Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.

- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

2. Kỹ năng.

- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.

- Thu thập thông tin khái quát hoá vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể.

 

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC

 - Trực quan.

 - Tranh luận tích cực.

 - Thảo luận nhóm nhỏ

 - Vấn đáp tìm tòi.

 

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

 - Tranh cấu tạo bắp cơ, bó cơ và tế bào cơ.

 - Búa y tế.

 - Mô hình thí nghiệm sự co cơ.

 

IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 1.Ổn định tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ?1- Cấu tạo và chức năng của xương dài?

 ?2- Thành phần hoá học và tính chất của xương? 3. Bài giảng.

 3. Bài mới.

Mở bài: GV dùng tranh Hệ cơ ở người giới thiệu một cách tổng quát các nhóm cơ chính của cơ thể như: Nhóm cơ đầu cổ, nhóm cơ thân có cơ ngực, bụng, lưng. Nhóm cơ chi trên và chi dưới liên hệ vào bài.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 - Tiết: 09 .
Ngày soạn: ./9/2010
Ngày dạy: . /9/2010
Bài : 9
Cấu tạo và tính chất của cơ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ.
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
2. Kỹ năng.
- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức.
- Thu thập thông tin khái quát hoá vấn đề, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể.
ii. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Tranh luận tích cực.
 - Thảo luận nhóm nhỏ
 - Vấn đáp tìm tòi. 
Iii. phương tiện dạy- học
 - Tranh cấu tạo bắp cơ, bó cơ và tế bào cơ.
 - Búa y tế.
 - Mô hình thí nghiệm sự co cơ.
iv. tiến trình dạy – học
	1.ổn định tổ chức lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ?1- Cấu tạo và chức năng của xương dài?
	 ?2- Thành phần hoá học và tính chất của xương? 3. Bài giảng.
	3. Bài mới.
Mở bài: GV dùng tranh Hệ cơ ở người giới thiệu một cách tổng quát các nhóm cơ chính của cơ thể như: Nhóm cơ đầu cổ, nhóm cơ thân có cơ ngực, bụng, lưng. Nhóm cơ chi trên và chi dưới à liên hệ vào bài.
Hoạt động 1:
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Mục tiêu: HS chỉ rõ cấu tạo của tế bào cơ liên quan đến các vân ngang.
Hoạt động 1:
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Mục tiêu: HS chỉ rõ cấu tạo của tế bào cơ liên quan đến các vân ngang
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV đưa câu hỏi:
+ Bắp cơ có cấu tạo như thế nào? 
+ Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin và hình 9.1 trong SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Gợi ý: Tại sao tế bào cơ có vân ngang?
- GV nhận xét phần thảo luận của HS, sau đó GV phải giảng giải như SGV.
Yêu cầu:
+ Tế bào cơ có 2 loại tơ.
+ Đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.
+ Sự sắp xếp của tơ cơ dày và tơ cơ mỏng.
* Bắp cơ:
- Ngoài là màng liên kết, 2 đầu thon có gân, phần bụng phình to.
- Trong: Có nhiều sợi co tập trung thành bó cơ.
* Tế bào cơ: (sợi cơ): Nhiều tơ cơ à gồm 2 loại.
+ Tơ cơ dày: Có các mấu lồi sinh chất à tạo vân tối.
+ Tơ cơ mảnh: Trơn à vân sấy
- Tơ cơ dày và mỏng xếp xen kẽ theo chiều dọc à vân ngang (vân tối, vân sáng xen kẽ).
- Là đơn vị cấu trúc: Là giới hạn giữa tơ cơ mỏng và dày (đĩa tối ở giữa, hai nửa đĩa sáng ở 2 đầu).
Hoạt động 2
tính chất của cơ
Mục tiêu: HS thấy rõ được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn cơ. Bản chất của co cơ và dãn cơ.
Hoạt động 2
tính chất của cơ
Mục tiêu: HS thấy rõ được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn cơ. Bản chất của co cơ và dãn cơ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Tính chất của cơ là gì:
+ Để giải quyết cần quan sát thí nghiệm.
+ Có điều kiện cho HS xem băng thí nghiệm.
- Cho biết kết quả của thí nghiệm hình 9.2 (tr.32 SGK)
- HS nghiên cứu thí nghiệm SGK tr.32 trả lời câu hỏi.
Yêu cầu: Kích thích vào dây thần kinh đi tới cẳng chân ếch à cơ co.
- HS tiếp tục nghiên cứu hình 9.3 (SGK tr. 33) à Trình bày phản xạ cơ thể đầu gối.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Vì sao cơ co được? (Liên hệ co cơ ở người)
- GV yêu cầu: Liên hệ từ cơ chế phản xạ đầu gối à giải thích cơ chế co cơ ở thí nghiệm trên.
- HS phải chỉ rõ các khâu để thực hiện phản xạ co cơ.
- HS vận dụng cấu tạo cử sợi cơ để giải thích đó là do tơ mảnh xuyên sâu vào vùng của tơ dày.
- GV hỏi: Tại sao khi co bắp cơ bị ngắn lại?
- GV cho HS quan sát lại sơ đồ đơn vị cấu trúc của tế bào để giải thích.
 à GV cho HS rút ra kết luận về tính chất của cơ.
HS tự rút ra kết luận qua các hoạt động.
- GV giải thích thêm chu kỳ co cơ hay nhịp co cơ như SGV.
GV cần lưu ý: Nếu học sinh đưa câu hỏi:
+ Tại sao người bị liệt cơ không co được?
+ Khi chuột rút thì bắp cơ cứng lại đó có phải là co cơ không?
- GV giải thích bằng co cơ trương hay trương lực cơ như SGV.
* Kết luận: 
- Tính chất của cơ là co và dãn cơ.
- Cơ co theo nhịp 3 pha.
+ pha tiềm tàng: 1/10 thời gian nhịp.
+ Pha co: 4/10 (cơ ngắn lại, sinh công)
+ Pha dãn: 1/2 thời gian ( Trở lại trạng thái ban đầu) à Cơ phục hồi.
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Hoạt động 3
ý nghĩa của hoạt động co cơ
Mục tiêu: HS thấy được ý nghĩa của hoạt động co cơ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
+ Sự co cơ có tác dụng gì?
+ Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp) và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ử cánh tay như thế nào.
- GV đánh giá phần trả lời của các nhóm.
- HS quan sát hình 9.4 kết hợp với nội dung 2.
- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét bỏ sung àHS rút ra kết luận.
Kết luận:
- Co cơ giúp xương cử động à cơ thể vận động lao động, di chuyển.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của nhóm cơ.
* Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài.
v. Kiểm tra đánh giá.
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng.
1- Bắp cơ điển hính có cấu tạo:
a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối.
b. Bó cơ và sợi cơ.
c. Có màng liên kết bao bọc, hai đầu to giữa phình to.
d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
e. Cả a,b,c,d.
g. Chỉ c và d.
2- Khi cơ co à bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do:
a. Vân tối dày lên.
b. Một đầu cơ co và 1 đầu cơ cố định.
c. Các tơ mảnh xuyên sâu vào vùng tơ dày à vân tối ngắn lại.
d. Cả a,b,c
e. Chỉ a và c.
Vi. Dặn dò.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại một số kiến thức về lực, công cơ học.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 9 Cau tao va tinh chat cua co.doc