Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 12: Một số giun dẹp khác và đặc diểm chung của ngành giun dẹp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh .

- HS thông qua các đại diện giun dẹp nêu được đặc điểm chung của ngành giun dẹp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ :Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường.

II. CHUẨN BỊ

*GV: - Chuẩn bị tranh một số giun dẹp kí sinh.

 - Mẫu vật (nếu có).

*HS: Kẻ bảng 1 vào vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 * Mở bài: GV hỏi: sán lá gan sống kí sinh có đặc điểm nào khác so với sán lông sống tự do? Bài học hôm nay sẽ được nghiên cứu tiếp một số giun dẹp kí sinh.

 *Hoạt động 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC

 +Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh và biện pháp phòng chống.

+Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

 

+ Kể tên một số giun dẹp kí sinh ?

+ Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật ? Vì sao ?

 

+ Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống và giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc ?

 

- GV cho HS đọc mục: “ Em có biết?”

cuối bài, trả lời câu hỏi :

+ Sán kí sinh gây tác hại như thế nào?

+ Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh bị nhiễm sán ?

- GV cho học sinh tự rút ra kết luận.

 

 

 

 

- GV giới thiệu thêm một số sán kí sinh sán lá song chủ, sán mép, sán chó. - HS tự quan sát tranh hình SGK tr.44

 Ghi nhớ kiến thức

- Thảo luận nhóm - trả lời câu hỏi.

*Yêu cầu:

+ Kể tên.

+ Bộ phận chủ yếu là: máu, ruột, gan, cơ

+ Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng.

+ Vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường

 

- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.

*Yêu cầu nêu được:

+ Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu.

+ Tuyên truyền vệ sinh , an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn gạo, bò gạo.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 12: Một số giun dẹp khác và đặc diểm chung của ngành giun dẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	NS:
 Tiết 12 	ND;
MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC VÀ ĐẶC DIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN DẸP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Nắm được hình dạng, vòng đời của một số giun dẹp kí sinh .
- HS thông qua các đại diện giun dẹp nêu được đặc điểm chung của ngành giun dẹp. 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh
- Kĩ năng hoạt động nhóm. 
3. Thái độ :Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể và môi trường.
II. CHUẨN BỊ
*GV: - Chuẩn bị tranh một số giun dẹp kí sinh.
 - Mẫu vật (nếu có).
*HS: Kẻ bảng 1 vào vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 * Mở bài: GV hỏi: sán lá gan sống kí sinh có đặc điểm nào khác so với sán lông sống tự do? Bài học hôm nay sẽ được nghiên cứu tiếp một số giun dẹp kí sinh.
 *Hoạt động 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ GIUN DẸP KHÁC
 +Mục tiêu: Nêu một số đặc điểm của giun dẹp kí sinh và biện pháp phòng chống.
+Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 12.1, 12.2, 12.3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số giun dẹp kí sinh ?
+ Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người và động vật ? Vì sao ?
+ Để phòng giun dẹp kí sinh cần phải ăn uống và giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc ?
- GV cho HS đọc mục: “ Em có biết?” 
cuối bài, trả lời câu hỏi :
+ Sán kí sinh gây tác hại như thế nào?
+ Em sẽ làm gì để giúp mọi người tránh bị nhiễm sán ?
- GV cho học sinh tự rút ra kết luận. 
- GV giới thiệu thêm một số sán kí sinh sán lá song chủ, sán mép, sán chó.
- HS tự quan sát tranh hình SGK tr.44
 Ghi nhớ kiến thức 
- Thảo luận nhóm - trả lời câu hỏi. 
*Yêu cầu: 
+ Kể tên. 
+ Bộ phận chủ yếu là: máu, ruột, gan, cơ 
+ Vì những cơ quan này có nhiều chất dinh dưỡng. 
+ Vệ sinh ăn uống cho người và động vật, vệ sinh môi trường 
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung. 
*Yêu cầu nêu được: 
+ Sán kí sinh lấy chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho vật chủ gầy yếu.
+ Tuyên truyền vệ sinh , an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn gạo, bò gạo.
TIỂU KẾT
 - Sán lá máu trong máu người.
 - Sán bã trầu trong ruột lợn.
- Sán dây trong ruột người và ở cơ thể của trâu, bò , lợn
* Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG
 +Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm chung cơ bản của ngành giun dẹp.
+Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Yêu cầu : HS nghiên cứu SGK , thảo luận hoàn thành bảng 1 tr45
- GV kẻ sẳn một bảng để HS chữa bài.
- GV bổ sung và cho HS xem bảng 1 chuẩn kiến thức. 
- GV yêu cầu các nhóm xem lại bảng 1, thảo luận tìm đặc điểm chung của ngành giun dẹp.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả.
- Nhóm khác theo dõi bổ sung.
- HS tự chữa bài.
- Nhóm thảo luận - yêu cầu nêu được:
+ Đặc điểm cơ thể.
+ Đặc điểm một số cơ quan có cấu tạo liên quan đến lối sống.
- Đại diện nhóm trình bày
 - nhóm khác bổ sung.
TIỂU KẾT
 Đặc điểm chung của ngành giun dẹp:
 + Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên.
 + Ruột phân nhánh chưa có hậu môn. 
 + Phân biệt đầu, lưng, bụng
*Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV cho HS làm bài tập: Hãy chọn nhũng câu trả lời đúng.
Ngành giun dẹp có những đặc điểm sau:
Cơ thể có dạng túi.
Cơ thể dẹt có đối xứng 2 bên.
Ruột hình túi chưa có lỗ hậu môn.
Ruột phân nhánh chưa có lỗ hậu môn.
Cơ thể chỉ có một phần đầu và đế bám.
Một số kí sinh có giác bám.
Cơ thể phân biệt đầu, lưng, bụng.
Trứng phát triển thành cơ thể mới.
Vòng đời qua giai đoạn ấu trùng.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu thêm về sán kí sinh, về giun đũa.
- Đọc: “ Em có biết?”

File đính kèm:

  • docT12.doc