Giáo án môn Sinh học 8 năm học 2014 - 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài học này, HS cần phải đạt được những yêu cầu sau:

 1. Về kiến thức

 - Nêu được các thành phần cấu trúc của tế bào và chức năng của chúng.

 - Giải thích được mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa các thành phần cấu trúc trong tế bào.

 - Liệt kê được các thành phần hoá học cấu tạo nên tế bào.

 - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.

 2. Về kĩ năng

 - Tiếp tục rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: Nghiên cứu thông tin trong SGK – tài liệu tham khảo; quan sát, phân tích hình vẽ; thảo luận nhóm để thu nhận, lĩnh hội kiến thức.

 - Tiếp tục rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực kh hoạt động nhóm; kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

 3. Về thái độ:

 - Có ý thức học tập bộ môn một cách tự giác, nghiêm túc.

 - Thấy được sự thống nhất về cấu tạo và hoạt động chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào, qua đó hình thành được thế giới quan khoa học qua việc chứng minh tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.

II. CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC

 1. Đối với GV

 - Nghiên cứu kĩ nội dung của bài theo SGK và định hướng giảng dạy những nội dung của bài theo SGV; kết hợp tham khảo những tài liệu có liên quan tới nội dung và phương pháp giảng dạy những nội dung của bài học như: Sách bài tập Sinh học 8 (NXB GD), Sinh học 8 nâng cao (Nguyên Văn Sang - Nguyễn Thị Vân), Thiết kế bài giảng sinh học 8 (Trần Khánh Phương), Giáo trình giải phẫu sinh lí người (GS-TSKH Tạ Thuý Lan)

 - Chuẩn bị sẵn tranh phóng to các hình 3.1, 3.2 trong SGK hoặc các hình ảnh có nội dung tương tự, phiếu học tập có ghi các câu hỏi thảo luận về chức năng của các bộ phận trong tế bào.

