Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Bài 7: Liên kết giữa các bảng - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Huê
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Học sinh biết khái niệm liên kết giữa các bảng, thấy được sự cần thiết, mục đích của công việc tạo liên kết giữa các bảng.
Học sinh nắm được cách tạo liên kết trong Access.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên: máy chiếu, bảng phụ mô tả chế độ trang dữ liệu cách lập thứ nhất CSDL KINH_DOANH, CSDL KINH_DOANH theo cách lập thứ hai.
III. NỘI DUNG
1. Ổn định lớp (1 phút)
Sĩ số: Vắng: Có phép: Không phép:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
• Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về biểu mẫu (7 điểm) và các chế độ làm việc với biểu mẫu (3 điểm)?
• Đáp án:
- Khái niệm: Biểu mẫu là một đối tượng trong Access được thiết kế để:
+ Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu.
+ Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra)
Trong đó, chức năng hiển thị và nhập dữ liệu được sử dụng nhiều hơn cả.
- Các chế độ làm việc với biểu mẫu:
+ Chế độ biểu mẫu.
+ Chế độ thiết kế.
BÀI 7: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG Người soạn: Nguyễn Thị Huê Ngày soạn: 15/11/2008 GV hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Học sinh biết khái niệm liên kết giữa các bảng, thấy được sự cần thiết, mục đích của công việc tạo liên kết giữa các bảng. Học sinh nắm được cách tạo liên kết trong Access. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Giáo viên: máy chiếu, bảng phụ mô tả chế độ trang dữ liệu cách lập thứ nhất CSDL KINH_DOANH, CSDL KINH_DOANH theo cách lập thứ hai. III. NỘI DUNG Ổn định lớp (1 phút) Sĩ số: Vắng: Có phép: Không phép: Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm về biểu mẫu (7 điểm) và các chế độ làm việc với biểu mẫu (3 điểm)? Đáp án: Khái niệm: Biểu mẫu là một đối tượng trong Access được thiết kế để: + Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu. + Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra) Trong đó, chức năng hiển thị và nhập dữ liệu được sử dụng nhiều hơn cả. Các chế độ làm việc với biểu mẫu: + Chế độ biểu mẫu. + Chế độ thiết kế. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Ở các bài trước, các em đã được tìm hiểu về CSDL QuanLi_HS chỉ gồm bảng HOC_SINH. Trên thực tế, CSDL thường gồm rất nhiều bảng được liên kết với nhau. Để tìm hiểu cách tạo liên kết giữa các bảng như thế nào, ta cùng đi tìm hiểu bài mới: Bài 7: Liên kết giữa các bảng (Slide 1). Bài 7: Liên kết giữa các bảng. Khái niệm Để hiểu khái niệm về liên kết giữa các bảng, ta cùng đi xét cách lập CSDL KINH_DOANH: Cách thứ nhất: CSDL gồm một bảng chứa đầy đủ các thông tin cần thiết, chia thành các trường: (slide 1) Bảng ở chế độ trang dữ liệu như sau: (bảng 1). Thấy rằng: các thông tin về So_don, Ma_khach_hang, Ho_ten, Ten_mat_ hang, Dia_chi, Ngay_giao bị trùng lặp khi 1 khách hàng mua nhiều hàng cùng 1 thời điểm. Với một CSDL thì sự trùng lặp này gây ra dư thừa và không đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu. Đặc biệt So_don bị lặp sẽ không thỏa mãn điều kiện của khóa chính. Cách thứ hai: CSDL gồm 3 bảng (slide 2) đã khắc phục nhược điểm của cách thứ nhất. Vấn đề đặt ra: khi cần lấy thông tin từ nhiều bảng. Ví dụ: liệt kê tên và số lượng các mặt hàng của 1 khách hàng, ta phải tìm tên mặt hàng trong bảng MAT_HANG, tìm số lượng trong bảng HOA_DON, tên khách hàng trong bảng KHACH_HANG. ? Làm thế nào để tổng hợp được nhiều thông tin từ nhiều bảng như vậy? (slide 3) ® Trong CSDL, các bảng thường có liên quan đến nhau. Khi xây dựng CSDL, các bảng đó được tạo liên kết với nhau. ? Tạo liên kết nhằm mục đích