Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 22: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Năm học 2014-2015

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu ý nghĩa hô hấp

- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức.

 - Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp người

 - Tranh phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3 SGK

2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở động vật

 - Xem trước bài hô hấp và các cơ quan hô hấp

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 8A1

 8A2

 8A3

2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành sơ cứu băng bó khi bị đứt lòng bàn tay?

3/ Các hoạt động dạy và học:

a.Mở bài: - Nhờ đâu máu lấy được oxy để cung cấp cho các tế bào và thải được cacbonic ra khỏi cơ thể (HS: Nhờ hô hấp nhờ sự thở ra hít vào .) Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào với cơ thể sống?

b. Phát triển bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 22: Hô hấp và các cơ quan hô hấp - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết: 22	Ngày dạy: 29/10/2014
CHƯƠNG VI: HÔ HẤP
Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa hô hấp
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng 
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức. 
 - Kĩ năng hoạt động nhóm 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mô hình cấu tạo hệ hô hấp người 
	 - Tranh phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3 SGK 
2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôân tập cấu tạo hệ hô hấp ở động vật 
	 - Xem trước bài hô hấp và các cơ quan hô hấp 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
 8A3	
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành sơ cứu băng bó khi bị đứt lòng bàn tay?
3/ Các hoạt động dạy và học:
a.Mở bài: - Nhờ đâu máu lấy được oxy để cung cấp cho các tế bào và thải được cacbonic ra khỏi cơ thể (HS: Nhờ hô hấp nhờ sự thở ra hít vào ...) Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào với cơ thể sống?
b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ HÔ HẤP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gv hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và quan sát tranh h 20.1 SGK/T64. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+ Hô hấp là gì? 
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chù yếu nào?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
-YC các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
-Gv đánh giá kết quả các nhóm và bổ sung hoàn thiện kiến thức: Gluxit +O2à ATP + CO2 + H2O. ATP: cần cho mọi hoạt động sống của tế bào 
-GV yêu cầu học sinh tự rút ra kết luận 
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, quan sát hình 20.1 T 64 SGK ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
+ Như SGK
+ 3 giai đoạn: Sự thở, TĐ khí ở phổi, TĐ khí ở TB
+ Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể và thải cácbonic ra khỏi cơ thể
-Đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung 
-HS theo dõi sơ đồ và hoàn thiện kiến thức 
-HS rút ra KL về hô hấp, vai trò của hô hấp 
Tiểu kết:
- Hố hấp là quá trình cung cấp Oxy cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài.
-Nhờ hô hấp mà Oxy được lấy vào để Oxy hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng 	cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể 
-Hô hấp gồm 3 giai đọan: Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào 	
Hoạt động 2: CÁC CƠ QUAN TRONG HỆ HÔ HẤP CỦA NGƯỜI VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP CỦA CHÚNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu HS quan sát H20.2, 20.3 SGKT65, 66. trả lời:
+Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?
-Gv yêu cầu các nhóm trình bày kết quả 
-GV nhận xét đánh giá kết quả HS bổ sung và giảng giải thêm: Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp chất nhầy. Cấu tạo phế nang và trao đổi khí ở phế nang.
+Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí vậy tại sao mùa động đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
+Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
- Quan sát mô hình và tranh ảnh xác định vị trí các cơ quan hô hấp 
+ Đường dẫn khí, hai lá phổi
-HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung
+ Do nhiệt độ quá thấp. Mao mạch không thể làm ấm được cần có biện pháp bảo vệ. 
+ Mặc áo ấm, quấn khăn
Tiểu kết: 
- Cơ quan hô hấp gồm: +Đường dẫn khí 
 +Hai là phổi 
- Chức năng: 
+ Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra ngăn bụi, làm ẩm và ấm không khí 
 + Phổi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố: - HS đọc kết luận trong SGK, trả lời CH:
	a. Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể?
	b. Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào?
2. Dặn dò: -Học bài, trả lời câu hỏi SGK 
	 -Đọc mục “Em có biết” và xem trứơc bài: Hoạt động hô hấp 
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet 22 ho hap va cac co quan ho hap.doc