Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009

Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

I. Ổn định tổ chức (1)

- Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ (4)

 - Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng, phong phú không?

 - Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?

III. Bài học

 VB: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng, ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng cách nào?

 

Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật (12)

 

IV.Củng cố(5)

- GV cho HS đọc kết luận cuối bài.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Các đặc điểm chung của động vật?

+ ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?

+ Kể tên một số động vật thường gặp trong cuộc sống?

 

V. Hướng dẫn học bài ở nhà (3)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.

- Chuẩn bị cho bài sau:

+ Tìm hiểu đời sống động vật xung quanh.

+ Ngâm rơm, cỏ khô vào bình trước 5 ngày.

+ Lấy nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản.

 

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh lag: trùng roi và trùng đế giày.

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

BĐỒDÙNG DẠY VÀ HỌC

+ GV: - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

- Tranh trung đế giày, trùng roi, trùng biến hình.

+ HS: Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

I Ổn định tổ chức (1)

- Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ (5)

- Hãy nêu đặc điểm chung của động vật?

Động vật khác thực vật ở điểm cơ bản nào? Cho ví dụ?

III.Bài mới

 Tất cả các động vật trong sinh giới ngày nay đều có chung một nguồn gốc. Đó là loại động vật có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 1 tế bào, đó là ngành động vật nguyên sinh. Vật chúng như thế nào? và liệu trong cuộc sống hiện nay còn những loài động vật đó không? Ta sẽ cùng tìm hiểu vào chương I.

 

