Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13+14 - Năm học 2011-2012

I-Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được thành phần cấu tạo và chức năng của máu.

- Nêu được thành phần và vai trò của môi trường trong cơ thể.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.

- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

3. Thái độ

- Thảo luận nhóm nhỏ

- Động não

- Vấn đáp -tìm tòi

- Khăn trải bàn

- Trực quan

II-Phương pháp

- Động não.

- Vấn đáp - tìm tòi.

- Trực quan.

- Dạy học nhóm.

- Giải quyết vấn đề.

III-Phương tiện

- Tranh Thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu.

- Bảng phụ Bảng 13 trang 43 SGK.

- Tranh Quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.

IV-Tiến trình dạy – học

1. Ổn định: 1’

- Kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Không có.

3. Bài mới: 35’

a. Mở bài: 2’

Khi lấy máu gia cầm, gia súc các em thấy máu như thế nào? Vậy trong máu gồm những thành phần nào? Chúng có chức năng gì? Môi trường trong cơ thể gồm thành phần nào, có vai trò ra sao?

b. Phát triển bài: 33’

Hoạt động 1: Thành phần và chức năng của máu

Mục tiêu: Nêu được thành phần cấu tạo của máu và chức năng của các thành phần

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

20’ -Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:

+ Máu gồm những thành phần nào?

+ Có những loại tế bào máu nào?

- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.

 

- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.

- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi: Huyết tương gồm những thành phần nào?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần  SGK

+ Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi. máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?

+ Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?

 

+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm? - HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận.

+ Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.

+ Bcạh cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

 1- huyết tương

 2- hồng cầu

 3- tiểu cầu

- HS chú ý.

 

 

 

 

- HS dựa vào bảng 13 để trả lời: Huyết tương gồm máu và các thành phần khác.

- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :

 

+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.

 

 

 

 

 

+ Giúp vận chuyển các chất dinh dững và chất thải.

- HS thảo luận nhóm và nêu được :

 

+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.

+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm. I-Máu

1. Thành phần

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

2. Chức năng

- Huyết tương:

+ Nước: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch.

+ Các chất khác (chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải ): vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào và các chất cần thiết khác tới nơi cần, vận chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết.

- Các tế bào máu:

+ Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2.

+ Bạch cầu: bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh.

