Giáo án môn Sinh học 7 - Chương trình giảng dạy học kỳ II - Năm học 2011-2012
THỰC HÀNH:
QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm, cá nhân
3. Thái độ:
Có ý thức nghiêm túc trong học tập
B. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thực hành- quan sát
- Trình bày 1 phút
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm.
- Mẫu mổ sọ hoặc mô hình não ếch. Bộ xương ếch. Tranh cấu tạo trong của ếch
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung bài học, vẽ hình 36.1; 36.2 không ghi chú thích.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 ếch đồng, xà phòng, khăn lau.
D. Tiến trình hoạt động:
I. Ổn định: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới:
1. Tổ chức thực hành: (3’)
- Giáo viên nêu yêu cầu của tiết thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Phân dụng cụ cho các nhóm.
2. Tiến trình thực hành:
HĐ1: Quan sát bộ xương ếch (6’)
GV: Cho HS quan sát bộ xương ếch, đối chiếu với hình vẽ 36.1 để xác định xương đầu, cột sống, các xương đai và xương chi trên mẫu.
HS: Lần lượt quan sát các phần, chú thích vào hình vẽ, tìm nhữn đặc điểm thích nghi
với đời sống ở cạn.
HĐ2: Quan sát các nội quan. (19’)
1. Quan sát da
GV:Hướng dẫn HS quan sát trên mẫu mổ, đối chiếu với hình 36.2 để xác định vị trí trên mẫu.
+ Sờ tay lên bề mặt trong da nhận xét, nêu vai trò của da.
HS: Quan sát mẫu mổ kết luận: Ếch có da trần (trơn , ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch mágiúp trao đổi khí.
2. Quan sát nội quan
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36.3, đối chiếu với mẫu mổ xác định các cơ quan của ếch, yêu cầu các nhóm chỉ các cơ quan trên mẫu mổ.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch tr108 thảo luận:
+ Hệ tiêu hoá của ếch có gì khác cá?
+ Vì sao ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
+ Tim của ếch khác cá chổ nào? + Trình bày sự tuần hoàn máu ở ếch?
+ Quan sát bộ não ếch xác định các bộ phận của não?
HS:
+ Hệ tiêu hoá: Lưỡi phóng bắt mồi, dạ dày, gan, mật lớn.
+ Phổi có cấu tạo đơn giản, hô hấp qua da là chủ yếu.
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
* Vòng tuần hoàn lớn: (vòng tuần hoàn cơ thể)
Máu pha từ tâm thất đi vào động mạch chủ rồi vào các động mạch đi đến các cơ quan. Ơí đó diễn ra sự trao đổi khí, máu pha thành máu đỏ thẫm theo các tĩnh mạch đổ vào tĩnh mạch chủ dưới rồi về tâm nhĩ phải.
* Vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi)
Máu pha từ tâm thất theo động mạch phổi đến phổi và da. Nhờ sự trao đổi khí ở phổi và da, máu pha thành máu đỏ tươi rồi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
+ Não gồm: Naõ trước, thuỳ thị giác phát triển; tiểu não keúm phát triển; hành tuỷ; tuỷ sống.
HĐ3: Viết thu hoạch.(8’)
- Trình bày đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn của ếch thể hiện ở cấu tạo trong?
- Vẽ và ghi chú cấu tạo các phần bộ não ếch. - Giải thích hình vẽ tr119 sgk.
IV. Kết thúc: (5’)
- Nhận xét, đánh giá giờ thực hành.
- Dọn vệ sinh phòng, đồ dùng thực hành.
