Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Bài 16: Định dạng văn bản - Năm học 2009-2010
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Hiểu nội dung việc định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang.
Kĩ năng:
Thực hiện được định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
Thái độ:
– Rèn luyện đức tính cẩn thận và thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh
– Tổ chức hoạt động theo nhóm.
Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi.
– Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút) .
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV:Nêu các thao tác biên tập văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khái niệm định dạng văn bản – định dạng kí tự.
Ngày soạn: 21/12/2009 Tiết: Bài 16 : ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Hiểu nội dung việc định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang. Kĩ năng: Thực hiện được định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản. Thái độ: – Rèn luyện đức tính cẩn thận và thẩm mỹ trong soạn thảo văn bản. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh – Tổ chức hoạt động theo nhóm. Học sinh: – Sách giáo khoa, vở ghi. – Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (1 phút) . 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) GV:Nêu các thao tác biên tập văn bản? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khái niệm định dạng văn bản – định dạng kí tự. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12 phút Đặt vấn đề: · GV đưa ra 2 văn bản có nội dung giống nhau, một văn bản đã được định dạng và một văn bản chưa định dạng. Cho HS so sánh 2 văn bản trên. · Để văn bản được trình bày rõ ràng, đẹp mắt ta cần phải định dạng văn bản. Vậy thế nào là định dạng văn bản? Hôm nay thầy và các em cũng nhau tìm hiểu vấn đề này. GV: Theo các em trong định dạng kí tự ta thường định dạng những gì. HS : quan sát và đưa ra nhận xét : Văn bản đã được định dạng sẽ đẹp mắt hơn văn bản chưa được định dạng. HS: Định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc văn bản.. · Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản. 1. Định dạng kí tự: · Xác định phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc văn bản. · Cách 1: Sử dụng lệnh Format® Font ..... · Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. Hoạt động 2: Cách định dạng đoạn văn bản. 15 phút GV : Các em hãy nêu các khả năng định dạng đoạn văn bản ? GV: Để định dạng đoạn văn bản trước hết phải xác định đoạn văn bản cần định dạng: C1: Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản. C2: Chọn một phần đoạn văn bản. C3: Chọn toàn bộ văn bản. HS: Các nhóm thảo luận và trình bày. – Các thuộc tính cơ bản của định dạng đoạn gồm có: + Căn lề + Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn + Khoảng cách đến đoạn văn trước sau. + Định dạng dòng đầu tiên + Khoảng cách lề đoạn văn so với lề của trang. 2. Định dạng đoạn văn bản · Căn lề, khoảng cách giữa các đoạn văn bản, định dạng dòng đầu tiên, khoảng cách giữa các dòng, Cách 1: Sử dụng lệnh Format® Paragraph Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. Hoạt động 3: Cách định dạng trang văn bản. 10 phút GV: Em hãy cho biết các khả năng định dạng trang văn bản gồm các khả năng nào? GV: Giới thiệu các thuộc tính định dạng trang văn bản. HS: Hướng của giấy( nằm ngang hay thẳng đứng). Kích thước trang giấy.. 3. Định dạng trang văn bản: · Kích thước các lề và hướng giấy. · Sử dụng lệnh: File ® Page Setup Hướng giấy Thẳng đứng Nằm ngang Lề trái Lề trên Lề phải Lề dưới Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 3 phút – Nhấn mạnh cách sử dụng các lệnh định dạng để định dạng văn bản. – Các em hãy đọc trước bài thực hành số 7.
File đính kèm:
- Bai 16 Dinh dang van ban.doc