Giáo án môn Sinh học Khối 8 - Tiết 7: Bộ xương
Hoạt động của GV và HS
Kiểm tra bài cũ :
- Căn cứ vào chức năng, người ta phân thành mấy loại nơron ?
- Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ ?
- Cho ví dụ về phản xạ ?
HOẠT ĐỘNG 1 : Chỉ rõ các thành phần chính của bộ xương, phân biệt thành phần chính của bộ xương
GV : Bộ xương có vai trò gì ?
HS : Vận dụng những hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời.
GV : hoàn chỉnh nội dung
GV : Cho HS quan sát mô hình bộ xương người và nêu câu hỏi
- Bộ xương người được chia làm mấy phần chính
HS : Lên trình bày trên mô hình
GV : Xương đầu gồm những loại xương nào ?
HS : trả lời dựa trên mô hình
GV : Đặc điểm nào chứng tỏ sọ người có sự tiến hoá cao ?
HS : trao đổi, thảo luận và trả lời.
GV : Xương thân gồm những loại xương nào ?
HS : Chỉ rõ từng loại xương trên mô hình.
GV : Xương chi gồm những loại xương nào ?
HS : chỉ rõ từng loại xương trên mô hình ?
GV : Hướng dẫn HS xác định rõ từng loại xương tay và xương chân
GV : phân tích thêm xương trụ và xương quay trên cẳng tay, xương chày và xương mác trên cẳng chân.
HOẠT ĐỘNG 2 : giải thích đặc điểm của 3 loại xương.
GV : Yêu cầu HS quan sát kỹ trên mô hình và có thể phân biệt mấy loại xương ? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương đó
HS : Quan sát mô hình, nghiên cứu thông tin SGK , trao đổi thảo luận và trả lời
GV : bổ sung hoàn chỉnh thông tin.
HOẠT ĐỘNG 3 : Chỉ rõ 3 loại khớp xương dựa trên khả năng cử động.
GV : Thế nào là các khớp xương, hãy mô tả một khớp xương trên mô hình
HS : nghiên cứu thông tin SGK, quan sát mô hình và trả lời
GV : khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
HS : trao đổi, thảo luận dựa trên mô hình và trả lời
GV : treo tranh 7.4, nêu đặc điểm của khớp bán động ?
HS : đại diện các nhóm trả lời
GV : trong bộ xương người, loại khớp nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất ?
HS : thảo luận và trả lời ( khớp động và bán động )
GV : Đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động sống của con người ?
HS : giúp con người lao động và vận động
GV : tổng kết lại những ý chính
Ngày soạn : 28/08/2006 Ngày dạy : 30/09/2006 Tuần 3 Chương II : VẬN ĐỘNG Tiết 7 : BỘ XƯƠNG MỤC TIÊU : HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương, xác định được vị trí các xương chính trong cơ thể. Phân biệt được các loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt về hình thái và cấu tạo Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. Rèn cho HS kỹ năng quan sát tranh và nhận biết kiến thức. Giáo dục HS ý thức giữ gìn và vệ sinh bộ xương. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh vẽ hình 7.1 – 7.4 / SGK HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của GV và HS Nội dung Kiểm tra bài cũ : - Căn cứ vào chức năng, người ta phân thành mấy loại nơron ? - Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ ? - Cho ví dụ về phản xạ ? HOẠT ĐỘNG 1 : Chỉ rõ các thành phần chính của bộ xương, phân biệt thành phần chính của bộ xương GV : Bộ xương có vai trò gì ? HS : Vận dụng những hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời. GV : hoàn chỉnh nội dung GV : Cho HS quan sát mô hình bộ xương người và nêu câu hỏi - Bộ xương người được chia làm mấy phần chính HS : Lên trình bày trên mô hình GV : Xương đầu gồm những loại xương nào ? HS : trả lời dựa trên mô hình GV : Đặc điểm nào chứng tỏ sọ người có sự tiến hoá cao ? HS : trao đổi, thảo luận và trả lời. GV : Xương thân gồm những loại xương nào ? HS : Chỉ rõ từng loại xương trên mô hình. GV : Xương chi gồm những loại xương nào ? HS : chỉ rõ từng loại xương trên mô hình ? GV : Hướng dẫn HS xác định rõ từng loại xương tay và xương chân GV : phân tích thêm xương trụ và xương quay trên cẳng tay, xương chày và xương mác trên cẳng chân. HOẠT ĐỘNG 2 : giải thích đặc điểm của 3 loại xương. GV : Yêu cầu HS quan sát kỹ trên mô hình và có thể phân biệt mấy loại xương ? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương đó HS : Quan sát mô hình, nghiên cứu thông tin SGK , trao đổi thảo luận và trả lời GV : bổ sung hoàn chỉnh thông tin. HOẠT ĐỘNG 3 : Chỉ rõ 3 loại khớp xương dựa trên khả năng cử động. GV : Thế nào là các khớp xương, hãy mô tả một khớp xương trên mô hình HS : nghiên cứu thông tin SGK, quan sát mô hình và trả lời GV : khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ? HS : trao đổi, thảo luận dựa trên mô hình và trả lời GV : treo tranh 7.4, nêu đặc điểm của khớp bán động ? HS : đại diện các nhóm trả lời GV : trong bộ xương người, loại khớp nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất ? HS : thảo luận và trả lời ( khớp động và bán động ) GV : Đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với hoạt động sống của con người ? HS : giúp con người lao động và vận động GV : tổng kết lại những ý chính I. Các phần chính của bộ xương : Vai trò của bộ xương Nâng đỡ, vận động và bảo vệ các nội quan. Thành phần của bộ xương : Xương đầu : Xương sọ Xương mặt Xương thân : Cột sống : Gồm nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong . Lồng ngực : xương sườn, xương ức. Xương chi : Đai xương :Gồm đai vai và đai hông Xương tay : xương cẳng tay, xương cánh tay, xương cổ tay, xương bàn tay, xương ngón tay. Xương chân : xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân. II. Phân biệt các loại xương Xương dài : Hình ống, ở giữa rỗng chứa tuỷ. Xương ngắn :ngắn và nhỏ Xương dẹt : Hình bản dẹt, mỏng III. Các khớp xương : Khớp xương : Là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương Khớp động : Cử động dễ dàng + Hai đầu xương có lớp sụn + Giữa là dịch khớp + Ngoài là dây chằng Khớp bán động : Giữa 2 đầu xương có đệm sụn, cử động hạn chế. Khớp bất động : Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa, không cử động được. HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ Xương chi trên và xương chi dưới có điểm gì giống và khác nhau ? HS lên bảng chỉ rõ các phần của bộ xương , vị trí các khớp xương ? HOẠT ĐỘNG 5 : DẶN DÒ Học bài, trả lời câu hỏi SGK Đọc mục “Em có biết” Mỗi nhóm chuẩn bị một xương đùi ếch.
File đính kèm:
- T7_Bo xuong.doc