V. Dặn dò: (2’) Tìm hiểu bài: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư”
n có xương cánh tay, xương ống tay,xương ngón tay + Chi sau tiêu giảm + Bơi uốn mình theo chiều dọc + Ăn tôm, cá, động vật nhỏ, không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng + Đẻ con và nuôi con bằng sữa Đại diện: Cá voi xanh, cá heo IV. Củng cố: (5’) Âaïnh dáúu vaìo cáu traí låìi âuïng. 1.Thuï moí vët âæåüc xãúp vaìo låïp thuï vç: a. Cáúu taûo thêch nghi våïi âiãöu kiãûn åí næåïc. b. Nuäi con bàòng sæîa c. Bäü läng daìy giæî nhiãût. 2. Con non của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do: a. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy. b. Con non rất nhỏ chưa phát triển đầy đủ. V. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi ở sgk. - Đọc mục : “Em có biết” - Xem trước bài: Bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt. Tiết 51 Ngày soạn:05/03/2011 ĐA DẠNG CHUNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và thú ăn thịt, phân biệt các bộ thú qua đặc điểm cấu tạo đặc trưng. 2. Kỹ năng: -Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin - Kĩ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng ứng xử, giao tiếp, trình bày sáng tạo 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn. B. Phương pháp/ Kĩ năng dạy học tích cực: - Dạy học nhóm, biểu đạt sáng tạo - Vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh:50.1; 50.2; 50.3 sgk - Bảng phụ: bảng tr 164 sgk. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về đời sống của chuột, sóc, hổ, báo D.Tiến trình hoạt động: I. Ổn định: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 1. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với sự bay? 2. Trình bày đực điểm của cá voi thích nghi với đời sống ở nước? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Trực tiếp 2. Triển khai HĐ1: T/h bộ ăn sâu bọ GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 50.1 50.3hoàn thành bảng tr 164 HS: TLN, hoàn thành bảng, đại diện nhóm báo cáo. GV: Từ bảng trên trình bày đặc điểm của bộ ăn sâu bọ thích nghi với đời sống. HS: HĐ2: T/h đặc điểm của bộ gặm nhấm GV: Cho HS quan sát lại tranh 50.2 Đặc điểm thích nghi của bộ gặm nhấm với đời sống? HS: Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. HĐ3: T/h đặc điểm bộ ăn thịt GV: Yêu cầu HS xem lại tranh 50.3, chọn lọc từ bảng trên tìm cacï đặc điểm thích nghi với đời sống của thú ăn thịt. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. GV: Những đặc điểm nào giúp ta phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt? HS: I. Bộ ăn sâu bọ (10’) - Đại diện: Chuột chù, chuột chũi - Đặc điểm: Sôïng đơn độc, mõm dài, răng nhọn, chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khoẻ thích nghi với việc đào bới đất tìm thức ăn, đào hang. II. Bộ gặm nhấm (8’) - Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím. - Đặc điểm: Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn , sắc và cách răng hàm một khoảng gọi là khoảng trống hàm. III. Bộ ăn thịt (12’) - Đại diện: Hổ, chó sói, mèo - Đặc điểm: Có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm nhiều mấu dẹp để cắt nghiền mồi. - Ngón chân có vuốt cong , dưới có đệm thịt dày nên bước đi êm rình mồi, khi bắt mồi các vuôït giương ra để cào xé mồi. IV. Cũng cố (5’) - Đọc kết luận sgk. - Chỉ lên tranh nói các đặc điểm thích nghi của bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt, bộ gặm nhấm - Chọn câu trả lời đúng. 1. Cấu tạo răng của bộ gặm nhấm là: a. Gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhọn. b. Răng cửa sắc, răng nanh dài, răng hàm rộng. c. Răng cửa lớn sắc, thiếu răng nanh cách răng hàm một khoảng. 2. Môi trường sống của báo và mèo là: a. Trên mặt đất c. Trên mặt đất có thể leo cây b. Trên cây d. Đào hang V. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk. - Đọc mục em có biết. - Tìm hiểu bài: “ Bộ móng guốc, bộ linh trưởng”. Tiết 52 Ngày soạn:07/03/2011 ĐA DẠNG CHUNG CỦA LỚP THÚ BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc, phân biệt được bộ guốc chẵn, bộ guốc lẽ. Nêu được đặc điểm của bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế B. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực: Quan sát, thảo luận nhóm C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh:51.1; 51.2; 51.3; 51.4 sgk - Bảng phụ: bảng tr 167 sgk. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm hiểu đời sống của các loài động vật: lợn, bò, ngựa, hươu. - Kẻ bảng tr167. D.Tiến trình hoạt động: I. Ổn định: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (6’) 1. Dựa vào đặc điểm của bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: ăn sâu bo, gặm nhấm, ăn thịt? 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (1’) Thú móng guốc thường di chuyển nhanh còn thú linh trưởng lại biết cầm nắm, leo trèo. Vậy chúng có những đặc điểm nào thích nghi với các tập tính trên. 2. Triển khai: HĐ1: T/h các bộ móng guốc GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ 51.1, 51.2, 51.3, đọc tt sgk hoàn thành bảng tr167 HS: Thảo luận nhóm hoàn thành bảng, đại diện nhóm báo cáo. GV: Thú móng guốc có đặc điểm gì? HS: HĐ2: T/h bộ linh trưởng GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 51.4 sgk, đọc tt sgk - Đặc điểm của bộ linh trưởng? HS: Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi GV: Những đặc điểm đặc trưng để phân biệt: - Khỉ và vượn - Khỉ hình người với khỉ, vượn. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi HĐ3: T/h vai trò của thú GV: Em hãy đọc tt sgk, liên hệû thực tế trả lời câu hỏi: Thú có vai trò gì? HS: GV: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú? HS: GV: Trong thực tế những loài thú nào đã mang lại những lợi ích về kinh tế. HS: HĐ4: Tìm ra đặc điểm chung của thú GV: Cho HS thảo luận nhóm tìm ra đặc điểm chung của thú. HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo I. Các bộ móng guốc (8’) - Đặc điểm: số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc. - Chia làm 3 bộ; + Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn + Bộ guốc lẽ: Số ngón chân lẽ + bộ voi: 5 ngón, guốc nhỏ. II. Bộ linh trưởng (9’) - Đặc điểm: Gồm những thú đi bằng bàn chân, bàn tay, bàn chân có 5 ngón. Tay có ngón cái đối diện với các ngón còn lại thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo. Ăn tạp, ăn thực vật là chính. - Đại diện: Khỉ, khỉ hình người, vượn + Khỉ: Túi má lớn, chai mông lớn, đuôi dài. + Khỉ hình người: không có chai mông, túi má và đuôi. + Vượn: Chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi. III. Vai trò của thú: (6’) - Cung cấp thực phẩm, sức kéo. - Cung cấp dược liệu đồ mỹ nghệ. - Tiêu diệt các loài gặm nhấm. - Cần bảo vệ, chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế. IV. Đặc điểm chung của thú (6’) (Sgk) IV. Cũng cố: (5’) - Đọc kết luận sgk - Chọn câu trả lời đúng: 1. Thú móng guốc được xếp vào bộ guốc lẽ là: 2. Điều nói đúng về đặc điểm của vượn: a. Ngựa, trâu, bò a. Có chai mông, không có túi má b. Tê giác, dê, cừu b. Có chai mông, không có túi má, không đuôi c. Hươu, nai, ngựa c. Không chai mông, có túi má, đuôi dài d. Ngựa, tê giác, voi d. Không chai mông, có túi má, đuôi dài 3. Đặc điểm đặc trưng nhất của khỉ hình người là: a. Không chai mông, có túi má lớn, đuôi dài b. Không chai mông, không túi má, không đuôi c. Có chai mông, có túi má, đuôi dài d. Có chai mông, không túi má, không đuôi V. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sgk - Tìm hiểu một số tập tính của thú. Tiết 53 Ngày soạn:10/03/2011 BÀI TẬP A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Chữa một số bài tập trong sách bài tập sinh học 7, qua bài tập học sinh cũng cố, mở rộng kiến thức. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập tự luận, trắc nghiệm, hoạt động nhóm 3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học. B. Phương pháp: Thảo luận nhóm, phân tích, hoạt động cá nhân. C. Chuẩn bị: 1.Giáoviên: Chọn lọc một số bài tập trong vở bài tập sinh học 7 2. Học sinh: Làm đầy đủ các bài tập đến tiết 54 D. Tiến trình hoạt động: I. Ổn định: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra III. Bài mới: HĐ1: Chữa bài tập 2 trang 78 : Phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương GV: gọi học sinh trung bình lên bảng chữa bài tập HS: Lớp Đặc điểm Cá sụn Cá xương 1 Bộ xương làm bằng chất sụn Bộ xương làm bằng chất xương 2 Khe mang trần Nắp mang che khe mang 3 Da nhám Da phủ vảy xương, có chất nhầy 4 Miệng ở mặt bụng Miệng HĐ2: Chữa bài tập 2 tr 90: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch? GV: Gọi học sinh khá lên chữa bài tập HS: Các cơ quan Thằn lằn Ếch 1. Tim 3 ngăn, có vách ngăn hụt tâm thất (máu ít pha trộn hơn) 3 ngăn (máu pha trộn nhiều hơn) 2. Phổi Có cấu tạo phức tạp, có nhiều vách ngăn, có nhiều mao mạch bao quanh.( Cơ liên sườn tham gia vào hô hấp) Phổi đơn giản , ít vách ngăn. (Chủ yếu hô hấp bằng da) 3. Thận Thận sau, có khả năng hấp thu lại nước Thận giữa, bóng đái lớn HĐ3: Chữa bài tập 2 tr 98: So sánh những điếm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau: Các hệ cơ quan Chim bồ câu Thằn lằn Tuần hoàn Tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trộn Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt nên máu còn pha trộn Tiêu hóa Có sự biến đổi của ống tiêu hóa ( mỏ sừng, không có răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ(mề) Tôc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi với đời sống bay Hệ tiêu hóa đầy đủ bộ phận nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp Hô hấp Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ hút đẩy của hệ thống túi khí( thông khí của phổi) Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí. Sự thông khí ỏ phổi là nhờ sợ thay đổi thể tích khoang thân Bài tiết Thận sau ( số lượng cầu thận rất lớn) Thân sau (số lượng cầu thận khá lớn) Sinh sản Thụ tinh trong Đẻ và ấp trứng Thụ tinh trong Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc nhiệt độ môi trường. IV. Dặn dò: Về nhà làm hết các bài tập trong vở bài tập. Tìm hiểu bài: Xem băng hình đời sống và tập tính của thú. Tiết 54 Ngày soạn:20/03/20
File đính kèm:
- SINH 7 HKII.doc