gì? Bên cạnh đó, liên kết giữa các bảng còn nhằm: + Tránh dư thừa dữ liệu và sự không nhất quán trong CSDL. + Thực hiện cập nhật nội dung trong CSDL dễ dàng hơn. Vậy thì, cách tạo lên kết giữa các bảng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phấn 2 (Slide 4) Quan sát và nghe giảng. Ghi bài. Trả lời: Sự liên kết giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng. Mục đích tạo liên kết giữa các bảng: + Cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng. + Tránh dư thừa dữ liệu và sự không nhất quán trong CSDL. + Thực hiện cập nhật nội dung trong CSDL dễ dàng hơn. Kĩ thuật tạo liên kết giữa các bảng Khi xây dựng xong các bảng của CSDL, ta có thể chỉ ra mối liên kết giữa các bảng để Access biết phải kết nối như thế nào khi kết xuất thông tin. Trong mối liên kết giữa hai bảng, một bảng giữ vai trò là bảng chính, bảng kia là bảng được tham chiếu đến. Mỗi bảng chọn ra một trường làm trường liên kết. Hai trường này phải có cùng kiểu dữ liệu (thường chọn hai trường cùng tên). ? Với các 3 bảng như trên, em hãy chỉ ra trường nào là trường liên kết và liên kết giữa hai bảng nào? - Các bước liên kết hai bảng (slide 5) + Bước 1: Mở CSDL, dùng lệnh Tools/ Relationship hoặc nút trên thanh công cụ để mở hộp thoai Relationship. + Bước 2: Nếu hộp thoại Show Table chưa xuất hiện, nháy nút hoặc nhấn chuột phải vào vùng trống trong cửa sổ Relationship và chọn Show Table + Bước 3: Trong hộp thoại Show Table, chọn tên các bảng cần tạo liên kết, rồi nháy Add, cuối cùng nháy Close. Thông thường, ta tạo lên kết cho tất cả các bảng trong CSDL nên ta ở bước này chọn hết các bảng. + Bước 4: Ở cửa sổ Relationship, các bảng xuất hiện với khóa chính được in đậm. Để liên kết hai bảng, ta kéo thả trường liên kết từ bảng thứ nhất sang trường liên kết ở bảng thứ hai. Xuất hiện hộp thoại Edit Relationship. + Bước 5: Trong hộp thoại Edit Relationship, click chọn 3 lựa chọn về tính toàn vẹn của dữ liệu ở bên dưới, rồi nháy nút Create. Tương tự như vậy, ta tạo các liên kết còn lại giữa các bảng. + Bước 6: Dùng lệnh File/ Save hoặc nháy nút trên thanh công cụ để lưu lại kết quả. Cuối cùng nháy nút để đóng cửa sổ Relationship. - Thực hiện mẫu trên CSDL KINH_DOANH đã được chuẩn bị sẵn. - Sau khi tạo đầy đủ các liên kết giữa các bảng, ta được sơ đồ liên kết như sau. Nghe giảng. - Ghi bài. Trả lời: trường Ma_khach_hang liên kết hai bảng KHACH_HANG và bảng HOA_DON, trường Ma_mat_hang liên kết hai bảng MAT_HANG và bảng HOA_DON. Các bước liên kết hai bảng: + Bước 1: Mở CSDL, dùng lệnh Tools/ Relationship hoặc nút trên thanh công cụ để mở hộp thoại Relationship. + Bước 2: Nếu hộp thoại Show Table chưa xuất hiện, nháy nút hoặc nhấn chuột phải vào vùng trống trong cửa sổ Relationship và chọn Show Table + Bước 3: Trong hộp thoại Show Table, chọn tên các bảng cần tạo liên kết, rồi nháy Add, cuối cùng nháy Close. + Bước 4: Để liên kết hai bảng, ta kéo thả trường liên kết từ bảng thứ nhất sang trường liên kết ở bảng thứ hai. Xuất hiện hộp thoại Edit Relationship. + Bước 5: Trong hộp thoại Edit Relationship, click chọn 3 lựa chọn về tính toàn vẹn của dữ liệu ở bên dưới, rồi nháy nút Create. Làm tương tự để tạo các liên kết còn lại giữa các bảng. + Bước 6: Dùng lệnh File/ Save hoặc nháy nút trên thanh công cụ để lưu lại kết quả. Cuối cùng, nháy nút đóng cửa sổ Relationship. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (1 phút) Nhắc lại mục đích và các bước tạo liên kết giữa các bảng trong Access. BTVN: - Đọc và nắm vững lí thuyết để nắm được mục đích và các bước tạo liên kết giữa các bảng trong Access. Đọc trước và tìm hiểu về bài tập thực hành 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
File đính kèm:
- bai 712.doc