Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 12, Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

-Mô tả được mô số đặc điểm của NST giới tính.

-Trình bày được cơ chế NST xác định được giới tính ở người.

-Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và ngoài đến sự phân hóa giới tính.

b. Kỹ năng:

-Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

-Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)

c. Thái độ:

-Yêu thích bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. GV: Các hình phóng to hình 12.1 , 12.2 (SGK).

 b. HS: Đọc trưíc bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Tiết 12, Bài 12: Cơ chế xác định giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12:Bài 12 : CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
Mục tiêu:
a. Kiến thức:
-Mô tả được mô số đặc điểm của NST giới tính.
-Trình bày được cơ chế NST xác định được giới tính ở người.
-Phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và ngoài đến sự phân hóa giới tính.
b. Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh) 
c. Thái độ:
-Yêu thích bộ môn..
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. GV: Các hình phóng to hình 12.1 , 12.2 (SGK).
 b. HS: Đọc trưíc bài.
3. Tiến trình giảng dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (4 phút).
Câu hỏi
-?: Nêu kết quả của quá trình giảm phân? Ý nghĩa của giảm phân?
Sự thụ tinh
-Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.
-Sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ NST đơn bội trong giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội
Ý nghĩa của thụ tinh
+Duy trì ổ định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qu các thế hệ.
 +Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiền hóa
b. Giảng bài mới:
*Mở bài: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ. Cơ chế nào xác giới tính của loài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nhiễm sắc thể giới tính. (10 phút).
+Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm của NST giới tính.
 -GV: Cho hs quan sát hình 12.1 SGK.Yêu cầu hs cho biết trong tế bào lưỡng bội có bao nhiêu cặp NST thường? Và bao nhiêu cặp NST giới tính?.
-?:Cho biết kí hiệu NST giới tính và NST thường?
-?:NST giới tính có đặc điểm gì?
.
-?:NST có liên quan tới tính trạng ntn?
-HS: ở người có
+Có 22 cặp NST thường.
+Có 1 cặp NST giới tính.
-Kí hiệu: NST giới tính
-Giới tính XX ở nữ.
-Giới tính XY ở nam.
-Kí hiệu NST thường :A
-HS:TL
 -HS: NST giới tính mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan tới giới tính
I. NSTgiới tính
-Trong tế bào lưỡng bội (2n). Các NST thường (A) luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng., còn một NST giới tính có thể tương đồng (XX ở giới tính cái X) và một NST không tương đồng (XY ở giới tính đực X).
Hoạt động 2: Cơ chế NST xác định giới tính. (13 phút).
+Mục tiêu: Tìm hiểu cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ giới tính.
-GV: Cho hs quan sát hình 12.2 (SGK) phân tích kí hiệu về bộ NST để giải đáp lệnh
q SGK.
-?: Tỉ lệ xuất hiện đực- cái trong thụ tinh là bao nhiêu?
-?:Hãy viết sơ đồ lai giữa 2 cặp NST giới tính ?
-
-HS: Quan sát và phân tích từng hình để rút ra kết quả.
-HS:Tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 (do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
-HS:Cá nhân tự viết vào vở
-Sơ đồ minh họa:
P: ♀XX x ♂ XY
GP: X X , Y
F1: XX(cá thể cái), XY (cá thể đực).
II.Cơ chế NST xác định giới tính
-Qua giảm phân:
+ở mẹ cho ra một loại trứng 22A+X.
+ở bố cho ra hai loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y.
 -Tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 (do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính. (7 phút).
-?:Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính?
-?:Hãy lấy ví dụ minh hoạ cho các yếu tố trên?
-GV: Giới thiệu một số thực nghiệm điều chỉnh cá thể đực và cá thể cái.
-GV: Mặt khác GV có thể đề cặp đến những nghiên cứu xác định bváo thai sẽ là con trai hoặc con gái từ những giai đoạn sớm hay việc điều khiển sinh con trai hay con gái.Tuy nhiên, cũng cần phân tích những hạn chế của vấn đề nầy.
-HS:TL
-HS: Cho ví dụ minh họa và ghi bài.
-HS:Nghe và ghi nhớ
III. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính
+Điều kiện của môi trường ngoài.
+Tác động của hoocmon sinh dục.
c. Củng cố: ( 10’)
	*Trò chơi ô chữ: (GV đọc từng câu các nhóm trả lời nhanh bằng giơ tay) Kiến thức cơ chế xác định giới tính.
+Gợi ý: Hàng ngang:
1.Có 14 ô chữ: Yếu tố ảnh hưởng đến giới tính nhưng không phải là hoocmôn.
2.Có 14 ô chữ: Yếu tố của môi trường trong ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính cơ thể.
3.Có 7 ô chữ: Loài cây mà trồng trong điều kiện ánh sáng yếu thì hoa đực giảm.
4.Có 9 ô chữ: Từ dùng để chỉ hai NST giống nhau về hình dạng và kích thước.
5.Có 10 ô chữ: Từ dùng để gọi giới để tạo ra một loại giao tử trong giảm phân.
6.Có 7 ô chữ: Giới mang cặp NST giới tính XY ở lớp thú.
7.Có 8 ô chữ: Từ dùng để giới tạo ra hai loại giao tử khác nhau trong giảm phân.
8.Có 11 ô chữ: Loại hoocmôn sinh dục đực được tiết từ tinh hoàn.
9.Có 8 ô chữ: Yếu tố qui định bởi NST giới tính. l
10.Có 6 ô chữ: Loài cá khi được tác động bởi hoocmôn Mêtyltestosterôn thì giới cái có thể biến đổi kiểu hình thành giới đực.
11.Có 10 ô chữ: Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính qui định.
*Hàng dọc có 11 ô chưừ: Là yếu tố quyết định xác định tính đực –cái của loài.
+Gợi ý kết quả: 
1.Môi trường ngoài 
2.Hoocmôn sinh dục.
3.Thầu dầu.
4.Tương đồng.
5.Đồng giao tử.
6.Giới đực.
7.Dị giao tử.
8.Testostêrôn.
9.Giới tính.
10.Cá vàng.
11.Máu khó đông.
*Hàng dọc: NST giới tính.
 ô CHữ 
d. Dặn dò: (1’)
).
--------—–&—–--------

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_9_tiet_12_bai_12_co_che_xac_dinh_gi.doc
Giáo án liên quan