+ Tiểu cầu: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 13+14 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Bài mới: 35’
a. Mở bài: 2’
Khi lấy máu gia cầm, gia súc các em thấy máu như thế nào? Vậy trong máu gồm những thành phần nào? Chúng có chức năng gì? Môi trường trong cơ thể gồm thành phần nào, có vai trò ra sao?
b. Phát triển bài: 33’
Hoạt động 1: Thành phần và chức năng của máu
Mục tiêu: Nêu được thành phần cấu tạo của máu và chức năng của các thành phần
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:
+ Máu gồm những thành phần nào?
+ Có những loại tế bào máu nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi: Huyết tương gồm những thành phần nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
+ Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
+ Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
+ Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận.
+ Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
+ Bcạh cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
 1- huyết tương 
 2- hồng cầu 
 3- tiểu cầu
- HS chú ý.
- HS dựa vào bảng 13 để trả lời: Huyết tương gồm máu và các thành phần khác.
- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :
+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.
+ Giúp vận chuyển các chất dinh dững và chất thải.
- HS thảo luận nhóm và nêu được :
+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.
+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
I-Máu
1. Thành phần
Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Chức năng
- Huyết tương:
+ Nước: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch.
+ Các chất khác (chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải): vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào và các chất cần thiết khác tới nơi cần, vận chuyển các chất thải tới cơ quan bài tiết.
- Các tế bào máu:
+ Hồng cầu: vận chuyển O2 và CO2.
+ Bạch cầu: bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh.
+ Tiểu cầu: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
Hoạt động 2: Môi trường trong cơ thể
Mục tiêu: Biết thành phần của môi trường trong và vai trò của môi trường trong
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
13’
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
+ Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
+ Môi trường bên trong có vai trò gì ?
- GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- HS quan sát tranh.
- HS trao đổi nhóm và nêu được:
+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).
+ Gồm máu, nước mô và bạch huyết.
+ Giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
- HS rút ra kết luận.
II-Môi trường trong của cơ thể
- Môi trường trong của cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: thành phần cấu tạo, chức năng của máu và thành phần, vai trò của môi trường trong cơ thể.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1. Máu gồm các thành phần cấu tạo:
a. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
b. Nguyên sinh chất, huyết tương.
c. Prôtêin, lipit, muối khoáng.
d. Huyết tương.
Câu 2. Vai trò của môi trường trong cơ thể:
a. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.
b. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.
c. Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.
d. Giúp tế bào thải các chất thừa trong quá trình sống.
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Ngày soạn: 27/ 09/ 2011
Ngày dạy: 29/ 09/ 2011
Tuần: 7
Tiết: 14
Bài 14.	BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Nêu được các loại miễn dịch.
- Liên hệ thực tế giải thích vì sao nên tiêm phòng.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: giải thích được cơ chế bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động củ bạch cầu
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng ra quyét định rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tiêm ngừa một số loại vacxin cần thiết (miễn dịch chủ động).
II-Phương pháp
- Thảo luận nhóm nhỏ
- Động não
- Vấn đáp -tìm tòi
- Trực quan.
- Khăn trải bàn 
III-Phương tiện
- Sơ đồ hoạt động thực bào của bạch cầu.
- Tranh Tương tác kháng nguyên – kháng thể.
- Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên.
- Sơ đồ hoạt động của tế bào T phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu thành phần cấu tạo của máu và chức năng của chúng.
- Môi trường trong cơ thể gồm những thành phần nào? Chúng có vai trò gì?
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
Khi cơ thể bị tấn công bởi chất đọc, vi khuẩn, virut thì cơ thể sẽ chống lại bằng cơ chế nào? Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào?
b. Phát triển bài: 28’
Hoạt động 1: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Mục tiêu: Biết các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
- Có mấy loại bạch cầu ?
- GV giới thiệu 1 số kiến thức về cấu tạo và các loại bạch cầu : 2 nhóm
+ Nhóm 1 :Bạch cầu không hạt, đơn nhân (limpho bào, bạch cầu mô nô, đại thực bào).
+ Nhóm 2 : Bạch cầu có hạt, đa nhân, đa thuỳ. Căn cứ vào sự bắt màu người ta chia ra thành: Bạch cầu trung tính, bạchcầu ưa axit, ưa kiềm
- Quan sát tranh 14.1, 14.3 và 14.4 SGK. Cho biết :
+ Vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, bạch cầu tạo mấy hàng rào bảo vệ?
+ Sự thực bào là gì?
+ Những loại bạch cầu nào tham gia vào thực bào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+ Thế nào là kháng nguyên, kháng thể; sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách nào?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế:
+ Giải thích hiện tượng mụn ở tay sưng tấy rồi khỏi?
+ Hiện tượng nổi hạch khi bị viêm?
- HS liên hệ đến kiến bài trước và nêu 5 loại bạch cầu.
- HS chú ý.
- HS quan sát kĩ H 14.1 ; 14.3 và 14.4 kết hợp đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi của GV.
+ Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu tạo 3 hàng rào bảo vệ.
+ Thực bào là hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt các vi khuẩn vào tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Bạch cầu trung tính và đại thực bào.
- HS thảo luận, nêu:
+ Tạo ra kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên.
+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên. Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá.
- HS liên hệ thực tế, suy nghĩ và trả lời được: Do hoạt động của bạch cầu: dồn đến chỗ vết thương để tiêu diệt vi khuẩn.
I-Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống các tác nhân gây bệnh bằng ba cơ chế:
+ Thực bào (bạch cầu trung tính và bạch cầu mono).
+ Tiết kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên (tế bào limphô B).
+ Phá huỷ các tế bào đã bị nhiễm khguẩn, virut (tế bào limpho T).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về miễn dịch
Mục tiêu: Nêu được kái niệm miễn dịch, phân loại miễn dịch
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
14’
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Miễn dịch là gì?
+ Có mấy loại miễn dịch ?
+ Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo ?
- Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng bệnh nào? Hiệu quả ra sao?
- Liên hệ thực tế, giải thích : vì sao nên tiêm phòng ?
- HS dựa vào thông tin SGK để trả lời :
+ Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.
+ 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
+ Miễn dịch tự nhiên có tính chất bẩm sinh, miễn dịch nhân tạo do con người tiêm phòng để tạo ra kháng thể.
- Tiêm phòng : sởi, lao, bạch hầu, bại liệt... Trẻ đã được tiêm phòng thì không mắc bệnh.
- HS liên hệ thực tế, suy nghĩ và trả lời.
II-Miễn dịch
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó mặc dù sống trong môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Có hai loại miễn dịch là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
- Miễn dịch tự nhiên gồm: miễn dịch bẩm sinh (người không mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng) và miễn dịch tập nhiễm (bệnh sởi, thuỷ đậu, quai bị khi bị mắc một lần thì không mắc lại nữa).
- Miễn dịch nhân tạo gồm: miễn dịch chủ động (tiêm vacxin) và miễn dịch thụ động.
4. 

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8 TIET 1415.doc
Giáo án liên quan