 - Áp dụng hợp lí các phương pháp dạy học như: thuyết trình – nêu vấn đề; vấn đáp – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, nghiên cứu SGK – tìm tòi, thảo luận nhóm trong từng nội dung của bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu trước nội dung của bài học theo SGK, kết hợp đọc thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung của bài học.
	- Kẻ và hoàn thành bảng 3.2 trang 13 SGK vào vở bài tập.
III. BỐ CỤC VÀ TRỌNG TÂM BÀI HỌC
	1. Bố cục bài học: Bài học gồm 4 phần (mục) như SGK, “III – Thành phần hoá học của tế bào” chỉ liệt kê tên các thành phần (theo chương trình giảm tải đã được ban hành).
	2. Trọng tâm bài học: Chức năng của các bộ phận trong tế bào và các hoạt động sống của tế bào.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số HS, việc vệ sinh lớp học, bảng, bục giảng và trang phục của HS.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu thành phần và chức năng của hệ vận động, hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn.
	- Nêu thành phần và chức năng của hệ hô hấp, hệ bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh.
	3. Dạy bài mới
	3.1. Đặt vấn đề nhận thức
	- GV NVĐ: Qua bài học số 2, các em đã biết rằng cơ thể người gồm nhiều cơ quan và hệ cơ quan đảm nhận những chức năng khác nhau. Nhưng xét về cấu tạo thì mọi cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể người có đặc điểm chung là đều được cấu tạo từ tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc như thế nào? Hoạt động sống của tế bào có mối quan hệ như thế nào với hoạt động sống của cơ thể? Bài học số 3 - Tế bào sẽ giúp thầy trò chúng ta tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này.
	- HS lắng chú ý nghe GV đặt vấn đề nhận thứcHình thành hứng thú tìm hiểu những nội dung của bài học.
	3.2. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Xác định các thành phần cấu trúc của tế bào
Hoạt động của GV và HS
Kết quả hoạt động - Nội dung bài học
- GV NVĐ: Qua nghiên cứu, người ta đã xác định được rằng, cơ thể của mỗi người trưởng thành có chứa tới hàng 100 nghìn tỷ tế bào. Vậy các tế bào này có đặc điểm gì chung về mặt cấu tạo?I. Cấu tạo tế bào.
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề nhận thứcHình thành hứng thú tìm hiểu về cấu tạo của tế bào.
- GV: Giới thiệu hình 3.1, yêu cầu HS quan sát H3.1, thảo luận nhóm và cho biết: Một tế bào điển hình được cấu tạo từ những bộ phận chính nào?
- HS quan sát H3.1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏiGV nhận xét, nhấn mạnh, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng.
- GV mở rộng: Mặc dù các tế bào của cơ thể đều có sự thống nhất về cấu tạo song đến giai đoạn trưởng thành, khi thực hiện chức năng sinh lí thì ở một số loại tế bào lại có sự biến đổi về cấu tạo để phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhiệm. Ví dụ như tế bào hồng cầu trong máu người, nhân của nó bị tiêu biến để phù hợp với chức năng vận chuyển khí O2 và CO2 cho cơ thể, hay các tế bào cơ lại phát triển hệ thống các tơ cơ bên trong nó để phù hợp với chức năng co dãn, tạo nên sự vận động… 
I. Cấu tạo tế bào
- Màng sinh chất (màng tế bào)
- Chất tế bào và các bào quan như lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể.
- Nhân tế bào: có chứa nhiễm sắc thể và nhân con
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận trong tế bào
Hoạt động của GV và HS
Kết quả hoạt động - Nội dung bài học
- GV NVĐ: Qua phần I các em đã biết rằng, mọi tế bào trong cơ thể đều được cấu tạo từ 3 bộ phận là màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Vậy các bộ phận này đảm nhận những chức năng gì?II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề nhận thứcHình thành hứng thú tìm hiểu về chức năng của các bộ phận trong tế bào.
- GV giới thiệu bảng 3.1 SGK trang 11, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong bảng 3.1, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Màng sinh chất đảm nhiệm chức năng gì?
+ Chất tế bào và các bào quan trong chất tế bào đảm nhiệm chức năng gì?
+ Nhân, nhiễm sắc thể và nhân con thực hiện chức năng gì?
- HS nghiên cứu thông tin trong bảng 3.1, thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức và trả lời các câu hỏiGV nhận xét, nhấn mạnh và chốt lại kiến thức về chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào (có thể giải thích mở rộng thêm)
- GV nhấn mạnh: Như vậy thầy trò chúng ta đã làm rõ được chức năng của các bộ phận và các bào quan cấu tạo nên tế bào, ở phần này các em cần lưu ý, các bộ phận và các bào quan của tế bào không hoạt động độc lập mà chúng có sự phối hợp hoạt động với nhau một cách mật thiết để đảm bảo cho sự tồn tại, sinh trưởng và sinh sản của tế bào. Do đó nếu có 1 bộ phận hay một bào quan nào đó mà không thực hiện tốt chức năng của nó thì sự tồn tại, sinh trưởng và sinh sản của tế bào sẽ bị ảnh hưởng.
II. Chức năng của các bộ phận trong tế bào
1. Chức năng của màng sinh chất: Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất (tế bào lấy được O2, nước và các chất dinh dưỡng; đào thải ra CO2, các chất thải, các sản phẩm bài tiết..)
2. Chức năng của chất tế bào và các bào quan trong chất tế bào
- Chất tế bào: Thực hiện các hoạt động sống của tế bào.
- Các bào quan:
+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất.
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp prôtêin
