Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 61: Đa dạng sinh học (Tiếp theo )

I.Mục tiêu.

 + Giáo viên giúp học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi sinh vật

 + Học sinh nêu được những lợi ích của đa dạng sinh học

 + Nêu được nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

 + Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp suy luận, kỹ năng hoạt động nhóm.

 + Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II.Đồ dùng dạy học.

 GV: chuẩn bị tư liệu về đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa

III. Tiến trình dạy học.

1.Mở bài:

 Môi trường nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm tạo ra nhiều nguồn sống cho các loài động vật. Vậy với môi trường này thì sự đa dạng về loài sẽ thể hiện như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 61.

2.Các hoạt động:

Nội dung 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

+ Mục tiêu:

 Học sinh nêu được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa

+ Tiến hành hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 61: Đa dạng sinh học (Tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần ..:
Tiết .: ĐA DẠNG SINH HỌC ( Tiếp Theo ) Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
I.Mục tiêu.
 + Giáo viên giúp học sinh thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng là do khí hậu phù hợp với mọi sinh vật
 + Học sinh nêu được những lợi ích của đa dạng sinh học
 + Nêu được nguy cơ suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
 + Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp suy luận, kỹ năng hoạt động nhóm.
 + Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạy học.
 GV: chuẩn bị tư liệu về đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
III. Tiến trình dạy học. 
1.Mở bài:
 Môi trường nhiệt đới gió mùa có rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm tạo ra nhiều nguồn sống cho các loài động vật. Vậy với môi trường này thì sự đa dạng về loài sẽ thể hiện như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tiết 61.
2.Các hoạt động:
Nội dung 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Mục tiêu:
 Học sinh nêu được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
GV: Giới thiệu vùng nhiệt đới gió mùa và nói thêm nước ta cũng nằm trong vùng nhiệt đới
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần I và nội dung bảng trang 189 SGK, để trả lời các câu hỏi sau:
+ Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn khác nhau cùng chung sống mà không hề cạnh tranh lẫn nhau ?
+ Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy ?
GV: Đưa ra thêm 1 ví dụ khác để chứng minh sự đa dạng ở môi trường nhiệt đới gió mùa. Ví dụ: Xét 1 ao thả cá:
-Cá kiếm ăn tầng nước mặt: cá mè....
-Cá kiếm ăn tầng đáy: cá quả...
-Cá kiếm ăn tầng bùn: lươn...
GV: Đặt câu hỏi:
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào ?
GV: giảng giải
HS: chú ý lắng nghe 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Do điều kiện sống và nguồn sống đa dạng và phong phú 
+ Do tận dụng được nguồn sống của môi trường 
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Sự đa dạng của các loài cá có thể có trong 1 ao thả cá 
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện ở số loài rất nhiều.
HS: chú ý lắng nghe 
+ Tiểu kết: Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú, số lượng loài nhiều.
Nội dung 2: Những lợi ích của đa dạng sinh học 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những lợi ích của đa dạng sinh học
+ Mục tiêu:
 Học sinh chỉ ra được những giá trị nhiều mặt của đa dạng sinh học đối với đời sống con người.
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần II trang 190 SGK tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau:
+ Đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì đối với đời sống con người ?
GV: Đặt câu hỏi:
+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá trị gì trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước ?
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động nhóm, tham khảo thông tin SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.
GV: giảng giải thêm về lợi ích của đa dạng sinh học trong du lịch, cân bằng môi trường, nguyên liệu.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên,đại diện tham gia trả lời các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Lợi ích của đa dạng sinh học đối với đời sống con người: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, tiêu diệt những loài có hại...
HS: tham gia trả lời:
+ Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao
Ví dụ: Cá Basa, tôm hùm, tôm càng xanh...
HS: Tiến hành thảo luận nhóm, đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Nguồn tài nguyên động vật có vai trò trong:
- Nông nghiệp: thức ăn gia súc, phân bón
- Sản phẩm công nghiệp: da, lông, sáp ong, cánh kiến...
- Văn hoá: cá cảnh, chim cảnh 
+ Tiểu kết:
 Đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích đối với đời sống con người
Nội dung 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
+ Mục tiêu:
 Chỉ rõ nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạnh sinh học
+ Tiến hành hoạt động: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm, tham khảo thông tin phần III trang 190 SGK kết hợp với hiểu biết thực tế, tìm các thông tin để trả lời câu hỏi sau:
+Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ?
GV: Giảng giải thêm ở nước sự suy giảm đa dạng sinh học còn do sự tàn phá của chiến tranh 
GV: Đặt câu hỏi:
+ Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học ?
GV: giảng giải thêm
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm đại diện nhóm tham gia trả lời các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung ® chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: 
 Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học:
+ Chặt phá rừng, khai thác gỗ tràn lan.
+ Nạn đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi. 
+ Nhu cầu phát triển xã hội: xây dựng đô thị, nuôi trồng thuỷ sản.
+ Do việc thải các chất thải của các nhà máy và sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan.
HS: chú ý lắng nghe 
HS: tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: 
+ Nghiêm cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
+ Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
+ Chống ô nhiễm môi trường
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Nhân giống động vật nuôi có giá trị
HS: Chú ý lắng nghe
+ Tiểu kết:
 Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:
 - Nghiêm cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi.
 - Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
 - Chống ô nhiễm môi trường
 - Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
 - Nhân giống động vật nuôi có giá trị
VI. Kiểm tra đánh giá. 
1. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi truờng nhiệt đới gió mùa lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ?
2. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Lợi ích của đa dạng sinh học là:
 a. Cung cấp thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghiệp
 b. Có tác dụng khống chế sinh học
 c. Có giá trị văn hoá
 d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Biện pháp để bảo vệ đa đa dạng sinh học:
 a.C hống ô nhiễm môi trường, tuyên truyền ý nghĩa đa dạng sinh học
 b. Cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi
 c. Cấm săn bắn, buôn bán động vật trái phép
 d. Cả a, b, c đều đúng
V. Dăn dò. 
 1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 2. Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học qua sách, báo.
 3. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh.
 4. Kẻ bảng trang 193 SGK vào vở soạn.

File đính kèm:

  • docTIET61-SH7.doc