doc240 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu trước nội dung bài
C. Tiến trình bài giảng
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Hãy trình kể tên lại các ngành đã học? Mỗi ngành vài ví dụ về các loài thuộc ngành đó?
III. Bài mới
Hoạt động 1: Tính đa dạng của động vật không xương sống
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện, đối chiếu với hình vẽ ở bảng 1 trang 99 SGK và làm bài tập:
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng
- GV chốt đáp án đúng
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS:
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành.
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật.
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống.
- HS tự điền kiến thức đã học vào các hình vẽ, tự điền vào bảng 1.
+ Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật.
+ Ghi tên các đại diện.
- Một vài HS viết kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức để bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
Kết luận: 
- Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của động vật không xương sống
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc (ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6
- GV gọi HS hoàn thành bảng.
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau, GV chữa hết các kết quả của HS
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng.
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét, bổ sung.
STT
Tên động vật
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
Kiểu hô hấp
1
Trùng giày
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
- Yêu cầu HS đọc thông tin bảng 3 và ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng
- GV bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn.
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền, lớp nhận xét, bổ sung.
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được chăn nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cơ thể động vật và người
- Làm hại thực vật
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua
- Ong mật
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
VI. Củng cố (7p)
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Em hãy chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
Đáp án
1- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể.
2- Cơ thể đối xứng toả tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
3- Cơ thể mềm, dẹp, kéo dài hoặc phân đốt
4- Cơ thể mềm, thường không phân đốt và có đá vôi
5- Cơ thể có bộ xương ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt.
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun
c- Ngành ruột khoang
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
V. Hướng dẫn học bài ở nhà( 3p)
	- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương.
Tiết 36
 Ngày soạn: 22/12/2008.
Ngày dạy: 30/12/2008
Kiểm tra học kì I
A. Mục tiêu
Sau bài kiểm tra này học sinh:
- Củng cố lại nội dung các đặc điểm, cấu tạo, lối sống các đại diện của các ngành đã học.
- Có kĩ năng làm bài kiểm tra.
- Có thái độ nghiêm túc trong thi cử.
B. Phương tiện
- GV: đề bài đã chuẩn bị sẵn.
- HS: Sự chuẩn bị theo nội dung đã ôn tập.
C. Tiến trình bài giảng
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
III. Bài mới( 43 phút)
	- GV đọc đề bài 1 lần.
	- Phát đề, yêu cầu HS làm bài.
Đề bài số I
Câu 1 ( 4đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm và nêu chức năng các phần phụ tương ứng? 
Câu 2: ( 4đ) Nêu vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ ( kể tên một số đại diện minh hoạ cho mỗi vai trò đó)? 
Câu 3:(2đ) Khi quan sát một loài thuộc ngành chân khớp thì ta căn cứ vào đặc điểm nào để xác định loài đó thuộc vào lớp sâu bọ? 
 Đề bài số II
Câu 1 ( 4đ) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và nêu chức năng các bộ phận tương ứng đó? 
Câu 2: ( 4đ) Nêu vai trò thực tiễn của lớp giáp xác ( kể tên một số đại diện minh hoạ tương ứng với mỗi vai trò)? 
Câu 3:(2đ) Các loài thuộc ngành chân khớp có đặc điểm: có lớp vỏ cứng rắn bao bọc nhưng không lớn theo cơ thể được. Vì vậy để lớn lên, chúng phải trải qua các quá trình nào? 
 Đáp án và thang điểm 
Đề bài số I:
Câu 1: (4 điểm)
Đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm:
* Phần đầu – ngực:2,5d
- Mắt, râu: Định hướng và phát hiện mồi.
- Các đôi chân hàm: Giữ và sử lý mồi.
- 5 đôi chân ngực: Bò và bắt mồi.
* Phần bụng: 1,5 đ
- 5 đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng ( ở con cái).
- Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
Câu 2: Vai trò của lớp sâu bọ:
* Lợi ích: 3đ
- Cung cấp thực phẩm cho con người: dế, ong, bọ cạp,..
- Làm thức ăn cho động vật khác: sâu, châu chấu,
- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, xác ve, bọ cạp,
- Thụ phấn cho hoa: bướm, ong,
- Làm sạch môi trường: Bọ hung,
