Giáo án môn Tin học 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức trọng tâm:

- Biết được những thành phần và chức năng của hệ thống tin học.

- Biết chức năng, sơ đồ cấu trúc của máy tính và các thiết bị chính của máy tính.

- Biết cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy vi tính và sơ lược về hoạt động của máy tính.

- Biết máy tính làm việc theo nguyên lý Phôn Nôi-man.

2. Kỹ năng:

- Vẽ được lược đồ khái quát kiến trúc của máy tính và giải thích được.

- Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.

3. Tư tưởng, thực tế:

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập, tích cực tham gia xây dựng bài.

- Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó.

- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, khả năng phân tích.

- Có hứng thú đối với môn học, ham thích môn học, có tinh thần kỉ luật cao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 10 - Bài 3: Giới thiệu về máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếu Projecter. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi chép, sách giáo khoa.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: (2ph) Kiểm tra sĩ số lớp.
Số HS vắng:................... 
Có lý do:...................... Tên HS:...........................
Không lý do:................ Tên HS:...........................
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giảng bài mới: 
Nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khái niệm hệ thống tin học:
a) Chức năng: Hệ thống tin học dùng để nhập, xuất, xử lý, truyền, lưu trữ thông tin.
b) Thành phần:
- Hệ thống tin học gồm 3 thành phần :
+ Phần cứng (Hardware).
+ Phần mềm (Software).
+ Sự quản lí và điều khiển của con người.
* Khái niệm: Hệ thống tin học là phương tiện dựa trên máy tính dùng để thực hiện các loại thao tác như: nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra.
2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính
- Máy tính là thiết bị dùng để tự động hóa quá trình thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin.
- Máy tính gồm các bộ phận chính sau: 
 + Bộ xử lý trung tâm(Central Processing Unit - CPU).
 + Bộ nhớ trong(Main Memory).
 + Bộ nhớ ngoài(Secondary Memory).
 + Thiết bị vào(Input Device).
 + Thiết bị ra(Output Device).
Bộ nhớ ngoài ngoài
Bộ nhớ trong trong
Thiết bị ra
Thiết bị vào
Bộ xử lý trung tâm
Bộ điều khiển
Bộ số học/lôgic
3. Bộ xử lý trung tâm (CPU - Central Processing Unit).
- CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình.
- CPU gồm 2 bộ phận chính:
+ Bộ điều khiển (CU- Control Unit): Điều khiển các bộ phận khác làm việc.
+ Bộ số học/ logic ALU (Arithmetic/ Logic Unit): Thực hiện các phép toán số học và logic.
+ Các thành phần khác: Thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).
4. Bộ nhớ trong (Main Memory)
- Bộ nhớ trong: Là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
- Bộ nhớ trong có 2 phần: 
+ ROM (Read Only Memory): Chứa chương trình hệ thống, thực hiện việc kiểm tra máy và tạo sự giao tiếp ban đầu của máy với các chương trình. Dữ liệu trong ROM không bị mất khi tắt máy.
+ RAM (Random Access Memory) Dùng ghi nhớ thông tin trong khi máy làm việc, khi tắt máy các dữ liệu trong RAM bị xoá.
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary Memory)
- Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
6. Thiết bị vào (Input device)
 - Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
a) Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập chuẩn dùng để đưa thông tin trực tiếp vào máy tính. Gồm 2 nhóm phím: chức năng, ký tự.
+ Thường có 100 đến 105 phím
+ Khi gõ 1 phím mã tương ứng của nó được truyền vào máy.
b) Chuột (Mouse): dùng để thực hiện lệnh một cách chính xác, nhanh chóng, dễ dàng. Chuột thường có 2nút: Nút trái và nút phải.
c) Máy quét (Scanner): Là thiết bị nhập, dung để quét hình ảnh, văn bản vào máy tính.
d) Webcam: Là camera kỷ thuật số, dùng để thu hình truyền trực tuyến qua mạng.
7. Thiết bị ra:
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
- Thành phần: 
a) Màn hình(Monitor): Cấu tạo tương tự màn hình ti vi. Các tham số của màn hình:
 + Độ phân giải
 + Chế độ màu.
b) Máy in(Printer): dùng để đưa dữ liệu ra giấy
- Các loại máy in: in phun, in kim, in laser..
- Máy in có thể in đen trắng hoặc in màu.
c) Máy chiếu(projector): Hiển thị nội dung màn hình máy tính ra màn ảnh rộng.
d) Loa, tai nghe(Speaker): dùng để đưa âm thanh ra ngoài.
e) Modem: Là thiết bị truyền thông mạng, dùng để truyền thông tin giữa các máy tính.
8. Hoạt động của máy tính
Nguyên lý điều khiển bằng chương trình:
- Máy tính hoạt động theo chương trình. Mỗi một chương trình là một dãy các lệnh. Thông tin về một lệnh bao gồm:
 + Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ
 + Mã của thao tác
 + Địa chỉ các ô nhớ liên quan. 
Nguyên lý lưu trữ chương trình: Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lý như những dữ liệu khác.
