Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 51: Đa dạng của lớp thú (Tiếp): Bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhận biết những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt thích nghi với đời sống.

- Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích và so sánh, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật có ích.

II- Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Tranh vẽ: cấu tạo và đời sống của dơi ăn sâu bọ.

+ Tranh: cấu tạo, đời sống của cá voi.

+ Bảng phụ.

- Học sinh:

+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 161,165.

+ Lập bảng: So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn của dơi và cá voi.

III. Phương pháp:

 Quan sát, đàm thoại, HĐN.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút).

Câu 1: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú sữa” của con sơ sinh?

Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?

 Khởi động: Để tìm hiểu thêm sự đa dạng của thú giờ này chúng ta tìm hiểu Hôm nay ta tìm hiểu bộ thú duy nhất biết bơi đó là cá voi, bộ thú thích nghi hoàn toàn đời sống nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 51: Đa dạng của lớp thú (Tiếp): Bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/ 3/ 2010 
Ngày dạy: 12/ 3/ 2010.
Tiết: 51
Bài 50: Đa dạng của lớp thú(tiếp)
Bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Nhận biết những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt thích nghi với đời sống.
- Phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát kênh hình, phân tích và so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
 Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật có ích.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Tranh vẽ: cấu tạo và đời sống của dơi ăn sâu bọ.
+ Tranh: cấu tạo, đời sống của cá voi.
+ Bảng phụ.
- Học sinh: 
+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 161,165. 
+ Lập bảng: So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn của dơi và cá voi.
III. Phương pháp : 
 Quan sát, đàm thoại, HĐN.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút).
Câu 1: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú sữa” của con sơ sinh?
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay?
 Khởi động: Để tìm hiểu thêm sự đa dạng của thú giờ này chúng ta tìm hiểu Hôm nay ta tìm hiểu bộ thú duy nhất biết bơi đó là cá voi, bộ thú thích nghi hoàn toàn đời sống nước. 
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động 1. (18phút).
Tìm hiểu bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt. 
- Mục tiêu:
 Nhận biết được những đặc điểm cấu tạo ngoài của các bộ thích nghi với đời sống.
- Tiến hành: HĐN ( 5 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 49.1 SGK tr160, H50.1, 2, 3 SGK tr 162, 163 đọc  , hoạt động nhóm theo phiếu học tập. 
-Giáo viên treo bảng phụ.
-Học sinh tự thu thập và xử lí €, chọn cụm từ điền vào bảng theo yêu cầu của giáo viên.
-Gọi 1-2 nhóm HS lên hoàn thành bảng
 Giáo viên đưa ra đáp án đúng. HS khác lên bổ sung nhận xét. 
- Treo tranh 49.2 yêu cầu học sinh lên xác định trên tranh, nêu cấu tạo và tập tính của cá voi xanh?
-Giáo viên đưa ra đáp án đúng.
?Cá voi có ích như thế nào?
?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiện sống của cá voi?
?Đặc điểm nào xếp cá voi xanh vào lớp thú?
I. Tìm hiểu bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt:
- Học theo bảng phụ 1.
Bảng : Tìm hiểu bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt
Đặc điểm
Bộ cá voi
Bộ ăn sâu bọ
Bộ gặm nhấm
Bộ ăn thịt
Chuột chù
Chuột chũi
Chuột đồng
Sóc
Báo
Sói
1.Môi trường
Biển
Hang
Hang
Đào hang trong đất
Trong hang
Trên cây
Trên cây
2.Lối sống
Đơn độc
Đơn độc
Đơn độc
Sống đàn
Sống đàn
Đơn độc
Sống đàn
3.Cấu tạo răng
Không có răng, tấm sừng
Các răng đều nhọn
Răng đều nhọn
Răng cửa lớn
Có khoảng trống hàm
Răng nanh dài nhọn, răng hàm sắc
Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp,sắc
4.Bắt mồi
Lọc mồi qua khe của tấm sừng miệng
Tìm mồi
Tìm mồi
Tìm mồi
Tìm mồi
Rình, vồ mồi
Đuổi bắt mồi
5.chế độ ăn
Tôm, cá và động vật nhỏ
Sâu bọ ,giun đất
Sâu bọ ,giun đất
Ăn tạp
Quả và hạt
Ăn thịt
Ăn thịt
6.Cấu tạo chân
Tiêu biến
Chi trước ngắn
Bàn tay to, ngón to khoẻ
Chi nhỏ
Chi sau lớn hơn chi trước
Chi to khoẻ có vuốt sắc
Chi khoẻ có vuốt sắc, nệm thịt dầy
Hoạt động 2. (17phút).
Những đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt thích nghi với đời sống.
- Mục tiêu:
 Tóm tắt được những đặc điểm cấu tạo ngoài của các bộ thích nghi với đời sống.
- Tiến hành: HĐNB (3 phút)
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
-Học sinh quan sát hình 49.1 SGK tr160, H50.1, 2, 3 SGK tr 162, 163 đọc  , hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi sau: 
?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với điều kiện sống của cá voi?
?Đặc điểm nào xếp cá voi xanh vào lớp thú?
- Treo tranh 49.2 học sinh lên xác định trên tranh, nêu tập tính của cá voi xanh?
?Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ ăn sâu bọ thích nghi với điều kiện sống tìm mồi? 
?Bộ ăn sâu bọ có tập tính gì?
-QS hình 50.2.
?Răng của bộ gặm nhấm có đặc điểm gì cơ bản thích nghi với điều kiện sống? 
-GV liên hệ với mức phá hại của chuột đối với mùa màng.
-QS hình 50.3
?Bộ ăn thịt có đặc điểm cấu tạo chân và răng như thế nào thích nghi với đời sống?
-Liên hệ với cách rình và vồ mồi hoặc rượt đuổi của báo, sói
I. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ cá voi bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt:
1.Bộ cá voi:
-Chi tiêu biến, có vây bơi
-Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng.
2.Bộ ăn sâu bọ:
-Mõm kéo dài thành vòi ngắn, răng nhọn, răng hàm có 3-4 mấu nhọn, khứu giác rất phát triển có lông xúc giác, thích nghi với cách đào bới tìm mồi.
3.Bộ gặm nhấm:
-Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm
-Có tập tính gặm nát bất kì vật gì kể cả lúc no.
4.Bộ ăn thịt:
-Răng phân hoá: răng cửa ngắn sắc để róc xương,răng nanh lớn dài nhọn để xé mồi,răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi.
-Chân có vuốt sắc, dưới có đệm thịt dầy. 
4. Củng cố đánh giá:(5phút).
Câu1: Chọn nội dung ở cột B nối với cột A sao cho phù hợp
Cột A (bộ thú)
Cột B ( đặc điểm cấu tạo răng)
1.Bộ ăn thịt.
a. Răng cửa lớn sắc, thiếu răng nanh.
2.Bộ gặm nhấm.
b. Răng tiêu biến, lọc mồi bằng những tấm sừng.
3.Bộ ăn sâu bọ.
c. răng được phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
4.Bộ cá voi.
d. Răng nhọn sắc, răng hàm có 3- 4 mấu.
 Đáp án: 1- c, 2- a, 3- d, 4- b.
Câu 2: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt.
5. Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 165.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị bài 51: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo)
 Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
- Tìm hiểu đời sống của lợn rừng, hươu, ngựa, voi, khỉ, vượn
- Kẻ bảng SGK tr 167.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet51m.doc