Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức:

• Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái niệm cơ bản ở mức phổ thông về tin học - các kiến thức về hệ thống, cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

b) Về kĩ năng:

• Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.

c) Về thái độ:

• Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc như sự ham hiểu biết, tìm tòi sáng tạo, chuẩn mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, hợp tác tốt với bạn bè.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, SGK Tin 12, Sách GV Tin 12.

b) Chuẩn bị của học sinh: SGK Tin 12, vở ghi.

3 . Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ: Không

b) Nội dung bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu về chương trình học lớp 12

c) Củng cố và luyện tập:

• Hệ thống lại nội dung học của chương trình môn Tin học lớp 12

• Sử dụng sách giáo khoa và phương pháp học tập

d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Về nhà đọc trước nội dung bài MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

. Mục tiêu

d) Về kiến thức:

• Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.

• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.

e) Về kĩ năng:

• Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.

f) Về thái độ:

• Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Chuẩn bị của giáo viên: Bài soạn, SGK Tin 12, Sách GV Tin 12.

b) Chuẩn bị của học sinh: SGK Tin 12, vở ghi.

3 . Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ: Không

c) Nội dung bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán quản lí (15 phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

GV: Đặt câu hỏi:

Theo em để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột nào?

GV: Gợi ý: Để đơn giản vấn đề cột điểm nên tượng trưng một vài môn VD: Stt, họ tên, ngày sinh, giới tính, đoàn viên, toán, lý, hóa, văn, tin

HS: Suy nghĩa và trả lời câu hỏi.

Để quản lí thông tin về điểm của học sinh trong một lớp ta cần cột Họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, tổ, điểm toán, điểm văn, điểm tin.

GV: (dùng bảng phụ minh họa H1 _SGK/4)

§1. Một số khái niệm cơ bản.

1. Bài toán quản lí:

- Bài toán quản lí là bài toán phỏ biến trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Một xã hội ngày càng văn minh thì trình độ quản lí các tổ chức hoạt động trong xã hội đó ngày càng cao. Công tác quản lí chiếm phần lớn trong các ứng dụng của tin học.

 - Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lý.

- Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu trữ thông tin về điểm của hs như sau: (Hình 1 _SGK/4)

 

 

