Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.

Biết khái niệm cơ sở dữ liệu, quan hệ khóa và liên kết giữa các bản.

2. Kỹ năng:

Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể trình bày ở chương 2.

Rèn kĩ năng nhận biết khoá cho HS

3. Thái độ:

Làm việc theo nhóm, làm việc khoa học.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Hệ thống câu hỏi, máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc trước bài ở nhà.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.
Biết khái niệm cơ sở dữ liệu, quan hệ khóa và liên kết giữa các bản.
Kỹ năng:
Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể trình bày ở chương 2.
Rèn kĩ năng nhận biết khoá cho HS
Thái độ:
Làm việc theo nhóm, làm việc khoa học.
Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
Hệ thống câu hỏi, máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài ở nhà.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Tiết 1:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 GV: Mô hình dữ liệu một cách tổng quát là dùng để thiết kế CSDL. Khi thiết kế một CSDL cần xác định:
- Các dữ liệu phản ánh một đối tượng cần phải có cấu trúc như thế nào;
- Mối quan hệ giửa các dữ liệu trong CSDL.
Dẫn dắt từ chương 1 để nêu các yếu tố tạo thành mô hình dữ liệu, có ba mức thể hiện của cơ sở dữ liệu:
Mức vật lý;
Mức khái niệm
Mức khung nhìn.
Nhờ mô tả dữ liệu ở mức cao nên người dùng dễ tiếp cận với CSDL.
GV: Có những mô hình nào ngoài mô hình quan hệ?
HS: Mô hình phân cấp, mô hình hướng đối tượng, 
GV: Nêu các đặc trưng cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ?
HS: nêu khái quát trong sgk
GV: Nêu cụ thể đặc trưng về cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ ?
HS: trình bày dựa vào SGK
GV: Nêu một ví dụ yêu cầu HS trình bày các đặc trưng (gợi ý ở hình 1 chương 1 – sgk)
HS: Quan sát và trả lời
1. Mô hình dữ liệu quan hệ
- Để nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CSDL cần quan tâm các yếu tố:
* Cấu trúc dữ liệu;
* Các thao tác, phép tóan trên dữ liệu;
* Các ràng buộc dữ liệu.
Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố trên tạo thành mô hình dữ liệu.
- Các đặc trưng cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ
* Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thực hiện trong các bảng. Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện htông tin về một chủ thể. Các cột biểu thị các thuộc tính của chủ thể và tên cột thường là tên của thuộc tính. Mỗi hàng biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các gia 1trị tương ứng với các cột.
* Về mặt thao tác trên dữ liệu: thêm, xóa sửa bản ghi trong một bản;
* Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Không được có hai bộ nào trong một bản giống nhau hoàn toàn
Tiết 2:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV thuyết trình hai khái niệm CSDL quan hệ và hệ QTCSDL quan hệ.
GV: giải thích thuật ngữ “quan hệ” để chỉ bảng, “thuộc tính” chỉ cột, “bộ (bản ghi)” để chỉ hàng, “miền” để chỉ kiểu dữ liệu của một thuộc tính, mỗi thuộc tính có một miền.
HS quan sát hình 20 trang 33 để nhận biết các khái niệm: bảng, bản ghi, cột, hàng 
 HS quan sát ví dụ SGK trang 82.
GV giải thích quan hệ có tính đa trị hoặc phức hợp là thế nào?
GV hướng dẫn HS ví dụ hình 71 SGK trang 83 để thấy một số nét đặc trưng của các hệ CSDL quan hệ.
2. Cở sở dữ liệu quan hệ
a. Khái niệm: (SGK 82)
CSDL quan hệ
Hệ QTCSDL quan hệ
Các đặc trưng chính của một quan hệ trong hệ cơ sở dữ liệu:
- Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.
- Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ không quan trọng.
- Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng.
- Quan hê không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
b. Ví dụ:
Ví dụ SGK trang 83
Tiết 3: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Giải thích nghĩa là không có hai hàng nào trong một bảng tương ứng bằng nhau trên tất cả các thuộc tính. Tuy nhiên, không cần đến tập tất cả các thuộc tính trong bản để phân biệt các cá thể. 
GV: Quan sát hình 72, 73 và 74 nêu các khóa trong bảng đó?
HS: nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: giải thích rõ vì sao trong hình 74 có sử dụng 3 khóa.
HS: Nắm được khái niệm về sự ràng buộc.
GV: yêu cầu HS mở bài thực hành số 5 (chương 2), xác định khóa và các liên kết giữa các bảng. 
GV: Quan sát hình 71 và phân tích các liên kết dựa trên thuộc tính khóa.
Yêu cầu học sinh xác định thông tin qua 2 mối liên kết giữa bảng Mượn sách với bảng Người mượn và với bảng Sách (hình 71).
c. Khóa và liên kết giữa các bảng:
- Khóa: 
Trong một bảng, mỗi hàng thể hiện thông tin về một đối tượng (cá thể) nên sẽ không có hai hàng giống nhau hòan toàn.
- Khóa chính:
Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng, người ta thường chọn một khóa làm khóa chính. Dữ liệu tại các cột khóa chình không được để trống. 
Chú ý: 
Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc giá trị các dữ liệu.
Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.
- Liên kết:
Sự liên kết giữa các bảng được xác lập dựa trên thuộc tính khóa.
Khi sử dụng đồng thời nhiều mối liên kết, ta có thể kết nối được các thông tin tương ứng với nhau.
Củng cố:
Quan sát hình 71, bảng Người Mượn, giải thích vì sao họ tên, ngày sinh và lớp lại không thể chọn là khóa. 
Cùng học sinh trả lời các câu hỏi sau SGK
Dặn dò:
Xem lại kiến thức
Soạn câu hỏi trắc nghiệm có đáp án (làm trong vở bài tập ) và tham khảo sách bài tập.
Chuẩn bị bài thực hành 10.
Rút kinh nghiệm bài giảng:

File đính kèm:

  • docBÀI 10.doc