+ Ti thể: Tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng.
+ Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện và phân phối sản phẩm.
+ Trung thể: Tham gia quá trình phân chia tế bào.
3. Chức năng của nhân, nhiễm sắc thể và nhân con
- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- NST: Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền.
- Nhân con: Chứa rARN (ARN ribôxôm) cấu tạo nên ribôxôm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thành phần hoá học của tế bào
Hoạt động của GV và HS
Kết quả hoạt động - Nội dung bài học
- GV NVĐ: Bên cạnh đặc điểm chung về cấu tạo thì các tế bào của cơ thể cũng còn có đặc điểm chung nữa đó là các bộ phận và các bào quan của chúng đều do các chất hoá học liên kết với nhau tạo thành. Vậy có những chất hoá học nào đã tham gia tạo nên tế bào?III. Thành phần hoá học của tế bào.
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề nhận thứcHình thành hứng thú tìm hiểu về thành phần hoá học của tế bào.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong mục III SGK, thảo luận nhóm và cho biết: Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào được chia thành mấy nhóm, là những nhóm nào? Trong mỗi nhóm đó có những chất chủ yếu nào?
- HS nghiên cứu thông tin trong mục III SGK, thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức và trả lời câu hỏiGV nhận xét, nhấn mạnh, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng 
III. Thành phần hoá học của tế bào
- Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic (ADN và ARN), vitamin...
- Các chất vô cơ gôồ nước và các muối khoáng như canxi, kali, natri, sắt, đồng...
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoạt động sống của tế bào
Hoạt động của GV và HS
Kết quả hoạt động - Nội dung bài học
- GV NVĐ: Các em đã biết rằng cơ thể của mỗi người trưởng thành được tạo nên bởi hàng 100 nghìn tỉ tế bào, như vậy điều này cũng có nghĩa là mọi hoạt động sống của cơ thể đều phải có mối liên hệ mật thiết với hoạt động sống của các tế bào tạo nên nó. Vậy tế bào có những hoạt động sống nào? Các hoạt động sống của tế bào có mối liên hệ như thế nào với hoạt động sống của cơ thể?IV. Hoạt động sống của tế bào.
- HS lắng nghe GV đặt vấn đề nhận thứcHình thành hứng thú tìm hiểu về hoạt động sống của tế bào.
- GV NVĐ: Hình 3.2 và các thông tin trong hình này chỉ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường. Hãy nghiên cứu hình này, kết hợp với thảo luận nhóm và cho biết: Tế bào có những hoạt động sống nào? Những hoạt động sống đó có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
- HS nghiên cứu H3.2, thảo luận nhóm để thu nhận kiến thức và trả lời câu hỏiGV nhận xét, nhấn mạnh, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng
IV. Hoạt động sống của tế bào
- Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
- Lớn lên và phân chia: Giúp cơ thể lớn lên và sinh sản.
- Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng với kích thích.
Hoạt động 5: Củng cố và hoàn thiện kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Kết quả hoạt động - Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học, kết hợp với thảo luận nhóm để giải đáp câu hỏi số 1 SGK trang 13.
- HS vận dụng kiến thức của bài học, kết hợp với thảo luận nhóm để giải đáp câu hỏi số 1 SGK trang 13.
- GV gọi 1 HS đọc to phần ghi nhớ cuối bàicho cả lớp nghe.
Đáp án Câu 1 SGK trang 13: 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – e, 5 - d
	4. Hướng dẫn về nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi số 2 SGK trang 13 ra vở bài tập, tìm đọc – nghiên cứu, trả lời những câu hỏi liên quan tới bài học trong SBT Sinh học 8.
	- Nghiên cứu trước Bài 4 - Môlập bảng phân biệt vị trí, thành phần, cấu tạo và chức của các loại mô chính trong cơ thể.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
	1. Nhận xét nội dung, phương pháp và phân bố thời gian giảng dạy:…………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
	2. Nhận xét về thái độ học tập, khả năng tiếp thu của HS các lớp:………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HS
(Theo định hướng phát triển năng lực)
1. Tự luận
Câu 1: Tế bào là gì? Hãy kể tên các bộ phận chính của một tế bào. (Gợi ý: màng sinh chất, chất tế bào và nhân).
Câu 2: Thế nào là bào quan? Hãy kể tên các bào quan chính của một tế bào động vật (Gợi ý: nhiễm sắc thể, lưới nội chất, ribôxôm, trung thể, bộ máy Gôngi, ti thể).
Câu 3: Hãy phân tích và trình bày chức năng của các bộ phận của tế bào và các bào quan cấu tạo nên chúng.
Câu 4: Hãy vẽ một sơ đồ cấu tạo của tế bào động vật và người, và chỉ rõ các thành phần cấu tạo của nó.
Câu 5: Kể tên các loại hợp chất hữu cơ quan trọng có mặt trong tế bào (Gợi ý: protein, gluxit, lipit, axit nucleic) và nêu vai trò của chúng.
Câu 6: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của màng tế bào.
Câu 7: Giải thích nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Các nhà khoa học từ cuối thế kỉ XIX đã tìm cách chứng minh điều đó như thế nào? 
Câu 8: Tại sao nói tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo mà còn là đơn vị chức năng và sinh sản – di truyền của cơ thể?
Câu 9: Phân tích mối quan hệ giữa các chức năng của tế bào (trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng… ) với với cơ thể (cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, lớn lê

File đính kèm:

  • docGA Sinh 8 bien soan theo dinh huong phat trien nang luc HS.doc