doc146 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách 2: Nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu.
 Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế:
- Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu;
- Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề;
Tạo những nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối,...) để người dùng thao tác với dữ liệu thuận tiện hơn.
c). Củng cố - Luyện tập: (5 phút)
Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu.
Hãy nêu thứ tự các thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
Hãy nêu các bước tạo biểu mẫu để nhập và sửa thông tin cho mỗi học sinh.
d). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
Xem trước Bài tập và thực hành 4 : TẠO BiỂU MẪU ĐƠN GiẢN
=========================================
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C2
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C4
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C6
Tiết theo PPCT: 17
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3: TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Biết tạo biểu mẫu đơn giản (dùng thuật sĩ sau đó chỉnh sửa thêm bằng chế độ thiết kế);
Biết dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng; 
Cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu
b. Về kĩ năng
- Có các kĩ năng cơ bản về cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu.
- dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng.
c. Về thái độ
HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ phần mềm nói chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học tập tốt, nắm vững các khái niệm và thao tác cơ sở của Access. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, máy tính và phần mềm Access.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3 . Tiến trình bài dạy
a). Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1. Hãy cho biết sự khác nhau giữa hai chế độ làm việc với biểu mẫu.
Câu 2. Hãy nêu thứ tự các thao tác tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
Câu 3. Hãy nêu các bước tạo biểu mẫu để nhập và sửa thông tin cho mỗi học sinh.
b) Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS tiếp tục sử dụng CSDL trong bài thực hành 3 để làm bài tập.
HS: Mở bài tập và thực hành 3, thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Thực hiện mẫu thao tác tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH.
HS: Quan sát và tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Quan sát học sinh thực hiện và hỗ trợ khi cần thiết.
Bài 1.
Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH theo mẫu:
Hướng dẫn:
- Tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ;
Nháy đúp vào Create form by using wizard để dùng thuật sĩ.
Cũng có thể kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu. Dưới đây chúng ta xét cách làm này. 
- Nháy đúp Create form by using wizard;
- Trong hộp thoại Form Wizard (h. 36): 
- Chọn bảng (hoặc mẫu hỏi) từ ô Tables/Queries;
- Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi từ ô Available Fiels;
- Nháy Next để tiếp tục.
 - Chỉnh sửa phông chữ tiếng Việt; di chuyển các trường dữ liệu để có vị trí đúng.
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài 2
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác nhập thêm các bản ghi vào biểu mẫu.
HS: Thực hiện các thao tác nhập dữ liệu theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Quan sát học sinh thực hiện và chỉnh sửa khi cần thiết.
GV: Yêu cầu HS lưu lại để dùng cho bài thực hành tiếp theo.
Bài 2.
Sử dụng biểu mẫu vừa tạo để nhập thêm các bản ghi cho bảng theo mẫu sau:
c). Củng cố - Luyện tập:
	- Tạo biểu mẫu; Chỉnh sửa biểu mẫu trong chế độ thiết kế;
	- Nhập dữ liệu cho bảng bằng biểu mẫu;
d). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Chuẩn bị bài: Bài tập và thực hành 4 làm bài tập 3.
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C2
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C4
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C6
Tiết theo PPCT: 18
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 3: TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Biết tạo biểu mẫu đơn giản (dùng thuật sĩ sau đó chỉnh sửa thêm bằng chế độ thiết kế);
Biết dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng; 
Cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu
b. Về kĩ năng
- Có các kĩ năng cơ bản về cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu.
- dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng.
c. Về thái độ
HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ phần mềm nói chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học tập tốt, nắm vững các khái niệm và thao tác cơ sở của Access. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, máy tính và phần mềm Access.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3 . Tiến trình bài dạy
a). Kiểm tra bài cũ: Không.
b). Nội dung bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 3
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu bài 3.
HS. Đọc SGK.
GV: Thực hiện mẫu thao tác lọc.
