nghiệm cho cả lớp. -Gợi
File đính kèm:
- TUẦN 8.doc