Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 20, Bài 19: Một số thân mềm khác

- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, sau đó nhóm khác bổ sung hoàn thiện

+ Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn náu ở nơi có nhiều rong rêu. Sắc tố trên cơ thể của mực làm cho chúng có màu giống môi trường. Khi mồi vô tình đến gần, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co về dùng tám tua ngắn đưa vào miệng

+ Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính, hỏa mù của lực làm tối đen cả một vun nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng TB thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn

-HS: Hệ thần kinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 20, Bài 19: Một số thân mềm khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
23/10/2011
Ngày giảng:
Sinh
7
A
:
25/10/2011
Sinh
7
D
:
27/10/2011
Tiết 20 Bài 19: MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 a. Kiến thức:
- Trình bày được tập tính của thân mềm
- Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện khác của ngành như: ốc sên, hến, vẹm, ốc nhồi
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 c. Thái độ:
 - Có ý thức yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị của GV & HS
a. Chuẩn bị của GV
 - Chuẩn bị tranh vẽ H19.1 – 19.7
b. Chuẩn bị của HS
 - Nghiên cứu kỹ nội dung bài học trước khi lên lớp
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : (8’)
Câu hỏi
Đáp án
-?: Nêu hình dạng, cấu tạo của Trai sông ?
+. Vỏ trai
- Vỏ trai gồm hai mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng
- Dây chằng ở bản lề cùng hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở
- Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong
+. Cơ thể trai
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước 
+ Giữa: tấm mang 
+ Trong: thân trai 
 Chân rìu.
-?: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa ntn với môi trường nước?
- Trai hút nước vào cơ thể lọc lấy các chất hữu cơ trong nước làm thức ăn làm cho nước trong hơn
- Ngoài ra trong nước thải ra của nước còn có 1 chất keo chất keo này làm cho các chất hoà tan trong nước kết dính lại lắng xuống nước làm cho nước trong hơn.
 b. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đại diện (13’)
+ Mục tiêu: Thông qua đặc điểm các đại diện HS thấy được sự đa dạng của thân mềm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV : y/cầu HS quan sát kĩ H19.1-5 SGK đọc chú thích,
-?: Hãy kể tên môt số đại diện thuộc ngành thân mềm?
-?: Ở địa phương chúng ta có các loài thân mềm nào ?
-?: Các đại diện của thân mềm sống ở các môi trường nào ?
-?: Chúng có các lối sống nào ?
 -?: Em có nhận xét gì về sự đa dạng của thân mềm ? 
- HS quan sát kĩ 5 hình, đọc chú thích thảo luận 
để trả lời các câu hỏi của GV.
-HS: TL→
-HS: Trai, ốc, hến
-HS: TL→
-HS: TL→
-HS: Đa dạng về: 
+Số loài.
+Môi trường sống
+Lối sống
I. Một số đại diện
-Một số đại diện: Ốc(sên, vặn, bươu.), Trai, sò, hến, ngao, mực, bạch, tuộc.
- Thân mềm có số loài lớn 
- Sống ở cạn, nước ngọt, nước mặn.
- Chúng có lối sống vùi lấp, bò chậm chạp và di chuyển tốc độ cao (bơi)
Hoạt động 2: (17’)
Một số tập tính ở thân mềm
+ Mục tiêu: Nêu được tập tính của ốc sên và mực; giải thích được sự đa dạng về tập tính là nhờ có hệ thần kinh phát triển
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
-GV: (Giảng về tập tính) Là những hành động của động vật có ngay từ khi vừa sinh ra, không cần học tập.
-?: Ốc sên có những tập tính nào ?
-?: Các tập tính của ốc sên có ý nghĩa gì với cách sống của chúng ?
-?: Mực có các tập tính nào ?
- GV y/cầu HS q /sát H19.7 đọc chú thích thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi trên:
+ Mực săn mồi như thế nào?
+ Hỏa mù của mực có tác dụng gì?
+ Mực phun chất lỏng có màu đen đê săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt ĐV khác thường bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?
-?: Hệ cơ quan nào của thân mềm phát triển giúp cho thân mềm có nhiều tập tính như vậy?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: TL→
-HS: Di chuyển chậm chạp,
-HS: TL→
- Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, sau đó nhóm khác bổ sung hoàn thiện
+ Mực săn mồi theo cách rình mồi ở một chỗ, thường ẩn náu ở nơi có nhiều rong rêu. Sắc tố trên cơ thể của mực làm cho chúng có màu giống môi trường. Khi mồi vô tình đến gần, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co về dùng tám tua ngắn đưa vào miệng
+ Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính, hỏa mù của lực làm tối đen cả một vun nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng TB thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn
-HS: Hệ thần kinh
II. Một số tập tính ở thân mềm.
1. Tập tính ở ốc sên
- Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ
- Đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng
2. Tập tính ở mực
- Rình mồi
- Phun hỏa mù để trốn chạy
* Kết luận: Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với đời sống.
c. Củng cố - Luyện tập(5’)
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Nêu một số tập tính ở mực ? và ở ốc sên?
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “ Em có biết”
- Chuẩn bị bài 20: Thực hành : Quan sát một số thân mềm
- HS mang một số vỏ trai, sò, ốc, hến; con ốc sên, con trai sông 
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
..
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tiet_20_bai_19_mot_so_than_mem_kh.doc
Giáo án liên quan