Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 52: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo): Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhận biết được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh.

- Phân biệt được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú thuộc bộ linh trưởng thích nghi với đời sống.

- Nhận biết được đặc điểm chung và vai trò của thú đối với đời sống.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Thấy được tầm quan trọng của thú từ đó có biện pháp và ý thức bảo vệ động vật nói chung và các loài thú nói riêng.

II.Đồ dùng dạy học

- Giáo viên:

 +Tranh vẽ: Chi của thú guốc chẵn và guốc lẻ.

 +Tranh: Một số đại diện thú móng guốc và bộ linh trưởng.

 + Bảng phụ.

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 169.

 + Lập bảng: so sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn của các loài thú móng guốc, bộ voi.

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).

 Dựa vào bộ răng hãy phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt?

 * khởi động: giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu những bộ thú có đặc điểm đặc biệt

3. Tiến trình bài giảng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 52: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo): Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 03/ 2010. 
Ngày dạy: 12/ 03/ 2010.
Tiết thứ: 52
Bài 51: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo)
 Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Nhận biết được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú móng guốc và giải thích sự thích nghi với sự di chuyển nhanh.
- Phân biệt được những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính các loài thú thuộc bộ linh trưởng thích nghi với đời sống.
- Nhận biết được đặc điểm chung và vai trò của thú đối với đời sống.
2. Kĩ năng :
- Quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
 Thấy được tầm quan trọng của thú từ đó có biện pháp và ý thức bảo vệ động vật nói chung và các loài thú nói riêng.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: 
 +Tranh vẽ: Chi của thú guốc chẵn và guốc lẻ.
 +Tranh: Một số đại diện thú móng guốc và bộ linh trưởng.
 + Bảng phụ.
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 169.
 + Lập bảng: so sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn của các loài thú móng guốc, bộ voi. 
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).
 Dựa vào bộ răng hãy phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt?
 * khởi động: giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu những bộ thú có đặc điểm đặc biệt 
3. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động 1. (15phút).
Tìm hiểu về các bộ móng guốc.
- Mục tiêu:
 + So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá loài thú móng guốc.
 + Giải thích được sự thích nghi với lối di chuyển nhanh của thú móng guốc.
- Tiến hành: HĐN ( 5 phút)
Hoạt động thầy
Nội dung cơ bản
- GV treo tranh H51.1,2,3. Yêu cầu HS quan sát hình, đọc  , hoàn thành bảng1 SGK tr 167.
 -Giáo viên treo bảng phụ 1, gọi 1-2 đại diện nhóm hoàn thành bảng phụ. 
-GV giới thiệu móng guốc là gì?
?Kể tên các đại diện của thú móng guốc?
?Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?
I. Các bộ móng guốc:
Học theo bảng 1.
*Đặc điểm của bộ móng guốc:
- Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc gọi là guốc.
- Thú móng guốc di chuyển nhanh vì có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có đốt cuối ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất nên diện tích tiếp xúc đất hẹp
Bảng1: Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc.
Đặc điểm
Bộ guốc chẵn
bộ guốc lẻ
Bộ voi
Lợn
Hươu
Ngựa
Tê giác
1.Số ngón chân phát triển
2.Sừng
3.Chế độ ăn
4.Lối sống
Chẵn(4)
-Không
-ăn tạp
Đàn
-chẵn (2)
-Có
-Nhai lại
-Đàn
-Lẻ( 1)
-Không
-Không nhai lại
-Đàn
-Lẻ (3)
-Có
- Không nhai lại
-Đơn độc
-Lẻ (5)
-Không
-Không nhai lại
-Đàn
Hoạt động 2. (10phút).
Tìm hiểu về các bộ linh trưởng.
- Mục tiêu: + So sánh đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của các loài thú trong bộ linh trưởng.
 + Giải thích được sự thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Nội dung cơ bản
-GV treo tranh H51.4. Yêu cầu HS quan sát hình, đọc  , trả lời câu hỏi
?Nêu đặc điểm cấu tạo, tập tính trong bộ linh trưởng?
-QS kĩ sơ đồ tr 168
?Phân biệt khỉ và vượn?
?Phân biệt khỉ hình người với khỉ và vượn?
 Tên ĐV
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
vượn
 Chai mông
không có
Chai mông lớn
Có chai mông nhỏ
 Túi má 
không có
túi má lớn
không có
 Đuôi
không có
Đuôi dài
không có
II.Bộ linh trưởng:
-Các chi có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại, thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo.
-Đi bằng hai chân.
-Bộ răng: 3 loại, ăn tạp.
-Tim 4 ngăn, não phát triển
Hoạt động 3. (10phút).
Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm chung của thú.
- Mục tiêu: Tóm tắt được vai trò và đặc điểm chung của thú. 
- Tiến hành: HĐNB (3phút)
Hoạt động của thầy
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu   SGK tr 168,169
 ?Nêu vai trò của thú?
?Số lượng thú ngày nay như thế nào?
?Cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi của thú?
-GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
-Từ những đại diện của thú rút ra đặc điểm chung của lớp thú?
III. Vai trò của thú:
1.Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm
- Dược liệu
- Sức kéo
- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ
- Và tiêu diệt gặm nhấm có hại 
2.Biện pháp bảo vệ:
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ thú hoang dã
-Chăn nuôi thêm các loài thú có giá trị kinh tế.
V. Đặc điểm chung của thú:
Học theo phần kết luận SGK tr169.
4. Củng cố và đánh giá:(5phút).
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 169.
5. Dặn dò :
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 169.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Về nhà xen lại tất cả các bài tập để tiết sau chữa BT
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet52.doc