- Tiêu diệt sâu bọ có hại: Bọ dừa, ong mắt đỏ, kiến đỏ,
* Tác hại:1đ
 - Làm hại cây trồng, có hại cho nông nghiệp: các loài sâu bọ, bọ nhảy,
- Hại đồ gỗ, tàu thuyền: Mọt hại gỗ,
- Là vật trung gian truyền bệnh: Ruồi, muỗi,
Câu 3: 2đ: 
Căn cứ vào đặc điểm: Có một đôi râu, 2 đôi cánh, 3 đôi chân.
 Đề bài số 2
Câu 1: 4đ
* Phần đầu ngực: (2đ)
- đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ.
- 1 đôi chân xúc giác ( phủ đầy lông): Cảm giác về khứu giác và xúc giác.
- 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới.
* Phần bụng: (2đ)
- Phía trước là đôi khe thở: hô hấp.
- ở giữa là lỗ sinh dục: Sinh sản.
- Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.
Câu 2: 4 điểm.
* Lợi ích: (2,5 đ):
- Làm thực phẩm đông lạnh: các loài tôm.
- Thực phẩm khô: tôm, tép,
- Nguyên liệu để làm mắm: cua, tôm, tép,
- Thực phẩm tươi sống: tôm , cua,
* Có hại: 1,5 đ
- Có hại cho giao thông đường thuỷ: sun,
- Kí sinh gây hại cho cá: Chân kiếm.
Câu 3: 2 điểm:
- Để lớn lên chúng phải trải qua các quá trình lột xác.
VI-V. Củng cố – Hướng dẫ về nhà. 2 phút
- GV thu bài, nhận xét ý thức buổi kiểm tra.
- Yêu cầu về nhà làm lại nội dung bài kiểm tra vào vở bài tập.
- Xem trước nội dung bài: ếch đồng.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
I. Trắc nghiệm
A. (2 điểm) Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
a. Cơ thể thân mềm không phân đốt, Có lớp vỏ đá vôi.
b. Hệ tiêu hoá phát triển
c. Khoang áo phát triển, 
d. Cả a, b, c.
Câu 2: Vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ:
a. Vỏ tôm ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn lên theo.
b. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm phải lột xác.
c. Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ kitin mềm ra.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng nào: 
a. Hệ tuần hoàn hở	b. Hệ tuần hoàn kín
c. Tim không phân ngăn 	d. Cả a, b, c
Câu 4: Châu chấu di chuyển nhờ cơ quan nào? 
a. Chân trước	b. Chân sau
c. Cánh	d. Cả a, b, c
B.(3 điểm) Điền chú thích các bộ phân bên ngoài của ốc sên theo hình bên
1..
3
5..
2..
4...
6..
II. Tự luận
Câu 1: (4đ) Nêu cấu tạo ngoài của tôm sông và chức năng của từng phần phụ tương ứng.
Câu 2: (1đ) Người dân địa phương thường dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?
Đề số II
I. Trắc nghiệm
A.(2 điểm) Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
a. Phần phụ phân đốt, miệng có nhiều phần phụ
b. Lớp vỏ kitin cứng chắc, phát triển và tăng trưởng gắng liền với lột xác.
c. Phần phụ phân đốt, có vở kitin, phát triển có sự lột xác.
d. Thân mềm, không phân đốt.
Câu 2: Vỏ tôm cứng mà tôm vẫn tăng trưởng được là nhờ:
a. Đến giai đoạn tăng trưởng vỏ kitin mềm ra.
b. Sau mỗi giai đoạn tăng trưởng, tôm phải lột xác.
c. Vỏ tôm ngày càng dày và lớn lên làm cho cơ thể tôm lớn lên theo.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Hệ tuần hoàn của châu chấu thuộc dạng nào: 
a. Tim không phâ ngăn	b. Hệ tuần hoàn hở	 
c. Hệ tuần hoàn kín	d. Cả a, b, c
Câu 4: Tôm sông có những cách di chuyển nào?
a. Tiến	b. Lùi
c. Bật nhảy	d. Cả a, b, c
B.(3 điểm) Điền chú thích các bộ phân bên ngoài của Mực theo hình bên
1
3
5..
2...
4....
6..
II. Tự luận
Câu 1 (4 điểm) Nêu cấu tạo ngoài của nhện và chức năng của từng bộ phận bên ngoài của nhện?
Câu 2 (1điểm) Tại sao con mồi sa vào lưới nhện sẽ bị lưới nhện cuốn lại còn bản thân nhện di chuyển được trên mạng lưới mà không bị cuốn bởi lưới nhện?
Tuần 19
Tiết 37
Ngày soạn: 8/1/2009
Ngày dạy: 15/1/2009 
Lớp lưỡng cư
Bài 35: ếch đồng
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
B. Đồ dùng dạy và học
- Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 114.
- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.
- Mẫu: ếch nuôi trong lồng nuôi.
- HS: chuẩn bị theo nhóm.
C. Tiến trình bài giảng
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
- Cho những VD về ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?
- Vai trò của cá đối với đời sống con người?
III. Bài mới (30 phút)
Hoạt động 1: Đời sống
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận:
- Thông tin trên cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng?
- GV cho HS giải thích một số hiện tượng:
- Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm?
- Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì?
(con mồi ở cạn và ở nước nên ếch có đời sống vừa cạn vừa nước).
- HS tự thu nhận thông tin trong SGK trang 113 và rút ra nhận xét.
- 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung.
- HS trình bày ý kiến.
Kết luận: 
- ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn (nửa nước, nửa cạn).
- Kiếm ăn vào ban đêm.
- Có hiện tượng trú đông.
- Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển.
a. Di chuyển
- GV yêu cầu HS quan sát cách di chuyển của ếch trong lồng nuôi và hình 35.2 SGK, mô tả động tác di chuyển trên cạn

File đính kèm:

  • docSINH 7 VIP.doc