Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 (Chương trình cả năm)

1. Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu

a. Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

b. Cách tiến hành :

_Bước 1 : Trò chơi :

Gv cho cả lớp cùng thực hiện động tác :”Bịt mũi nín thở”.

GV hỏi : Các em có cảm giác ntn khi nín thở lâu?

_Bước 2 : Gvgọi một HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 SGK.

_Gv y/c cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thở ra thật sâu

 + Lồng ngực thay đổi ntn khi ta hít vào và thở ra hết sức ?

_ So sánh lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và thở sâu ?

*) GV chốt lại : Khi ta thở ra , lồng ngực phồng lên , xẹp xuống , đó là cử động hô hấp . Cử động hô hấp gồm 2 động tác : Hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.

 

doc145 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 (Chương trình cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước2: Chơi trò chơi
Giáo viên làm trọng tài hoặc cho học sinh làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
Bước 3 : Đánh gíá.
Sau khi 2 dãy đã gắn xong các tấm phiếu viết tên cây vào các cột tương ứng, giáo viên yêu cầu cả lớp cùng chữa bài theo đáp án dưới đây :
 Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng 
Xoài,khơ-nia, cau,bàng,phượng vĩ , bưởi
Ngô, cà chua, tía tô, hoa cúc
Bò 
Bí ngô, rau má,lá lốt, dưa hấu
leo
Mây
Mướp ,hồ tiêu,dưa chuột
Lưu ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hóa gỗ. 
 Giáo viên nhận xét đánh giá tuyên dương.
 4. 4.CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
- Hỏi theo nội dung bài học.
-GV nhắc HS về làm bài tập ở nhà. Xem trước bài sau.
- Dặn học sinh làm bài tập thực hành theo yêu cầu trong SGK trang 80 trước khi có tiết học thân cây (tiếp theo) một tuần.
- NXTH
-Hát.
-Học sinh trả lời. Học sinh nhận xét bổ sung.
-Học sinh lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp.
+ Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ(cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ? 
- Điền kết quả làm việc vào bảng.
- Một số học sinh lên trình bày kết quả làm việc theo cặp(mỗi học sinh chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của một cây).
- Học sinh trả lời. 
- Học sinh khác nhận xét.
- Học sinh lắng nghe. 
- Hoạt động theo dãy.
-Nhóm trưởng phát cho mỗi dãy từ 1 đến 3 phiếu tùy theo số lượng của nhóm.
- Thảo luận.
+ Hai dãy xếp thành hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình thi tiếp sức.
- Cả lớp cùng chữa bài
Thứ ngày tháng năm 2005
 BÀI 42: THÂN CÂY (Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết :
-Nêu được chức năng của thân cây.
-Kể ra một số ích lợi của thân cây.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Các hình trong SGK trang 80, 81.
-Dặn học sinh làm bài tập thực hành theo yêu cầu trong SGK trang 80 trước khi có tiết học này một tuần.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Hỏi bài học trước.
 + Kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo?
+ Giáo viên nhận xét đánh giá. 
3. BÀI MỚI:
 * GTB: Mục tiêu 
a/ Hoạt động 1: THẢO LUẬN CẢ LỚP
+ Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
+ Cách tiến hành: 
Giáo viên kiểm tra cả lớp xem những ai đã làm thực hành theo lời dặn của giáo viên trong tiết học của tuần trước và chỉ định một số em báo cáo kết quả. Nếu học sinh không có điều kiện làm thực hành. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi :
+Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+Để biết tác dụng của nhựa và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
-Nếu học sinh không giải thích được. Giáo viên giúp các em hiểu : Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
-Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví du:ï nâng đỡ, mang lá, hoa, quả, ).
b)Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO NHÓM
+Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của thân cây đối với đời sống của người và động vật
+ Cách tiến hành:
 Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh nói về những ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào những gợi ý sau :
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,
+ Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên có thể thay đổi cách trình bày kết quả thảo luận của nhóm bằng các cho học sinh chơi đố nhau. Cụ thể là đại diện của một nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng vào việc gì. Học sinh trả lời được lại đặt ra một câu hỏi khác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn ở nhóm khác trả lời.
*Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,
 4. 
4.CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
- Hỏi theo nội dung bài học.
-GV nhắc HS về làm bài tập ở nhà. Xem trước bài sau “Rễ cây”. Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ mang đến lớp.
-Giấy cỡ Ao và băng keo.
- Nhận xét tiết học. 
- Hát 
- Học sinh trả lời. 
- 1 số học sinh trả lời. Học sinh khác nhận xét bổ sụng 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà.
- 1 số em trình bày bài làm. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
- Vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nêu. Lớp nhận xét bổ sung.
- Hoạt động nhóm.
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK. Nói về những ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào những gợi y.ù
- Đại diện của một nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng vào việc gì. Học sinh trả lời được lại đặt ra một câu hỏi khác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn ở nhóm khác trả lời.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh trả lời. 
TUẦN 22: Thứ ngày tháng năm 2005
BÀI 43: RỄ CÂY
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
-Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm,rễ phụ,rễ củ.
-Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
II / ĐỒ DÙNG- DẠY HỌC: 
-Các hình trong SGK trang 82, 83.
-Giáo viên và học sinh sưu tầm các loại rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ mang đến lớp.
-Giấy cỡ Ao và băng keo.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
+ Nêu chức năng của thân cây trong đời sống của cây?
+ Nêu những ích lợi của thân cây đối với đời sống của người và động vật?
- Nhận xét đánh giá.
3. BÀI MỚI:
 * GTB: Mục tiêu bài học.
a/ Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK
+ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc,rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: làm việc theo cặp
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp : 
-Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
-Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả rễ phụ và rễ củ. 
Bước2: Làm việc cả lớp. 
Giáo viên chỉ định 1 số cặp lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ và rễ củ.
+Kết luận:
Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm rarễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, rễ củ. 
 b/ Hoạt động2: LÀM VIỆC VỚI VẬT THẬT
+Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được.
+ Cách tiến hành: 
-Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
-Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều , trình bày đúng, đẹp và nhanh. 
Kết luận bổ sung. Nhận xét tuyên dương.
 4.CỦNG CỐ,DẶN DÒ:
- Hỏi theo nội dung bài học.
-GV nhắc HS về làm bài tập ở nhà. Xem trước bài sau.
 NXTH 
- Hát.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi. Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe. 
- Hoạt động theo cặp. 
 Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 82 trong SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả rễ phụ và rễ củ. 
- Đại diện 1 số cặp trả lời. Nhóm khác bổ sung.
+ Cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc.
+ Cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm.
+ Cây ngoài rễ chính còøn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
- Hoạt động theo nhóm.
 Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
 Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét xem nhóm nào sưu tầm được nhiều , trình bày đúng, đẹp và nhanh.
- Học sinh trả lời. 
 Thứ ngày tháng năm 2005
BÀI 44 : RỄ CÂY (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh biết:
-Nêu chức năng của rễ cây. 
-Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
II / ĐỒ DÙNG- DẠY HỌC: 
Các hình trong SGK trang 84, 85.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_chuong_trinh_ca_nam.doc
Giáo án liên quan