Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 26: Nhện và sự đa dnagj của lớp hình nhện - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của nhện.
- Diễn đạt được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ lớp hình nhện có ích trong tự nhiên.
II . Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:+Tranh: Cấu tạo ngoài của nhện, quá trình chăng lưới của nhện.
+ Mẫu: nhện nhà, một số đại diện của lớp hình nhện: bò cạp, cái ghẻ, con ve bò.
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 85.
+ Kẻ bảng 1, 2 vào vở bài tập.
III. Phương pháp:
Đàm thoại, quan sát và HĐN
IV. Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: (5).
? Lớp giáp xác có vai trò gì đối với đời sống?
* Khởi động: Lớp hình nhện là động vật có kìm, chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm, đại diện là con nhện.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (20). Đặc điểm cấu tạo, tập tính của nhện.
- Mục tiêu:+ Nhận biết được cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
- Tiến hành: HĐN 5
Ngày soạn: 22/ 11/ 2009. Ngày dạy: 25/ 11/ 2009 Tiết: 26 . Lớp hình nhện Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của nhện. - Diễn đạt được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ lớp hình nhện có ích trong tự nhiên. II . Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:+Tranh: Cấu tạo ngoài của nhện, quá trình chăng lưới của nhện. + Mẫu: nhện nhà, một số đại diện của lớp hình nhện: bò cạp, cái ghẻ, con ve bò. - Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 85. + Kẻ bảng 1, 2 vào vở bài tập. III. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát và HĐN IV. Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’). ? Lớp giáp xác có vai trò gì đối với đời sống? * Khởi động: Lớp hình nhện là động vật có kìm, chân khớp ở cạn đầu tiên với sự xuất hiện của phổi và ống khí, hoạt động chủ yếu về đêm, đại diện là con nhện. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. (20’). Đặc điểm cấu tạo, tập tính của nhện. - Mục tiêu:+ Nhận biết được cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. - Tiến hành: HĐN 5’ Hoạt động của thầy & trò Nội dung -GV cho học sinh quan sát mẫu nhện và tranh hình 25.1 SGK tr 82, hoàn thành bảng 1 theo nhóm. -GV treo bảng phụ 1: gọi đại diện lên hoàn thành. GV đưa đáp án đúng và hỏi: ?Nhìn vào bảng 1: cơ thể nhện gồm mấy phần? ?Mỗi phần có những bộ phận nào? -Học sinh QS hình 25.2, đọc chú thích, xắp xếp quá trình chăng lưới theo thứ tự đúng vào vở bài tập. -Giáo viên đưa ra đáp án đúng: C -> B -> D -> A. -Đọc tiếp , hãy xếp lại theo thứ tự đúng cách bắt mồi: ?Nhện chăng tơ vào thời gian nào? -Giáo viên đưa ra đáp án đúng: 2 -> 3-> 4 -> 1. I. Nhện: 1. Đặc điểm cấu tạo: Học theo bảng 1 SGK tr 82 2. Tập tính: a. Chăng lưới: -Chăng dây tơ khung -Chăng dây tơ phóng xạ -Chăng các sợi tơ vòng -Chờ mồi. b. Bắt mồi Học theo phần SGK tr 83 Bảng 1: Các phần cơ thể số chú thích Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng Phần: đầu ngực 1 Đôi kìm có tuyến độc Bắt mồi và tự vệ 2 Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông) Cảm giác về khứu giác và xúc giác 3 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới Phần: bụng 4 phía trước là đôi khe thở hô hấp 5 ở giữa là một lỗ sinh dục sinh sản 6 Phía sau là các núm tuyến tơ sinh ra tơ nhện Hoạt động 2. (17’). Tìm hiểu sự đa dạng và ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. - Mục tiêu:+Diễn đạt được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. -Tiến hành: HĐN 5’-KTKTB -Yêu cầu học sinh quan sát hình 25.3; 25.4; 25.5, nhận biết một số đại diện của lớp hình nhện. -Giáo viên thông báo thêm: ve, mò, bọ mạt, nhện lông, đuôi roi, nhện đỏ -Hoàn thành bảng 2 SGK tr 85 ?Nhận xét sự đa dạng của lớp? ?ý nghĩa thực tiễn của lớp? II.Sự đa dạng của lớp hình nhện: -Lớp hình nhện đa dạng và có tập tính phong phú. -Đa số có lợi, một số có hại cho người, động vật và thực vật. Kết luận: SGK tr 85. Bảng 2: ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. STT Các đại diện Nơi sống Hình thức sống ảnh hưởng đến con người kí sinh ăn thịt có lợi có hại 1 Nhện chăng lưới Trong nhà, ngoài vườn x x 2 Nhện nhà Trong nhà ở các khe tường x x 3 Bọ cạp Hang hốc, nơi kín đáo x x x 4 Cái ghẻ Da người x x 5 Ve bò Lông và da trâu bò x x 4. Củng cố - đánh giá:(3’). Câu1.Bài tập trắc nghiệm:Chọn câu trả lời đúng nhất 1. Số đôi phần phụ của nhện là 4 đôi 6 đôi 5 đôi Đáp án: 1- b 2. Để thích nghi với lối săn mồi, nhện có các tập tính: Chăng lưới. Bắt mồi Cả a và b Đáp án: 2- c 3. Bò cạp, ve bò, nhện đỏ hại bông xếp vào lớp hình nhện vì: Cơ thể có hai phần: đầu ngực và bụng Có 4 đôi chân bò. Cả a và b Đáp án: 3 – c. Câu2. Treo tranh câm cấu tạo ngoài của nhện, học sinh lên điền bảng phần ghi chú? 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 85. - Đọc mục: “ Em có biết” - Chuẩn bị Bài 26: Châu chấu. - Mỗi nhóm chuẩn bị một con châu chấu. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- tiet26.doc