Nguyên lý truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Nguyên lý Phôn – Nôi-man: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành 1 nguyên lý chung gọi là nguyên lý Phôn Nôi-man.
Dẫn dắt vấn đề: Tiết trước các em đã học về thông tin và cách mã hóa thông tin trong máy tính. Hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về các thành phần của máy tính.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ thống tin học.
- Em hãy cho biết chức năng hệ thống tin học là gì?
- Hãy cho biết hệ thống tin học gồm các phần nào?
- Phân tích và nhận xét.
- Giải thích cho học sinh biết về các thành phần trên.
- Trong 3 thành phần trên, thành phần nào là quan trọng nhất?
=> Thành phần thứ 3 là quan trọng nhất bởi vì nếu không có sự quản lý và điều khiển của con người thì 2 thành phần còn lại trở nên vô dụng.
- Tóm lại và đưa ra khái niệm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sơ đồ cấu trúc của một máy vi tính.
- Dựa vào sơ đồ, các em hãy cho biết chiếc máy tính này gồm các bộ phận nào?
- Thiết bị nào trong máy tính sẽ lưu trữ thông tin?
- Diễn giải sơ đồ: Dữ liệu được đưa vào trong máy tính qua các thiết bị vào hoặc lưu trữ ở bộ nhớ ngoài. Dữ liệu đưa vào được xử lý ở bộ xử lý trung tâm, nếu có các phép toán thì sẽ lưu trữ trong bộ nhớ trong, kết quả được đưa ra thiết bị ra hoặc lưu lại ở bộ nhớ ngoài.
- Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các thành phần cấu tạo của máy tính và chức năng cụ thể của chúng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về bộ xử lí trung tâm
- Hãy cho biết trong máy tính bộ phận nào quan trọng nhất?
- Có thể coi bộ xử lý trung tâm như là não của con người được không?
- CPU gồm có các bộ phận nào, chức năng?
- Phân tích và nhận xét.
- Ngoài 2 bộ phận trên, CPU còn có thêm 1 số thành phần khác như thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache).
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về bộ nhớ trong.
- Em nào có thể cho biết bộ nhớ trong là bộ nhớ như thế nào?
- Bộ nhớ trong gồm mấy phần, chức năng của từng phần?
- Phân tích và nhận xét.
- So sánh ROM và RAM ?
- Diễn giải: Đặc điểm khác nhau lớn nhất của RAM và ROM là dữ liệu trong ROM không bị mất khi tắt máy còn trong RAM sẽ bị mất.
- Đặc điểm của bộ nhớ trong:
+ Có tốc độ xử lý nhanh
+ Dung lượng bộ nhớ không lớn
+ Bộ nhớ chia thành các ngăn nhớ được đánh địa chỉ bắt đầu từ 0.
+ Ngăn nhớ thường được tổ chức theo byte, truy cập theo địa chỉ. 
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về bộ nhớ ngoài 
- Em nào có thể cho biết bộ nhớ ngoài có chức năng gì?
- Ngày nay ta thường dùng bộ nhớ ngoài nào để lưu trữ thông tin?
- Nêu điểm khác biệt giữa bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.
+ Dữ liệu trong RAM chỉ tồn tại khi máy tính đang hoạt động, còn dữ liệu bộ nhớ ngoài có thể tồn tại khi máy tính ngừng hoạt động.
* Hoạt động 6: Tìm hiểu vê thiết bị vào
- Hãy cho biết chức năng của thiết bị vào?
- Để đưa thông tin vào máy ta có thể sử dụng những thiết bị nào?
+ Bàn phím được chia thành mấy nhóm?
- Phân tích và nhận xét.
+ Chức năng của chuột?
- Phân tích và nhận xét.
+ Chức năng của máy quét?
- Phân tích và nhận xét.
+ Chức năng của webcam?
- Phân tích và nhận xét.
* Hoạt động 7: Tìm hiểu về thiết bị ra
- Để đưa thông tin từ máy tính ra ngoài ta sử dụng những thiết bị nào?
- Giới thiệu sơ lược về màn hình máy tính.
- Để được màn hình có chất lượng thì phải phụ thuộc vào yếu tố nào? 
- Màn hình có độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng sác nét và đẹp.
- Muốn được một lá đơn, một cuốn sách,.. ngoài việc ta nhập vào nhập tính ta còn phải in văn bản đó ra.
- Kể một số máy in mà em biết?
- Ngoài ra ta còn có thiết bị xuất khác là máy chiếu.
- Muốn nghe được nhạc thì chúng ta cần phải sử dụng những thiết nào?
* Hoạt động 8: Tìm hiểu hoạt động của máy tính.
- Trên đây là những thành phần của máy tính, với những thành phần này máy tính đã hoạt động được chưa?
- Phân tích và nhận xét.
- Khác với các công cụ tính toán khác, máy tính có thể thực hiện được một dãy lệnh cho trước (chương trình) mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người. 
- Chương trình là gì?
+ Thông tin của 1 lệnh gồm bao nhiêu thành phần? 
- Giáo viên giới thiệu về các nguyên lý hoạt động của máy tính và giải thích các nguyên lý đó.
- Học sinh chú ý nghe dẫn dắt vấn đề.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
? Học sinh nghe giảng.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
? Học sinh nghe giảng.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
I Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
? Học sinh nghe giảng, ghi chép bài.
4. Củng cố kiến thức: (3ph) 
Nhắc lại những nội dung đã học cho học sinh: Qua tiết học ngày hôm nay các em cần phải nắm vững những nội dung sau:
- Các thành phần của hệ thống tin học:
	+ Phần cứng.
	+ Phần mềm.
	+ Sự quản lí và điều khiển của con người.
- Các thành phần chính của máy tính:
	+ Bộ xử lí trung tâm.
	+ Bộ nhớ trong.
	+ Bộ nhớ ngoài.
	+ Thiết bị vào.
+ Thiết bị ra.
- Nhắc lại 

File đính kèm:

  • docbai 3.doc
Giáo án liên quan