a. Lọc ra các học sinh nam 
+ Nháy nút ;
 + Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: nhập "Nam" trong cột GT 
 + Nháy nút để thực hiện lọc.
HS: Thực hiện lọc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu trong SGK.
* Sắp xếp tên học sinh theo thứ tự tăng dần
- Chọn trường Ten; 
- Nháy nút . hoặc vào Records chọn Sort rồi chọn . Các bản ghi sẽ được sắp xếp tên tăng dần theo bảng chữ cái.
* Lọc ra các học sinh nữ.
a. Lọc ra các học sinh Nữ 
+ Nháy nút hoặc vào Records chọn Fillter By Form hoặc Fiilter By Selection.
 + Trong hộp thoại Filter by Form, nhập điều kiện lọc: nhập "Nữ" trong cột GT 
 + Nháy nút để thực hiện
Bài 3. 
Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để lọc ra các học sinh nam của bảng HOC_SINH. 
a) Điều kiện lọc các học sinh nam
Kết quả lọc có 9 bản ghi
Tìm hiểu và sử dụng các lệnh tương ứng trên bảng chọn Records để:
* Sắp xếp tên học sinh theo thứ tự tăng dần.
* Lọc ra các học sinh nữ.
Bảng chọn Records
c).Củng cố - Luyện tập.
	Có các kĩ năng cơ bản về cập nhật và tìm kiếm thông tin trong chế độ trang dữ liệu của biểu mẫu. 
	Dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng.
d). Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	Về nhà yêu cầu HS Xem trước §7 : LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
========================================
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C2
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C4
Ngày dạy: / /2013 tại lớp 12C6
Tiết theo PPCT: 19
 §7. LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức: 
Biết khái niệm liên kết giữa các bảng, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo liên kết;
Biết cách tạo liên kết trong Access.
b) Về kĩ năng:
Tạo được liên kết trong Access.
c) Về thái độ
Hướng cho một số HS có nguyện vọng sau này học tiếp đạt trình độ phục vụ được công việc quản lí trong tương lai. 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12
b) Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3 . Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ: 
Học sinh lên máy GV thực hiện các thao tác tạo biểu mẫu?
b) Nội dung bài mới:
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm (10 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Đặt vấn đề: Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng. 
HS: Chú ý nghe giảng.
GV: Khi tạo liên kết giữa các bảng có cần đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu không?
HS: Cần đảm bảo tính toàn vẹn vì khi tạo ra liên kết giữa các bảng cần đảm bảo tính hợp lí của dữ liệu trong các bảng có liên quan.
GV: Đưa ra vị dụ SGK trang 55.
HS: Nghiên cứu VD và trả lời. 
GV: Hãy thống kê và phân tích các đơn đặt hàng, hãy trình bày các phương án lập CSDL?
HS: 1 HS trình bày các phương án.
+ Phương án 1: Lập CSDL gồm một bảng duy nhất.
+ Phương án 2: Lập CSDL gồm nhiều bảng.
GV: Với hai phương án trên em có nhận xét gì?
HS: 1 HS trả lời câu hỏi.
 + Với phương án 1: Dư thừa dữ liệu ví dụ mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, mã sản phẩm, tên sản phẩm, đơn giá lặp lại trong các đơn hàng có số hiệu đơn khác nhau,);
Không bảo đảm sự nhất quán của dữ liệu (ví dụ mã khách hàng, tên khách hàng và địa chỉ khách hàng của cùng một khách hàng ở những đơn hàng khác nhau có thể nhập khác nhau,).
+ Với phương án 2: Khắc phục được những nhược điểm này, tuy nhiên phải có liên kết giữa các bảng để có được thông tin tổng hợp
1. Khái niệm.
Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.
VD: Một công ti chuyên bán dụng cụ văn phòng thường xuyên nhận đơn đặt hàng từ khách hàng. Để thống kê và phân tích các đơn đặt hàng, hãy trình bày các phương án lập CSDL? 
Phương án 1: Gồm một bảng duy nhất chứa các thông tin cần thiết.
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
So_don
Số hiệu đơn đặt hàng
Ma_khach_hang
Mã khách hàng
Ten_khach_hang
Tên khách hàng
Ma_mat_hang
Mã mặt hàng
So_luong
Số lượng
Ten_mat_hang
Tên mặt hàng
Dia_chi
Địa chỉ KH
Ngay_giao_hang
Ngày giao hàng
Don_gia
Đơn giá (VNĐ)
Phương án 2: Gồm ba bảng có cấu trúc tương ứng nhau.
KHACH_HANG
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
Ma_khach_hang
Mã khách hàng
Ten_khach_hang
Tên khách hàng
Dia_chi
Địa chỉ
MAT_HANG
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
Ma_mat_hang
Mã mặt hàng
Ten_mat_hang 
Tên mặt hàng
Don_gia
Đơn giá (VNĐ)
HOA_DON
Tên trường
Mô tả
Khoá chính
So_don
Số hiệu đơn đặt hàng
Ma_khach_hang
Mã khách hàng
Ma_mat_hang
Mã mặt hàng
So_luong
Số lượng
Ngay_giao_hang
Ngày giao hàng
Hoạt động 2: Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng (10 phút)
GV: Đặt vấn đề: Sau khi đã xây dựng xong hai hay nhiều bảng, ta có thể chỉ ra mối liên kết giữa các bảng với nhau.
GV: Mục đích của việc liên kết giữa các bảng là gì?
HS: Mục đích của việc này là để Access biết phải kết nối các bảng như thế nào khi kết xuất thông tin.
GV: Các mối liên kết được thể hiện trong cửa sổ Relationships, mọi thao tác như xem, tạo, sửa, xoá liên kết đều được thực hiện trong cửa sổ này. Để mở cửa sổ này chọn Tools®Relationships... hoặc nháy nút lệnh 

File đính kèm:

  • docGA 12 2012 - 2013.doc